Vào tháng 6/2013, Trung tâm Nghiên Cứu Cơ Đốc Toàn cầu – có trụ sở tại Chủng viện Gordon Conwell – đã đưa ra bản báo cáo tuyệt vời về Cơ Đốc giáo trong bối cảnh toàn cầu.
Dưới đây là 20 nước có tốc độ tăng trưởng Cơ Đốc giáo hằng năm cao nhất, kèm theo số năm mà Cơ Đốc giáo tại đó tăng lên gấp đôi. Những con số sẽ nói lên những điều đáng ngạc nhiên và vô cùng thú vị.
Có thể thấy, 19 trong tổng số 20 quốc gia này nằm ở Châu Á và Châu Phi, trong số đó có 11 nước có tôn giáo chính là Hồi giáo. Một điều đáng chú ý là trong danh sách không có bất cứ một nước nào thuộc Châu Âu, Bắc Mỹ hoặc Mỹ La-tinh. Nam Sudan – quốc gia non trẻ nhất trên thế giới, tách khỏi quốc gia Hồi giáo Bắc Sudan vào tháng 07/2011 – cũng là một trong các quốc gia có Cơ Đốc giáo phát triển nhanh nhất. Các nhóm phi Cơ Đốc giáo như Ấn Độ giáo, Phi tôn giáo, Phật giáo, Hồi giáo lại là các nhóm chứng kiến tốc độ tăng trưởng Cơ Đốc giáo nhanh nhất. Các quốc gia kể trên tập trung chủ yếu ở 3 khu vực: Đông Á, Tây Phi và Bán đảo Ả Rập.
Châu Á – Lục địa dẫn dầu
Ở Châu Á, yếu tố tăng trưởng chủ yếu là tăng trưởng do cải đạo. Trung Quốc, Nepal, Cam-pu-chia và Mông Cổ có tỉ lệ người bản xứ cải đạo rất cao. Phần đa những người tin Chúa xuất thân từ các gia đình phi tôn giáo, Phật giáo hoặc Ấn Độ giáo . Tỉ lệ cải đạo cao hơn tỉ lệ tăng dân số từ hai đến tám lầm (như ở Trung Quốc). Hiện tại, Trung Quốc là quốc gia có số lượng Cơ Đốc nhân lớn thứ ba thế giới, sau Mỹ và Brazil. Nếu sự tăng trưởng này tiếp tục tiếp diễn, đến năm 2030, Trung Quốc có thể trở thảnh quốc gia có số lượng Cơ Đốc nhân nhiều nhất.
Tình hình Các quốc gia Hồi giáo ở bán đảo Ả Rập
Khối Tây Phi nói tiếng Pháp
Yếu tố tăng trưởng chủ yếu ở Tây Phi là tăng trưởng sinh học, mặc dù tăng trưởng do cải đạo cũng đáng chú ý không kém. Tình hình xã hội khá ổn định và quyền tự do tôn giáo kể từ những năm 60 của thế kỷ trước đã cho phép các hội thánh và tổ chức truyền giáo làm công tác môn đồ hóa tại đây.
Georgia: Vượt lên sự suy giảm dân số.
Georgia là quốc gia có mức tăng trưởng dân số ở mức âm nhưng lại là quốc gia có tỉ lệ cải đạo nhiều nhất trong top 20. Thú vị ở chỗ, dân số suy giảm 0.29% nhưng tốc độ tăng trưởng của Cơ Đốc giáo lại tăng lên 0.29%.
Kết luận: Các yếu tố tăng trưởng có thể khác nhau
Khảo sát ngắn này cho thấy các nhân tố tăng trưởng chính khá khác nhau. Ở châu Á, nhân tố chính là cải đạo. Tại Bán đảo Ả-rập, nhân tố chính là do nhập cư. Ở Tây Phi, nhân tố chính là “tự nhiên” hoặc sự phát triển sinh học, tuy cải đạo cũng là một nhân tố đáng chú ý. Những ví dụ này chứng minh rằng chúng ta cần phải tìm ra những nhân tố tác động tới sự tăng trưởng (hoặc sụt giảm) số lượng Cơ Đốc nhân trong mọi bối cảnh.
– Nguồn: discipleallnations.wordpress.com –
– Lược dịch: Hằng Moon –