Search
Friday 29 March 2024
  • :
  • :

Mười Câu Hỏi Mấu Chốt Khi Chuẩn Bị Bài Giảng

Mười Câu Hỏi Mấu Chốt Khi Chuẩn Bị Bài Giảng

Có rất nhiều cách để chuẩn bị cho một bài giảng. Khi chuẩn bị một bài giảng về một phân đoạn trong Kinh thánh, tôi thấy rằng có mười câu hỏi mà mọi người giảng đạo phải trả lời. Không phải tất cả các câu trả lời sẽ xuất hiện trong bài giảng, tuy nhiên mỗi câu trả lời đều đóng một phần quan trọng trong việc xây dựng bài giảng.

Bốn câu hỏi đầu tiên tập trung vào Kinh thánh. Sáu câu hỏi sau tập trung vào cách để truyền tải thông điệp từ Kinh thánh đến với người nghe.

Bốn Câu Hỏi Về Đoạn Kinh Thánh

1. Đối với những người nghe lúc ban đầu, đoạn Kinh thánh này có ý nghĩa như thế nào? Một trong những sai lầm lớn nhất mà chúng ta mắc phải đó là tìm xem đoạn Kinh thánh có ý nghĩa thế nào đối với mình trước khi biết nó có ý nghĩa thế nào đối với những người nghe lúc ban đầu. Hãy tạm thời quên những người nghe giảng hiện tại đi. Bạn sẽ không thể tiếp tục nếu chưa trả lời câu hỏi này.

2. Nội dung chính của đoạn Kinh thánh này đối với người nghe lúc ban đầu là gì? Có rất nhiều thông điệp trong một phân đoạn Kinh thánh, nhưng chỉ có một thông điệp chủ đạo. Chúng ta chưa sẵn sàng để đi tiếp nếu bạn chưa hiểu thông điệp chủ đạo của phân đoạn là gì.

3. Phân đoạn Kinh thánh bày tỏ điều gì về Đức Chúa Trời? Có bày tỏ thuộc tính nào của Chúa không? Tác giả rút ra được điều gì từ những gì được bày tỏ về Chúa?

4. Phân đoạn Kinh thánh bày tỏ gì về con người? Đặc biệt, nó bày tỏ gì về những nhu cầu của con người? Phân đoạn bày tỏ như thế nào về những thất bại (tức tội lỗi) và tính hữu hạn (tức những điều bị hạn chế) của chúng ta.

Vì hay vội vàng tập trung ngay đến người nghe của mình nên tôi phải ép bản thân dành thời gian cho những câu hỏi này trước khi tôi sẵn sàng chuyển sang những bước tiếp theo.

Sáu Câu Hỏi Cho Việc Chia Sẻ Về Phân Đoạn Kinh Thánh

1. Cả phân đoạn Kinh thánh có ý nghĩa gì đối với người nghe mình giảng? Thông điệp chủ đạo cũng như những gì được bày tỏ về Chúa và về con người có liên hệ như thế nào trong điều kiện ngày nay?

2. Làm sao để mình trình bày thông điệp chủ đạo đó một cách thực tế và dễ nhớ? Làm thế nào mình có thể trình bày thông điệp chủ đạo của bài giảng để cho người khác nhớ được, và áp dụng được trong hoàn cảnh hiện nay? Làm sao để mình xây dựng bài giảng với một ý chính và nhiều ý bổ trợ (khi cần thiết), hơn là nhiều ý khác nhau?

3. Gợi ra những nhu cầu bằng cách nào? Bài giảng sẽ đề cập đến một nhu cầu nào đó. Nếu người nghe đã biết về những nhu cầu đó, làm thế nào để mình xoáy vào chúng? Nếu họ không biết về nhu cầu đó, làm sao mình có thể khiến họ ý thức được? Nên bày tỏ sự đồng cảm trong cách chúng ta đưa ra nhu cầu. Đó không phải là nhu cầu của họ mà là nhu cầu của chúng ta.

4. Phúc âm đáp ứng nhu cầu này như thế nào? Trong Chúa Giê-su có điều gì đáp ứng được nhu cầu này? Trong phân đoạn này, Ngài đã trở nên trẻ nên đẹp đẽ mà đáng ngưỡng vọng như thế nào?

5. Điều này sẽ như thế nào khi đặt vào bối cảnh hiện nay? Điều này liên hệ gì tới cách chúng ta yêu thích (khao khát), suy nghĩ (tâm trí), và sống (hành động)? Quan trọng là: đừng quá nhấn mạnh vào hành động mà bỏ qua khao khát cũng như tư tưởng.

6. Người nghe mình giảng sẽ có những điều gì không đồng tình? Làm thế nào để tôi trình bày tốt những ý kiến phản đối đó và trả lời chúng?

Những câu hỏi này cũng đòi hỏi chúng ta cần phải suy nghĩ. Tại thời điểm này, bạn thậm chí còn chưa bắt đầu viết ra bản nháp của bài giảng (nếu bạn có làm như vậy). Tuy nhiên, nếu trả lời những câu hỏi trên, chúng ta sẽ sẵn sàng đề chuẩn bị một bài giảng mạch lạc và dựa trên Kinh thánh.

– Tác giả bài viết: Darryl Dash là mục sư sáng lập Hội thánh Liberty Grace (Tạm dịch: Hội Thánh Ân Điển Tự Do) và nhà đồng sáng lập mục vụ Gospel for Life (Tin Lành Cho Đời Sống). Darry cũng phục vụ trong vai trò Giám đốc của Viện Advance Church Planting (Tạm dịch: Viện Mở Mang Hội Thánh)

– Nguồn: dashhouse.com

– Người dịch: Trịnh Quế –




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.