Search
Friday 29 March 2024
  • :
  • :

Các Tôn Giáo Ở Lào

Pha That Luang (Điện Vàng), một điện thờ Phật giáo là biểu tượng quốc gia của Lào. Thuyết vạn vật hữu linh chi phối phần lớn những nhóm người Thái-Sino, như là Thái Dam và Thái Daeng, cũng như là những nhóm người Môn-Khmer và Burmo-Tibetan. Thậm chí trong vòng cư dân vùng đất thấp của Lào, nhiều niềm tin vật linh tiền Phật giáo đã được sát nhập vào tập tục Phật giáo Nguyên thủy. Công giáo và Tin lành chiếm khoảng 2% của dân số. Các nhóm tôn giáo thiểu số khác bao gồm những người theo niềm tin Bahai, Phật giáo Đại thừa và Khổng giáo. Một số rất nhỏ người dân không theo tôn giáo nào.

Mặc dù chính phủ cấm người ngoại quốc cải đạo, một số người nước ngoài làm việc trong các hoạt động kinh doanh tư nhân hay các tổ chức phi chính phủ (NGOs) vẫn âm thầm tham gia vào các hoạt động tôn giáo.

Phật giáo:

Điện Phật giáo tại Cung điện Hoàng gia ở Luang Prabang

Phật giáo Nguyên thủy là tôn giáo có tổ chức với ảnh hưởng mạnh mẽ rộng khắp nhất trên đất nước này, với gần 5000 đền chùa phục vụ cho các hoạt động tôn giáo cũng như là trung tâm đời sống cộng đồng ở nông thôn. Ở phần lớn bản làng của vùng đất thấp của Lào, truyền thống tín ngưỡng vẫn rất mạnh mẽ. Phần lớn các tín đồ Phật giáo dành một khoảng thời gian trong đời để sống như tăng ni trong đền, thậm chí chỉ một vài ngày. Có khoảng 22 000 tăng lữ trên toàn quốc, gần 9000 trong số họ đã đạt đến phẩm trật cao “tăng cao tuổi hạ”, để chỉ những năm tháng tu tập trong chùa. Bên cạnh đó, có khoảng 450 ni cô, phần lớn là phụ nữ cao tuổi góa chồng, sống trong các chùa trên khắp đất nước. Giáo hội Phật giáo nằm dưới sự lãnh đạo của Đức Đại lão Hòa Thượng sống ở Viên Chăn và giám sát hoạt động của văn phòng trung tâm giáo hội.

Phật tử Lào sống theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, dựa trên những lời dạy dỗ đầu tiên xa xưa của Đức Phật, được giữ gìn ở Sri Lanka sau khi Phật giáo Đại thừa tách ra ở thế kỉ 2 trước công nguyên. Phật giáo Nguyên thủy là một học thuyết có ảnh hưởng lớn đến các nước láng giềng như Myanma, Thái Lan và Campuchia.

Điện Phật giáo tại Cung điện Hoàng gia ở Luang PrabangĐối với Lào Loum, wat là một trong hai trung tâm của đời sống làng quê (nơi còn lại là trường học). Wat là một biểu tượng cho bản sắc làng quê cũng như là nơi tổ chức các nghi thức và lễ hội. Trước khi có các trường học, các trai làng sẽ được các thầy tu dạy dỗ những điều cơ bản ở wat. Gần như mọi bản làng ở vùng đất thấp đều có môt wat, và đôi khi đến hai. Tối thiểu nhất, một wat có tăng phòng làm nơi ở cho các thầy tu và sadi (người mới tu), Phật đường làm nơi đặt các tượng Phật, và được dùng để họp làng cũng như tụng kinh. Tùy thuộc vào của cải và đóng góp của dân làng, tòa nhà wat có thể đơn giản làm bằng tre và gỗ hoặc được xây bằng gạch và bê tông trang trí cầu kì với những bức tường đầy màu sắc và những mái ngói có hình dáng tạc theo đường cong của mãng xà, rắn thần hay rồng nước. Một hội đồng bao gồm các bô lão được kính trọng trong làng sẽ quản lí những vấn đề tài chính và hoạt động trong wat.

Các nghi lễ Phật giáo nói chung không đánh dấu sự kiện nào trong vòng đời con người, ngoại trừ cái chết. Đám tang có thể tổ chức khá cầu kỳ nếu gia đình có điều kiện kinh thế nhưng đơn giản hơn ở vùng nông thôn. Thi thể nằm trong quan tài ở nhà một vài ngày để các sư tăng tụng kinh và khách viếng thăm bày tỏ sự tôn trọng đối với gia đình và cùng ăn uống. Sau đó, thi thể được đặt vào quan tài mang đến nghĩa địa, hỏa táng với sự tham gia của các sư tăng. Tro được chôn tại một khu mộ nhỏ ở các khu đất của wat.

Mặc dù chính thức được sát nhập vào Phái Mahanikai của Phật giáo Thực hành sau năm 1975, giáo phái Thammayudh của Phật giáo vẫn còn một số tín đồ trong nước. Trụ trì và các sư tăng ở một vài ngôi chùa, chủ yếu ở Viên Chăn, được cho là tín đồ iáo phái Thammayadh – phái này nhấn mạnh vào sự thiền định và quy tắc.

Có bốn ngôi chùa Phật giáo thuộc phái Mahayana tại Viên Chăn, hai chùa phục vụ cộng đồng thiểu số Việt Nam và hai điện cho cộng đồng thiểu số Trung Quốc. Các sư tăng từ Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ đến thăm những ngôi chùa này được tự do tiến hành các nghi lễ và dạy dỗ các tín đồ.

Cơ đốc giáo:

Nhà thờ công giáo “Sacre Coeur” (xây năm 1928), Viên Chăn. Cơ đốc giáo là một tín ngưỡng thiểu số tại Lào. Có 3 Hội thánh được công nhận tại Lào: Hội thánh Phúc âm Lào, Hội thánh Cơ đốc Phục lâm và Nhà thờ Công giáo La Mã.

Có khoảng 45 000 thành viên thuộc Nhà thờ Công giáo Lã, rất nhiều trong số họ là người Việt Nam, tập trung ở các trung tâm đô thị lớn xung quanh khu vực sông Mekong ở miền trung và nam của đất nước. Nhà thờ Công giáo đã có mặt ở 5 tỉnh đông dân  nhất ở khu vực miền trung và nam. Người Công giáo được phép thờ phượng tự do. Các hoạt động của Nhà thờ Công giáo bị giới hạn hơn ở phía bắc. Tài sản của nhà thờ ở Luang Prabang bị tịch thu vào năm 1975 và không còn một nhà dòng nào ở thành phố đó nữa. Một trung tâm đào tạo Công giáo không chính thức ở Thakhek đã chuẩn bị một số ít linh mục để phục vụ cộng đồng Công giáo (20%)

Nhà thờ công giáo “ Sacre Coeur” ( xây năm 1928), Viên ChănKhoảng 400 hệ phái Tin Lành đã phục vụ ở khắp đất nước cho một cộng đồng đang phát triển nhanh trong thập kỉ vừa qua. Văn phòng Hội thánh ước tính số tín đồ Tin Lành lên đến 100 000. Nhiều tín đồ Tin Lành là thuộc nhóm người Mon-Khmer, đặc biệt người Khmu ở phía bắc và người Brou ở các tỉnh miền trung. Số lượng tín đồ Tin Lành cũng đã tăng nhanh ở cộng đồng người Hmong và người Yao. Ở thành thị, Tin Lành thu hút rất nhiều tín đồ ở vũng đất thấp của Lào.

Phần lớn các tín đồ Tin Lành tập trung ở vùng Viên Chăn tự trị, ở các tỉnh của Viên Chăn,Sayaboury, Luang Prabang, Xieng Khouang, Bolikhamsai, Savannakhet, Champassak, and Attapeu, cũng như Vành đai Đặc biệt Saisomboun, nhưng những hệ phái nhỏ hơn có mắt khắp đất nước. LFNC chính thức công nhận chỉ hai nhóm Tin Lành – Hội thánh Phúc âm Lào và Hội thánh Cơ đốc Phục lâm – và yêu cầu tất cả những nhóm Cơ đốc không thuộc Công Giáo phải hoạt động ở một trong hai tổ chức này. Tín đồ Cơ đốc Phục lâm có trên 1000 người ở khắp đất nước, với những hệ phái tại khu tự trị Viên Chăn cũng như tại các tỉnh Bokeo, Bolikhamsai, Champassak, Luang Prabang, và Xieng Khouang. Các giáo phái Cơ đốc có các tín hữu trong nước nhưng chưa được chính phủ công nhận bao gồm Hội thánh Giám lý, Nhân chứng Jehova, Hội thánh Đấng Christ, Hội thánh Đức Chúa Trời, Hội thánh Lutheran, Mặc Môn, và Hội thánh Báp-tít. Số thành viên chính thức chưa được công bố.

Tôn giáo khác:

Lào đã  từng là một phần của Đế quốc Khmer và có một vài đền thờ Hindu còn sót lại.

Những nhóm nhỏ người theo đạo Khổng và đạo Lão vẫn tiếp tục thực hành niềm tin ở các thành phố lớn hơn.

-Trịnh Quế-

Nguồn:

1)  Wikipedia




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.