Search
Thursday 28 March 2024
  • :
  • :

Những Cái Lọ Bằng Đất Sét

Những Cái Lọ Bằng Đất Sét

Có được phép dùng lẽ thường khi chúng ta suy luận về việc sự sống chúng ta và vũ trụ này đã xuất hiện như thế nào? (lẽ thường và nguồn gốc sự sống con người/vũ trụ)

binh dat set (1)Những nhà khảo cổ học sẽ nói rằng một chiếc lọ bằng đất sét là bằng chứng vững chắc về nền văn minh đã từng tồn tại ở đó. Chẳng có ai lại tin rằng mặt đất, hay gió, hoặc là các hóa chất tập hợp lại một cách ngẫu nhiên để tạo nên chiếc lọ đất sét đó và cũng tình cờ vẽ nên họa tiết trên nó. Hiển nhiên là có ai đó đã làm ra nó. Nếu một lọ đất sét cho biết đây là sản phẩm của con người, thì chúng ta kết luận gì về một vật thể mà cấu trúc nó phức tạp hơn bội phần? Chẳng hạn như là con mắt người. Nó có thể phân biệt được giữa bảy triệu màu sắc. Nó nháy 100,000 lần mỗi ngày với tiêu điểm tự động. Và con mắt xử lý cùng lúc 1.5 triệu tin nhắn khác nhau.1

Có phải chúng ta tin rằng mặc dù một lọ bằng đất sét không tự hình thành từ phương cách tự nhiên, con mắt người chỉ xảy đến từ những nguyên tố trong không khí? Một số người thì nói rằng khoa học đòi hỏi một kết luận như vậy, bởi vì tin vào Thượng Đế thì không khoa học. Vậy thì có khác gì với việc tìm thấy cái lọ bằng đất sét và bắt đầu với giả định là chẳng có ai từng sống tại khu vực đó, vậy thì bây giờ các nhà khoa học phải tìm ra cách mà cái lọ đất sét tự phát triển từ những nguyên tố trong đất hoặc trong không khí.2

Chúng ta thừa biết rằng việc tạo ra một con mắt người mất rất nhiều thời gian. Việc này được giả định rằng cơ hội ngẫu nhiên như vậy ngốn một khoảng thời gian khổng lồ đề tạo thành một cách hoàn hảo một cái gì đó phức tạp như vậy.

binh dat set (2)Vì vậy, hãy thử nghiệm với bài toán này. Ví dụ có ai đó đưa cho bạn một cái túi nhựa chứa các bộ phận của một chiếc đồng hồ trong đó, và bạn biết chắc là tất cả các bộ phận như lò xo, đinh vít, đĩa vân vân đếu có đủ trong túi. Bạn sẽ sẵn sàng lắc chiếc túi đó đến bao lâu để hy vọng rằng những bộ phận đồng hồ sẽ lắp ráp vào nhau và các đinh vít sẽ lần lượt tìm từng lổ và vặn khớp vào nhau? Có khả năng là điều này có thể xảy ra. Hãy hình dung bạn đang lắc chiếc túi nhựa đó. Có lẽ bạn sẽ không lắc nó hơn 30 giây đâu. Tại sao? Bởi vì lẽ thường hay lý trí nói cho bạn biết là cho dù bạn lắc chiếc túi bao lâu đi chăng nữa thì những bộ phận của chiếc đồng hồ sẽ chẳng thể nào khớp lại thành một chiếc đồng hồ hoàn chỉnh. Không có ý nghĩa gì cho dù bạn lắc chiếc túi một phút hay hàng ngàn năm.

Không lẽ chỉ vì ai đó lý luận rằng “có lẽ, một ngày nào đó, một cách nào đó, tình cờ ngẫu nhiên”…mà kiểu lập luận như vậy thay thế lẽ thường (common sense)? Như trong câu chuyện Bộ Quần Áo Mới Của Hoàng Đế, nên chăng có ai đó trong đám đông cất tiếng lên như thế này, “Đúng rồi, nhưng cuộc sống phức tạp nảy sinh từ không có đời sống đơn giản chỉ là một cơ may bên ngoài, không hợp lý hơn sao khi đi tìm một lời giải thích khác?”

Hay là đề cập đến khả năng của sự sống trên trái đất này? Có lẽ bạn nhận biết về những điều kiện hoàn hảo mà thật thiết yếu cho chúng ta tồn tại trên trái đất này? Khoảng cách lý tưởng từ mặt trời, sự phối hợp hoàn chỉnh của các loại khí trong bầu không khí, độ nghiêng và vòng xoay luân phiên của quả địa cầu, lực hút hợp lý, sự hiện diện của nước, và danh sách còn dài nữa.

Nhà vật lý học thiên thể George Smoot giải thích rằng mức độ tối ưu mà yêu cầu cho sự sống tồn tại trên trái đất (nếu một ai đó muốn xây dựng ra) tương tự như bắn một mũi tên lên hành tinh Sao Diêm Vương (xa mặt trời nhất, cách trái đất 6 tỉ và 400 triệu km) và thấy mũi tên đó trúng mục tiêu trong vòng khoảng 90m.3

Bạn có thích cược không? Bạn có muốn chọn cược không khi tỉ lệ cược là 5:1 (bạn ở chiếu dưới, thua 1 ăn 5)? Hay tỉ lệ cược là 6000:1? Nếu bạn dám cược là vũ trụ này phát triển tự nó và chẳng có ai tạo nên nó, thì tỉ lệ cược trên việc vũ trụ chúng ta tự hình thành là 10124:1.

Một lần nữa, chỉ tại vì có một cơ may mênh mông xa xôi rằng tất cả những điều kiện hội đủ cho trái đất hình thành một cách tình cờ xảy ra đi chăng nữa, thì tại sao một người hiểu biết lại có thể kết luận là nó thật sự hình thành theo cách như vậy? Nếu tỉ lệ bay đến đích thành công của một chuyến bay là 10124:1, ai dám bước lên chiếc máy bay đó không? Chúng ta rất thực tế trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Chúng ta nhìn vào những cái lọ bằng đất sét, những chiếc đồng hồ và sẵn sàng nói quả quyết rằng chúng được làm ra bởi ai đó, mặc dù chúng ta không trực tiếp thấy những người thợ này. Vậy sao ta không dùng logic này khi nói về con người và vũ trụ này?

Không phải tính phức tạp của cơ thể người và vũ trụ này cho bạn lý do để nói rằng: “Mặc dù tôi không nhìn thấy Thượng Đế, nhưng có ý nghĩa và hợp lý hơn hết khi kết luận là Thượng Đế (Đức Chúa Trời) hiện hữu”.

Nguồn: everyvietstudent.com

Để có những bài viết với những thuật ngữ đơn giản bởi một nhà sinh hóa học, với đề tài ‘liệu sự sống có thể được sinh ra từ môi trường tự nhiên của nó không’, xin xem trang web này : http://www.answersingenesis.org/home/Area/isd/marcus.asp

(1) Hugh Davson, Physiology of the Eye (Sinh lý học mắt), 5th ed (New York: McGraw Hill, 1991).
(2) Khái niệm và bài viết siêu liên kết mà chúng tôi giới thiệu sau là của Tiến sỹ Dr. John P. Marcus. Ông đã nhận bằng tiến sỹ sinh hóa học từ Đại học Michigan và là nhân viên nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Kết Hợp về Bệnh Lý Cây Nhiệt Đới, Đại học Queensland, Australia. Ông hiện đang nghiên cứu các protein chống nấm mới, các gien tương ứng của chúng, và áp dụng trong kỹ thuật di truyền cây lương thực để chống bệnh tật.
(3) Fred Herren, Show Me God (Cho tôi thấy Chúa), 3rd ed. (Wheeling, IL: Day Star, 1997), 213.




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.