Search
Tuesday 23 April 2024
  • :
  • :

Giáo Sĩ Tột Cùng

Giáo Sĩ Tột Cùng

Giáo Sĩ Tột Cùng

PAKISTAN: SALEEMA VÀ RAHEELA

“Nếu bạn hứa vác thập tự giá của bạn, đó sẽ là một cuộc đời đầy những gai góc, núi non và những gian truân”, thiếu niên người Pakistan này nói với giọng kiên quyết là Saleema, một Cơ-Đốc nhân sống trong đất nước Pakistan dưới sự thống trị của Hồi giáo, đã chia sẻ đức tin của mình với người bạn học tên là Raheela, người về sau đã tiếp nhận Đấng Christ.”

Gia đình đang tức giận của Raheela kiện Saleema với tội “cải đạo cho một người Hồi giáo”, một lời tố cáo có thể đem lại án tử hình tại Pakistan. Saleema và vị mục sư của cô bị bắt giữ; cha mẹ cô bị cảnh sát thẩm vấn và đánh đập. Saleema bị đánh đập đang khi ở trong phòng giam của cảnh sát, nhưng cô không chịu chối bỏ đức tin của mình. Trong thực tế, khi ở tù, cô còn dịu dàng hát những bài thánh ca, hy vọng rằng sẽ đưa những người khác về với Đấng Christ. Raheela chạy trốn khỏi nhà, nhưng gia đình cô đuổi theo tìm cô. Khi họ cho cô cơ hội cuối cùng để bỏ đức tin và quay trở về với Mohammed, cô đã từ chối. Vì “tội” của cô, chính gia đình đã xử tử Raheela.

Saleema đã bị đưa ra tòa xét xử nhiều lần. Gia đình Raheela đổ tội cho cô vì cái chết của con gái họ. Cuối cùng, nhừng lời buộc tội này cũng bị xóa bỏ nhưng cuộc đời của Saleema sẽ không bao giờ như trước nữa. Cô bị buộc phải dời đến một nơi khác ở Pakistan vì sợ những người Hồi giáo cực đoan sẽ tìm giết cô. Thế nhưng những gai chông, núi non và những gian truân không làm phai mờ đức tin của cô. Trong thực tế, cô chuẩn bị làm giáo sĩ. Cô nói: “Dù núi có to lớn đến đâu, Chúa Giê-su cũng sẽ giúp chúng ta vượt qua!”

Các giáo sĩ thường được miêu tả như một lực lượng đặc biệt – một toán quân độc đáo trong đạo binh đức tin của Đức Chúa Trời để hành động thay cho chúng ta. Thực ra mỗi tín đồ đều được kêu gọi làm một giáo sĩ. Một số việc độc đáo nhất của Đức Chúa Trời có thể xảy ra quanh bàn ăn, lúc đang uống cà phê, trong nhà người lân cận sát bên nhà mình. Trọng tâm công tác truyền giáo của chúng ta vẫn y nguyên cho dù công tác truyền giáo có đưa ta đến đâu đi chăng nữa. Chúng ta buộc phải chia sẻ tình yêu của Đấng Christ. Đối với một số người, chia sẻ đức tin với những người bạn thân nhất của mình đã là một kì tích của bản thân mang tầm cỡ anh hùng. Đối với người khác, những bối cảnh văn hóa khác nhau sẽ hình thành cánh đồng truyền giáo của họ. Cách đo lường công tác truyền giáo của chúng ta không phải là điều quan trọng. Chính động cơ của chúng ta mới đáng kể. Bạn đã sẵn lòng đến cực điểm nào để chia sẻ Tin Lành của Đấng Christ.

Phi-lê-môn 6:Tôi cầu xin Ngài rằng đức tin đó, là đức tin chung cho chúng ta, được có hiệu nghiệm, khiến người ta biết ấy là vì Đấng Christ mà mọi điều lành được làm trong chúng ta.

-Nguồn: Trích sách “Tận Hiến Tột Cùng”-




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.