Search
Friday 19 April 2024
  • :
  • :

Những Người Lãnh Đạo Hội Thánh Thành Công Không Xem Lời Khuyên của Mọi Người Là Ngang Nhau

Những nhà lãnh đạo thành công luôn tìm kiếm lời khuyên và sự chỉ dẫn khôn ngoan.
Trong những Hội Thánh Nhỏ, một cám dỗ lớn với nhiều mục sư là xem lời khuyên của mọi người có giá trị ngang nhau.

Chúng ta thường nói: nghe lời tất cả mọi người là cách công bằng duy nhất để làm việc. Một số Hội Thánh Nhỏ thậm chí còn yêu cầu hội chúng bỏ phiếu trong hầu hết mọi quyết định.
Đối với tôi, thật khó để tưởng tượng nổi một chính sách nào kìm nén tính lành mạnh và hiệu quả của Hội thánh lâu dài bằng việc theo đuổi sự công bằng một cách sai lệch. Bạn phải khước từ nó nếu muốn lãnh đạo hiệu quả.

Đúng là mọi người có giá trị ngang nhau trong mắt Chúa và cũng nên như vậy cả trong mắt chúng ta nữa. Nhưng liên quan đến việc ai sẽ là người có ảnh hưởng trong việc cách thức vận hành Hội thánh thì không phải ý kiến của ai cũng có giá trị như nhau.

Trong hơn 30 năm phục vụ của mình, tôi đã nhận ra 3 tuýp người có ý kiến đáng giá hơn trong cách tổ chức các sự kiện và chương trình của Hội thánh. Tôi tin quyết những điều này đến nỗi lớp học cho các thành viên mới nào tôi cũng dạy về chúng. Khi tôi không coi ý kiến của ai cũng như ai, những lời phàn nàn sau này sẽ ngớt đi.

Những điều này có thể không phải những tiêu chuẩn tốt nhất cho bạn, cho phong cách lãnh đạo và Hội thánh bạn. Nó chỉ có hiệu quả đối với tôi thôi.

Nhưng ngay cả khi bạn không dùng danh sách này, tôi cũng khích lệ bạn tự làm cho mình một danh sách riêng. Hãy định trước tiếng nói của người nào sẽ đáng giá nhất, bằng không thứ tiếng to nhất sẽ thắng cuộc còn tất cả mục vụ của bạn sẽ hoàn toàn bị thụ động thay vì chủ động.

1. Những tín đồ trưởng thành

Ngồi ghế nhà thờ trong hai hoặc ba mươi năm không tự động biến ai đó thành một tín đồ trưởng thành, họ chỉ là tín đồ lâu năm mà thôi.

Vâng, tôi nên và thực sự đã tôn trọng những người đã ở đó một thời gian. Nhưng ai đó có đức tin tăng trưởng mạnh mẽ trong ba năm còn đáng tin với tôi hơn là ai đó không làm gì, chỉ xuất hiện hết chủ nhật này đến chủ nhất khác trong 30 năm.

May mắn thay, những người đó không phải là lựa chọn duy nhất của tôi. Còn có cả những thánh đồ đã và đang phục vụ Chúa Giê-su và Hội thánh của Ngài, trong hàng chục năm mà vẫn tăng trưởng mỗi ngày trong đức tin. Với tôi, họ là những người ảnh hưởng nhất. Nhưng sự ưu tiên dành cho sự tăng trưởng thuộc linh của họ là trước nhất, sau đó mới đến số năm họ ở trong Hội thánh.

2. Những người liên quan đến mục vụ

Tôi nói với những thành viên mới một quy tắc hết sức đơn giản. Anh muốn trở thành lãnh đạo không? Hãy bắt đầu bằng việc là một tín đồ. Một nhân sự. Một tình nguyện viên. Một tôi tớ Chúa. Hãy tham gia vào việc gì đó. Nếu anh cần sự giúp đỡ để bắt đầu, tôi có danh sách đây.

Với tôi thì dường như những người trong đội thờ phượng sẽ có ảnh hương lớn hơn những tình nguyện viên trong phòng thiếu nhi trong việc mua phần mềm thờ phượng mới.

Cũng thế, những tình nguyện viên trong phòng thiếu nhi được cân nhắc nghiêm túc về màu sơn của bức tường phòng đó hơn là người còn không tìm được phòng thiếu nhi trong bản đồ về tòa nhà hội thánh.

3. Những người bị ảnh hưởng bởi mục vụ

Chúng tôi đã không khảo sát những thành viên trong Hội thánh về thiết kế của trang web và biểu tượng của Hội thánh hay về những chính sách cho việc lễ tân. Nhưng chúng tôi thăm dò ý kiến của những vị khách đầu tiên hay thậm chí những người chưa từng đến Hội thánh lần nào cả.

Tại sao vậy? Vì lẽ trang web, biểu tượng và những người lễ tân có tác động mạnh mẽ đến ấn tượng đầu tiên của người ta về Hội thánh. Những người đã ở hội thánh trong nhiều năm sẽ không bỏ đi chỉ vì họ không thích thiết kế trang web của Hội thánh. Nếu bỏ qua được điều gì đó nhỏ nhăt thì họ cũng sẽ bỏ qua thôi.

Một ví dụ khác nữa, chúng tôi rất chú ý đến ý kiến của cha mẹ của con trẻ trong mục vụ thiếu nhi, kể cả những người không tình nguyện (tuy những cha mẹ là tình nguyện nữa thậm chí được chú ý hơn), vì họ bị ảnh hưởng bởi mục vụ chúng tôi thực hiện với con họ.
Hay lấy tòa nhà Hội thánh làm ví dụ. Trong việc nâng cấp gần đây, chúng tôi thêm nhiều dốc nghiêng hơn là ADA (Đạo Luật Người Khuyết Tật Mỹ) yêu cầu. Tại sao? Bởi vì những người trong Hội thánh sử dụng nạng và xe lăn đã chỉ ra cho chúng tôi nhu cầu đó. Họ là những người bị ảnh hưởng, vì vậy họ có tiếng nói hơn.

Chỉ thăm dò ý kiến của những người bị ảnh hưởng bởi mục vụ mới là hợp lý. Đó là cách duy nhất để biết bạn có thực sự có ảnh hưởng như mình hy vọng hay không.

Ai không nằm trong danh sách ưu tiên?

Bạn có thể chú ý đến một vài đối tượng không nằm trong danh sách của tôi. Đây là một vài trong số đó và lý do họ không giảm đi.

• Người Luôn Thiếu Thốn

Người túng thiếu là một vấn đề lớn với chúng ta. Nhưng điều đó không khiến ý kiến về việc vận hành Hội thánh của họ được ưu tiên hơn.

Khi mới bước vào mục vụ, tôi dành quá nhiều thời gian đáp ứng cho mọi người thiếu thốn (kể cả là thật hay do tưởng tượng ra) và cho phép những người đó vắt kiệt mình.

Tôi tin điều này qua ít nhất một số điều Chúa Giê-su nhắc đến khi nói với các môn đồ “Người nghèo ở với các con luôn”. Điều này không có nghĩa là phớt lờ những người đang thiếu thốn. Nó chỉ nhắc ta rằng một số nhu cầu không bao giờ biến mất dưới bầu trời này thôi. Vì vậy, chúng ta buộc phải ưu tiên cho việc mình sẽ đáp ứng những nhu cầu đó sao cho đúng. Thêm nữa, phải ưu tiên sự thờ phượng như Chúa Giê-su từng dạy.

• Những Người Luôn Than Vãn

Âm lượng và sự lặp lại của một lời phàn nàn không khiến ý kiến đó đáng tin hơn. Trên thực tế, nếu ta nhượng bộ những người than vãn, bạn sẽ dạy họ cách than vãn.

• Người có chức danh và địa vị

Những người có chức danh hay địa vị thực sự có ảnh hưởng đáng kể trong Hội thánh tôi. Nhưng tôi không đánh giá ý kiến của họ cao hơn chỉ vì họ có chức danh. Họ có được chức danh đó vì ý kiến của họ đã được đánh giá cao rồi.

Trong Hội thánh chúng tôi, người ta không có được địa vị do chính trị hay mức độ thâm niên. Họ có vị trí thẩm quyền vì họ đáp ứng được nguyên tắc thứ nhất và thứ hai trong danh sách trên – những người trưởng thành, liên quan tới sự lãnh đạo.

Nếu bạn đang đối phó với những người tin rằng ý kiến của mình quan trọng do có chức danh, bạn có thể phải thích ứng và xoay sở với một số tình huống khó xử. Gần đây, hiều mục sư kế thừa những Hội thánh rối ren thường phải chật vật tranh đấu trong đấu trường này.

Hãy tổ chức những buổi gặp bạn phải tổ chức. Hãy lắng nghe những người bạn phải lắng nghe. Sau đó, hãy tìm những chỉ dẫn khôn ngoan để giúp bạn bắt tay vào thay đổi bầu không khí cả Hội thánh và mô hình lãnh đạo của nó.

Chức phận và sự khôn ngoan không luôn đi cùng nhau đâu.

Khôn ngoan + Chịu đựng = Thành công

Tìm kiến sự chỉ dẫn không ngoan là một nhiệm vụ theo kinh thánh. Nhưng từ khóa của nó chính là “khôn ngoan”…

Những người lãnh đạo thành công sẽ học được (đôi khi rất khó khăn, giống như tôi) rằng mình cần học hỏi ai, đầu tư vào ai và phớt lờ ai. Vâng, hãy phớt lờ. Đừng phớt lờ con người họ, nhưng làm vậy với sự phàn nàn không ngớt của họ.

Hơn 20 năm trước, không lâu sau khi tôi đến Hội thánh, một trong những tín đồ trưởng thành thực sự trong Hội thánh kéo tôi ra một chỗ và nài xin tôi: “Mục sư à, tôi biết, đây không phải là một Hội thánh dễ lãnh đạo. Nhưng hãy ở đây thật lâu để người đến Hội thánh sau ông sẽ vượt số người ở đây trước ông. Hãy thành lập đội ngũ của mình. Sẽ mất thời gian đấy, nhưng nếu ông làm việc lâu dài với họ, ông có thể lãnh đạo tốt của Hội thánh này trong thời gian dài.”

Anh ta đã đúng.

Tôi mất một thời gian dài. Không luôn luôn dễ dàng. Nhưng sự thay đổi đã đến.

Và thật đáng để làm như vậy.

Tác giả:

– Nguyễn Hằng dịch từ newsmallchurch.com –

Nguồn: newsmallchurch.com




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.