Search
Friday 29 March 2024
  • :
  • :

Ba Phương Pháp Tiếp Cận Mà Hội Thánh Cần Thay Đổi

Ba Phương Pháp Tiếp Cận Mà Hội Thánh Cần Thay Đổi

Để tiếp tục vận hành hiệu quả, các hội thánh cần thay đổi phương pháp tiếp cận của mình |Ed Stetzer

“Chúng tôi chưa làm vậy bao giờ” – từ lâu, đây là bảy từ cuối cùng mà một hội thánh đang hấp hối thốt ra trước khi qua đời. Mãi bám víu vào truyền thống xấu, thói quen xấu và chiến lược xấu sẽ dẫn đến hậu quả là hội thánh truyền giáo không kết quả, hoạt động đình trệ và cuối cùng là đóng cửa.

Làm sao để các hội thánh không bám víu vào các cơ cấu, chiến lược, truyền thống đã quá hạn cùng những điều tương tự? Làm sao để hội thánh luôn vươn đến cộng đồng một cách hiệu quả?

Về mặt phương pháp, để môn đồ hóa và vươn tới cộng đồng một cách hiệu quả hơn trong thực tế nền văn hóa hiện đại, các hội thánh cần cân nhắc thay đổi ba điều dưới đây.

Lan ra hơn là nhóm lại

Tại sao hội thánh không đẩy mạnh các hoạt động của mình (kể cả tổng lượng thời gian nhóm lại) tới các khu vực xung quanh? Nghe thì có vẻ ngược đời đấy, và tôi cũng không muốn hoàn toàn hạ thấp việc nhóm lại đông người – nhóm lại là đúng với Kinh thánh.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, sẽ hợp lý hơn nếu chúng ta nhóm lại ít đi và lan rộng thêm ra. Chúng ta đã không còn ở trong giai đoạn khi chỉ một lời mời “Xin hãy đến với chúng tôi!” sẽ mang người chưa tin đến với buổi nhóm. Các hội thánh cần thêm hơn tinh thần “Hãy đi ra!”

Để thành công trong điều này, các lãnh đạo cần trao quyền cho dân sự. Hãy để các thành viên trong hội thánh đi ra và trở thành chứng nhân trong đời sống thường ngày của họ – trở thành “hội thánh lan rộng.”

Trong một số trường hợp, có thể trao cho các nhóm nhỏ nhiều chức năng hơn, thậm chí để họ vận hành giống như một hội chúng nhỏ. Một số nhóm có thể là mầm mống để mở hội thánh mới trong tương lai.

Khi phân bổ trách nhiệm và quyền sở hữu, bạn có thể dễ dàng ảnh hưởng tới cộng đồng hơn.

Sử dụng “các lối đi”.

Chúng ta cần dùng cách tiếp cận đơn giản hơn và áp dụng thường xuyên hơn. Tôi gọi đó là “lối đi”. Chiến lược lối đi thể hiện khi hội thánh chuyển dân sự từ thói quen ngồi thành hàng đến ngồi thành vòng tròn. Việc tái sắp xếp đơn giản này là một hình thức chuyển tín đồ từ người tiếp nhận thành người tham dự. Ngồi thành hàng khiến mọi người tập trung vào một người duy nhất. Ngồi thành vòng tròn khiến mọi người tập trung vào nhau.

Những lối đi này chuyển dân sự từ chỗ thờ ơ đến chỗ hòa nhập vào các nhóm. Trong đó, họ sẽ khích lệ nhau bày tỏ tình yêu thương và làm các việc lành (Hê-bơ-rơ 10:24). Chúng ta cần giúp dân sự sống như là những tác nhân thúc đẩy sứ mệnh của Đức Chúa Trời.

Đôi khi bạn cần ngừng làm những điều tốt để làm những điều tốt nhất. Đó luôn là một sự kêu gọi khó, nhất là cho các hội thánh. Các hội thánh bám chặt vào lẽ thật Kinh thánh cần được khen ngợi, nhưng các hội thánh lẫn lộn giữa lẽ thật và phương pháp cần phải được sửa trị.

Có thể áp dụng xu hướng đó với các khía cạnh mục vụ đã không còn hoạt động hiệu quả nữa. Chúng ta cần những hệ thống và quy trình rõ ràng hơn để dẫn người ta từ chỗ thụ động đến chỗ chủ động tham gia vào sứ mệnh của Đức Chúa Trời và phục vụ lẫn nhau.

Phi chức sắc hóa (declergification) sự phục vụ

Với những hiểu biết thần học về hội thánh và sự phong chức, hãy thôi nhấn mạnh vào vai trò của các cấp bậc, chức vụ trong Hội thánh. Nghịch lý thay, nhiều hệ phái hội thánh đơn giản vốn không tập trung vào cấp bậc, nhưng lại hoạt động theo đúng cách như thế. Nhiều hội thánh có văn hóa lãnh đạo về căn bản là hệ thống cấp bậc tăng lữ, nghĩa là một người duy nhất có thẩm quyền giải nghĩa và giảng dạy Kinh thánh. Đối với họ, mục sư đóng vai trò giống như một thầy tế lễ trung gian để kết nối con người với Chúa.

Nếu là người Tin Lành, chắc hẳn bạn sẽ đồng ý rằng phân biệt chức sắc là điều không hay, dù cũng giống như tôi, bạn tin rằng mục sư là một chức vụ trong Kinh Thánh. Chắc bạn cũng đồng ý với Phong Trào Cải Chánh là phong trào nhấn mạnh vào mối quan hệ trực tiếp với Đức Chúa Trời và phản ánh sự dạy dỗ trong Kinh thánh rằng Chúa Giê-su là Đấng Trung Bảo giữa Đức Chúa Trời và con người. Tôi muốn thấy các hội thánh Tin Lành không còn phân biệt chức vụ này chức vụ kia, tại đó dân sự của Đức Chúa Trời cùng nhau làm chủ chức vụ, tại đó các mục sư phục vụ như những người trang bị cho các thánh đồ như Ê-phê-sô 4:11 – trang bị dân sự của Chúa cho công tác phục vụ và xây dựng thân thể Đấng Christ.

Trong môi trường mục vụ mới, các hội thánh cần lan rộng ra thêm, phát triển những lối đi hiệu quả hơn để khích lệ các thành viên tích cực, và tranh chiến với sự phân biệt đẳng cấp chức vụ qua việc trang bị cả thân thể Đấng Christ cho sự phục vụ.

– Nguồn: christianitytoday.com
– Tác giả bài viết: Ed Stetzer –

– Người dịch: Nguyễn Hằng –




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.