Search
Thursday 25 April 2024
  • :
  • :

8 Lý Do Khiến Hầu Hết Các Hội Thánh Không Thể Đạt Mốc 200 Tín Đồ

Trong khi cả mạng xã hội lẫn truyền thông truyền thống chỉ chú tâm vào những Hội thánh lớn hay những Hội thánh nhiều điểm nhóm thì trên thực tế, hầu hết các Hội Thánh ở Bắc Mĩ đều khá nhỏ.

Một điểm nhóm có tên Barna có 89 tín đồ trưởng thành, đúng bằng số tín đồ trung bình của các Hội thánh Tin lành tại Mĩ. Khoảng 60% số Hội thánh có ít hơn 100 người trưởng thành nhóm lại. Chỉ 2% trong tổng số có hơn 1000 người trưởng thành tham gia.

church5-620x514

Xin hãy hiểu tôi, rằng chẳng có gì sai trái khi là một Hội thánh nhỏ bé cả. Tuy nhiên, tôi đã nói chuyện cùng nhiều lãnh đạo và biết rằng trong vòng họ, ai cũng muốn Hội thánh mình tăng trưởng cả.
Tôi hiểu vì đó chính là một sứ mệnh của Hội thánh. Ngày qua ngày, tôi đều muốn các Hội thánh cứu thêm người và hy vọng từng người họ ở lại trong Đấng Christ.

Vậy tại sao hầu hết những Hội thánh đều không thể đạt mốc 200 tín đồ?

Chẳng phải vì:

Niềm khao khát, vì hầu hết các lãnh đạo tôi biết đều muốn Hội thánh mình cứu thêm nhiều người.

Thiếu sự cầu nguyện, vì rất nhiều những lãnh đạo Hội thánh nhỏ cực kỳ trung tín trong sự cầu nguyện.

Tình yêu thương, vì nhiều thành viên trong Hội thánh nhỏ cũng yêu thương người khác nhiều như bất kì ai mà tôi biết.

Cơ sở vật chất, vì sự tăng trưởng có thể bắt đầu trong những nơi không ngờ đến.

Cứ cho là Hội thánh bạn đã có sứ mệnh, cơ sở thần học vững chãi và tấm lòng để cứu người đi.

Vậy bạn biết vì sao phần lớn Hội thánh không thể vượt quá con số 200 tín đồ không?

Bạn sẵn sàng chưa?

Hãy thử nghĩ xem

Việc quản lý một cửa hàng ở góc phố và điều hành cả một một siêu thị sẽ khác nhau một trời một vực đến thế nào.

Trong một cửa hàng ở góc phố, Bố và Mẹ bạn điều hành mọi thứ. Anh muốn nói chuyện với CEO à? Bà ấy đang xếp hàng trên giá kìa. Muốn gặp Giám đốc Kinh doanh không? Ông ấy đang ở quầy thu ngân đấy.

Hai Bố Mẹ làm đủ thứ việc, và họ sắp xếp công việc chỉ để kinh doanh nhỏ lẻ mà thôi. Nếu bạn chỉ là Bố Mẹ và không muốn mở rộng công việc của mình thì cũng tốt thôi.

Nhưng bạn không thể điều hành một siêu thị theo cách này được. Bạn phải có một cơ cấu khác. Bạn quản lí theo cách khác. Có giám đốc sản xuất và có người chuyên sắp xếp hàng hóa. Có quản lí gian hàng, quản lí vận chuyển, quản lí chung và nhiều, nhiều người hơn thế nữa.

Các Hội thánh cứ từ đó mà suy ra thôi.

Đây là 8 lý do mà nhiều Hội thánh muốn phát triển mà cứ mãi dậm chân tại chỗ:

1. Mục sư là người chăm sóc chính. Nói thật là bạn chỉ cần giải quyết vấn đề này thôi thì Hội thánh cũng có thể tăng trưởng vượt mức rồi. Khi người mục sư phải thăm viếng tất cả các người đau ốm, tổ chức mọi đám cưới, đám tang và gọi điện thăm hỏi mọi tín đồ thì còn đâu thời gian mà làm việc khác nữa. Kiểu Hội thánh này sẽ chẳng bao giờ nhân lên được. Nếu bạn làm tốt việc này thì Hội thánh sẽ tăng trưởng đến 200 người. Nhưng hãy nhớ, khi không thể cáng đáng mọi việc được nữa, hoặc bạn làm họ thất vọng, hoặc là bạn sẽ nổ tung. Việc này chỉ tạo ra những hy vọng hão huyền khiến nhiều người tổn thương mà thôi.

2. Lãnh đạo thiếu chiến lược. Nhiều Hội thánh ngày nay có sứ mệnh và khải tượng rõ ràng cho mình, nhưng phần lớn lại ít có kế hoạch chia sẻ và vận động tín đồ ủng hộ mình. Trong cơ cấu Hội thánh, sứ mệnh và khải tượng sẽ trả lời cho câu hỏi vì sao và cái gì. Chiến lược của bạn sẽ trả lời cho câu hỏi như thế nào. Câu hỏi đó mới là điều then chốt. Hãy dành thời gian lập chiến lược cho riêng mình. Hãy làm rõ xem bạn sẽ hoàn thành sứ mệnh của mình như thế nào và chớ ngừng nghỉ cho đến khi cả sứ mệnh, khải tượng và chiến lược ăn sâu vào tâm trí người lãnh đạo đến từng người phục vụ tình nguyện.

3. Người lãnh đạo thực sự lại không lãnh đạo. Trong mọi Hội thánh, có những người nắm cương vị lãnh đạo và có những người là lãnh đạo thực sự (có khi người này lại không có vị trí gì trong Hội thánh của bạn). Hãy ngừng sử dụng những người có cương vị nhưng không phát triển sứ mệnh, hãy trao quyền cho những người lãnh đạo thực sự. Hãy tìm những người có trách nhiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống và để họ cùng bạn lãnh đạo Hội thánh hướng tới tương lai. Nếu bạn thực sự có những người lãnh đạo như vậy, Hội thánh sẽ có nhiều đổi thay đáng kể.

4. Những người tình nguyện phục vụ không có tiếng nói. Chắc chắn rồi, những Hội thánh nhỏ không có đủ ngân sách để thuê nhân viên, nhưng bạn lại có nguồn nhân lực. Một khi đã xác định được người lãnh đạo thực sự, đã xác định được sứ mệnh, khải tượng và chiến lược rõ ràng, bạn cần có người để hoàn thành nó. Nếu cứ cố sức làm mọi việc thì rồi bạn sẽ nổ tung và rời vị trí của mình, hay đơn giản là lãnh đạo kém hiệu quả đi thôi. Hãy trao quyền cho những người tình nguyện phục vụ theo chiến lược đã định trước, bạn sẽ sớm thấy Hội thánh mình phát triển.

5. Phòng điều phối (ban điều hành) hoạt động riêng rẽ. Nếu lúc nào mua khăn giấy hay sơn lại văn phòng mà cũng cần phải xin phép thì Hội thánh bạn đang gặp phải vấn đề với phòng điều phối. Các ban điều hành làm việc riêng rẽ rất hay xảy ra tình trạnh này vì hầu hết mọi người đều vắng mặt. Bạn cần một ban điều hành (phòng điều phối) theo sát mệnh và khải tượng, trao thẩm quyền để họ hoàn thành công việc và từ từ lui ra.

6. Quá nhiều buổi nhóm. Trước đây, tôi lãnh đạo một Hội thánh có tối đa là 50 tín đồ. Chúng tôi có 16 người cao tuổi. Hội thánh nhóm lại tổng cộng khoảng 2 đến 3 tối trong tuần. Sao một Hội thánh nhỏ lại phải nhóm lại nhiều đến thế? Cuối cùng, tôi đã biến phần lớn những buổi nhóm này thành buổi trò chuyện về khải tượng và tái cơ cấu. Chúng tôi cũng giảm số lượng người cao tuổi xuống. Hiện tại, mặc dù Hội thánh của chúng tôi đã lớn hơn rất nhiều, chúng tôi chỉ nhóm lại một hoặc hai lần mỗi tuần (hầu như chỉ trong trong nhóm nhỏ). Nếu bạn chuẩn bị nhóm lại, hãy nhóm lại vì những mục tiêu trong tương lai. Hãy tự khiến mình được rảnh rang để bạn và đội của mình có thể hoàn thành một vài điều quan trọng.

7. Quá nhiều sự kiện và chương trình vô bổ. Cứ làm nhiều việc không đồng nghĩa với hoàn thành được chúng. Quá bận rộn cũng không nói lên rằng bạn đang làm việc hiệu quả. Nếu bạn để ý kỹ, những Hội thánh nhỏ thường chỉ hoàn thành được rất ít chương trình đã đề ra (Tôi đã từng ở đó, nên không phải tôi phán xét mà đang nói thành thật). Hãy ngưng chúng lại. Có khi mọi người sẽ phát điên lên. Nhưng hãy can đảm để cắt giảm cả những chương trình tốt. Cái tốt là kẻ thù của cái tốt nhất. Sau cùng, hãy đi ra và chỉ làm một số tốt nhất mà thôi.

8. Người mục sư có ước muốn làm hài lòng tất cả mọi người. Tôi biết nhiều mục sư lúc nào cũng muốn làm hài lòng người khác. Hãy đến gặp những người tư vấn. Hãy quỳ gối xuống. Làm bất cứ điều gì bạn cần để vượt qua nỗi sợ làm thất vọng người khác. Dũng cảm lãnh đạo cũng giống như dũng cảm làm cha mẹ vậy. Đừng làm thứ mà con bạn muốn bạn làm, hãy làm những điều tốt nhất cho chúng. Cuối cùng thì nhiều người trong số họ sẽ cảm ơn bạn. Những người còn lại thì sao? Thật lòng mà nói, chắc họ lại dời đến Hội thánh khác cũng chẳng có nhiều tín đồ lắm.

Tôi nhận ra rằng những chẩn đoán này nghe có vè hơi hà khắc, nhưng chúng ta đang gặp phải những vấn đề nghiêm trọng. Những vấn đề nghiêm trọng luôn cần những phương án giải quyết triệt để.
Bạn đã nghĩ ra điều gì có thể giúp Hội thánh của mình phá bỏ những rào cản về số lượng tín đồ chưa?

Carey Nieuhof là mục sư trưởng của Hội thánh Cộng đồng Connexus và tác giả của nhiều cuốn sách đang bán chạy. Carey nói cùng độc giả toàn thế giới về sự đổi mới, lãnh đạo và nuôi dạy con cái.

– Tác giả bài viết: Carey Nieuhof –
– Nguồn: Careynieuwhof.com –

                                                                                                              – Người dịch: Trịnh Quế –




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.