Làm thế nào chúng ta biết Kinh Thánh chúng ta đang có ngày hôm nay là đáng tin cậy?
Kinh Thánh công bố mình là sự truyền thông duy nhất của Đức Chúa Trời cho nhân loại. Hàng tỉ người nam, nữ trên thế giới đã đặt nền tảng đời sống mình trên sứ điệp của nó. Hàng triệu người đã chết cho nó.
Một người thông minh có thể tin vào Kinh Thánh?
Vâng. Kinh Thánh không phải là một cuốn sách truyền thuyết. Không giống như những cuốn sách tâm linh khác, nó không đòi hỏi một đức tin mù quáng. Có nhiều loại bằng chứng ủng hộ sự chính xác về lịch sử của Kinh Thánh cũng như sự công bố của nó về uy quyền thiên thượng.
• Lịch sử cổ đại ủng hộ sự chính xác về mặt lịch sử của Kinh Thánh.
• Các sách Phúc Âm cung cấp nhiều bản ghi chép đáng tin cậy về cuộc đời của Chúa Giê-su.
• Khảo cổ học ủng hộ các bản văn Kinh Thánh.
• Sự nghiên cứu nguyên bản khẳng định các sách của Kinh Thánh không thay đổi từ khi được viết ra lần đầu tiên.
Lịch sử cổ đại phù hợp với Kinh Thánh?
Nếu Kinh Thánh là sứ điệp của Đức Chúa Trời cho chúng ta thì chúng ta nên hy vọng sự tường thuật về mặt lịch sử là chính xác. Thật vậy!
Ví dụ, Kinh Thánh ghi rằng Chúa Giê-su, người Nazareth đã làm nhiều phép lạ, đã bị xử tử bởi người La mã, và đã sống lại từ sự chết. Nhiều nhà sử học cổ đại chứng thực bản Kinh Thánh về cuộc đời của Chúa Giê-su và những người theo Ngài:
Cornelius Tacitus (A.D. 55-120), một sử gia của thế kỷ thứ nhất người La mã, được xem là một trong những sử gia chính xác nhất của thế giới cổ đại.1 Một phần trích dẫn từ Tacitus nói rằng hoàng đế La mã Nero “đã giáng đòn tra tấn tàn khốc trên một tầng lớp được gọi là “Cơ đốc nhân”… Christus [Đấng Christ], từ con người này mà có tên gọi, đã chịu đau khổ cực hình trong thời gian trị vì của Tiberius, do bàn tay của một trong những người đại diện chúng ta, Pontius Pilatus…”2
Flavius Josephus, Một sử gia người Do thái (A.D. 38-100+), viết về Chúa Giê-su trong cuốn sách “Phong tục cổ xưa Do thái” của mình. Flavius viết, “chúng ta biết rằng Chúa Giê-su là một người khôn ngoan, người đã làm những điều kỳ diệu, đã dạy dỗ nhiều điều, đã chinh phục nhiều người theo mình trong những người Do thái và Hy lạp, được người ta tin là Đấng Mêsi, bị tố cáo bởi những người lãnh đạo Do thái, bị hình phạt xử tử bởi Pilate, và được coi như là đã sống lại.”3
Suetonius, Pliny người trẻ tuổi, và Thallus cũng viết về sự thờ phượng của các Cơ đốc nhân, sự bắt bớ phù hợp với những bản văn Tân ước.
Ngay cả sách Tamud của người Do thái, không xu hướng về Chúa Giê-su, đồng tình với những biến cố chính trong đời sống của Chúa Giê-su. Sách Tamud viết, “chúng ta biết rằng Chúa Giê-su được sinh ra ngoài giá thú, nhóm họp các môn đồ, công bố những lời phạm thượng về mình, và làm những phép lạ, nhưng những phép lạ này được cho là do ma quỉ, không phải đến từ Đức Chúa Trời.”4
Đây là thông tin đáng chú ý vì rằng phần lớn các nhà sử học cổ đại tập trung vào các lãnh đạo chính trị và quân đội, không phải trên các thầy Rabi trong các tỉnh xa xôi của đế quốc La mã. Tuy nhiên các sử gia cổ xưa (người Do thái, Hy lạp, La mã) khẳng định những biến cố chính mà được trinh bày trong Tân ước, mặc dù họ không phải là những người tin theo.
Các bản văn phúc âm về Chúa Giê-su đáng tin cậy?
Các nhà sử học ngoại đạo ghi lại những sự kiện chung về đời sống Chúa Giê-su, nhưng những cộng sự gần gũi với Ngài đã ghi lại những chi tiết dựa trên sự trực tiếp chứng kiến tận mắt. Chúng được gọi là bốn sách phúc âm, bốn sách đầu tiên trong Tân ước.
Làm thế nào chúng ta có thể biết chắc tiểu sử của Chúa Giê-su là chính xác?
Khi các sử gia muốn xác định một tiểu sử có đáng tin cậy hay không, họ hỏi, “Có bao nhiêu nguồn khác ghi lại cùng những chi tiết về con người này? Đây là cách công việc được thực hiện. Hãy tưởng tượng bạn đang thu thập tiểu sử của Tổng thống John F. Kennedy. Bạn tìm thấy nhiều sự mô tả về gia đình của ông, về nhiệm kỳ tổng thống của ông, việc giải quyết của ông về khủng hoảng tên lửa Cuba, và hầu hết những tiểu sử báo cáo những sự kiện tương tự.
Nhưng điều gì xảy ra nếu bạn tìm thấy một báo cáo nói ông JFK sống mười năm tại Nam Phi và làm thầy hiến tế, một báo cáo khác nói ông sống tại Mỹ trong cùng một thời gian. Một nhà sử học thận trọng chỉ chọn những bản văn phù hợp với những cái khác.
Liên hệ đến Chúa Giê-su ở Nazareth, liệu chúng ta có thể tìm thấy nhiều bản văn tiểu sử báo cáo những sự kiện tương tự về đời sống của Ngài? Vâng, có. Trong khi chúng không chứa đựng tất cả những thông tin giống nhau, bốn sách phúc âm chủ yếu kể lại cùng một câu chuyện:
Ma-thi-ơ | Mác | Lu-ca | Giăng | |
Giê-su được sinh ra bởi nữ đồng trinh | 1:18-25 | – | 1:27, 34 | – |
Ngài được sinh ra tại Bế-lê-hem | 2:1 | – | 2:4 | – |
Ngài sống tại Nazareth | 2:23 | 1:9, 24 | 2:51, 4:16 | 1:45, 46 |
Giê-su được làm phép báp-tem bởi Giăng Baptist | 3:1-15 | 1:4-9 | 3:1-22 | – |
Ngài làm nhiều phép lạ chữa lành | 4:24, etc. | 1:34, etc. | 4:40, etc. | 9:7 |
Ngài đi bộ trên mặt nước | 14:25 | 6:48 | – | 6:19 |
Ngài nuôi năm ngàn người ăn với năm ổ bánh và hai con cá. |
14:7 | 6:38 | 9:13 | 6:9 |
Giê-su dạy dỗ dân chúng | 5:1 | 4:25, 7:28 | 9:11 | 18:20 |
Ngài dành thời gian với những người bị xã hội ruồng bỏ | 9:10, 21:31 | 2:15, 16 | 5:29, 7:29 | 8:3 |
Ngài tranh luận với những nhà lãnh đạo tôn giáo | 15:7 | 7:6 | 12:56 | 8:1-58 |
Những lãnh đạo tôn giáo lập mưu giết Ngài | 12:14 | 3:6 | 19:47 | 11:45-57 |
Họ giao nộp Chúa Giê-su cho người La mã | 27:1, 2 | 15:1 | 23:1 | 18:28 |
Ngài bị đánh đập | 27:26 | 15:15 | – | 19:1 |
Ngài bị đóng đinh | 27:26-50 | 15:22-37 | 23:33-46 | 19:16-30 |
Ngài được chôn trong một ngôi mộ | 27:57-61 | 15:43-47 | 23:50-55 | 19:38-42 |
Chúa Giê-su sống lại từ trong sự chết và hiện ra với những người theo Ngài |
28:1-20 | 16:1-20 | 24:1-53 | 20:1-31 |
Hai sách phúc âm được viết ra bởi sứ đồ Ma-thi-ơ và Giăng, là những người biết Chúa Giê-su cách cá nhân và đi với Ngài hơn ba năm. Hai sách còn lại được viết ra bởi Mác và Lu-ca, là những cộng sự gần gũi của các sứ đồ. Những tác giả này có liên hệ trực tiếp đến những sự kiện họ đang ghi lại. Hội thánh đầu tiên chấp nhận bốn sách phúc âm bởi vì họ đồng ý với những điều được biết cách phổ biến về đời sống Chúa Giê-su.
Tác giả của mỗi trong bốn sách phúc âm làm một bản tường thuật rất chi tiết. Như bạn mong đợi từ nhiều bản tiểu sử về một con người thật, có sự khác nhau trong phong cách nhưng thống nhất trong những sự kiện. Chúng ta biết những tác giả không chỉ đơn giản sắp xếp những sự kiện lại với nhau, bởi vì các sách phúc âm đưa ra những tên địa lý cụ thể và những chi tiết văn hóa mà đã được xác nhận bởi các sử gia và các nhà khảo cổ.
Những lời của Chúa Giê-su được ghi lại bỏ sót nhiều chủ đề mà hội thánh đầu tiên muốn được nói đến. Điều đó chỉ ra rằng những nhà ghi tiểu sử là chân thật, không đặt lời vào miệng của Chúa Giê-su để phù hợp với lợi ích riêng của họ.
Một ví dụ về điều được trình bày trong cách sách phúc âm:
Các sách Tin lành được trình bày như là một sự thật,”thế nào điều này đã xảy ra.” Ngay cả những báo cáo về việc Chúa Giê-su làm những phép lạ được viết ra không theo cảm xúc hay huyền bí. Một ví dụ tiêu biểu được ghi lại trong Luca, chương 8, nơi Chúa Giê-su khiến một bé gái sống lại từ sự chết. Hãy chú ý những chi tiết và sự rõ ràng trong bài viết:
Có người cai nhà hội tên là Giai-ru đến sấp mình xuống nơi chân Đức Chúa Giê-su, xin Ngài vào nhà mình. Vì người có con gái một mười hai tuổi gần chết.
Khi Đức Chúa Giê-su đương đi, dân chúng lấn ép Ngài tứ phía. Bấy giờ, có một người đàn bà đau bịnh mất huyết mười hai năm rồi, cũng đã tốn hết tiền của về thầy thuốc, không ai chữa lành được, đến đằng sau Ngài rờ trôn áo; tức thì huyết cầm lại. Đức Chúa Giê-su bèn phán rằng: Ai rờ đến ta? Ai nấy đều chối; Phi-e-rơ và những người đồng bạn thưa rằng: Thưa thầy, đoàn dân vây lấy và ép thầy. Đức Chúa Giê-su phán rằng: Có người đã rờ đến ta, vì ta nhận biết có quyền phép từ ta mà ra. Người đàn bà thấy mình không thể giấu được nữa, thì run sợ, đến sấp mình xuống nơi chân Ngài, tỏ thật trước mặt dân chúng vì cớ nào mình đã rờ đến, và liền được lành làm sao. Nhưng Đức Chúa Giê-su phán rằng: Hỡi con gái ta, đức tin ngươi đã chữa lành ngươi; hãy đi cho bình an.
Ngài còn đương phán, có kẻ ở nhà người cai nhà hội đến nói với người rằng: Con gái ông chết rồi; đừng làm phiền thầy chi nữa. Song Đức Chúa Giê-su nghe vậy, phán cùng Giai-ru rằng: Đừng sợ, hãy tin mà thôi, thì con ngươi sẽ được cứu. Khi đến nhà, Ngài chỉ cho Phi-e-rơ, Gia-cơ, Giăng, và cha mẹ con ấy vào cùng Ngài. Ai nấy đều khóc lóc than vãn về con đó. Nhưng Ngài phán rằng: Đừng khóc, con nầy không phải chết, song nó ngủ. Họ biết nó thật chết rồi, bèn nhạo báng Ngài. Nhưng Đức Chúa Giê-su cầm lấy tay con ấy, gọi lớn tiếng lên rằng: Con ơi, hãy chờ dậy! Thần linh bèn hoàn lại, con ấy chờ dậy liền; rồi Ngài truyền cho nó ăn. Cha mẹ nó lấy làm lạ; nhưng Ngài cấm nói lại sự xảy ra đó với ai.
Giống như những bản tường thuật khác về việc Chúa Giê-su chữa lành dân chúng, Ở đây bày tỏ sự chân thật. Nếu nó là điều bịa đặt, sẽ có những phần có lẽ đã được viết khác đi. Ví dụ, trong câu chuyện hư cấu, sẽ không có một sự gián đoạn với điều khác đang xảy ra. Nếu nó là hư cấu, những người đang khóc lóc sẽ không cười vào câu nói của Chúa Giê-su; có lẽ họ giận dữ, hay bị tổn thương, chứ không cười. Và trong câu chuyện hư cấu, liệu Chúa Giê-su sẽ ra lịnh cho cha mẹ bé gái im lặng? Bạn sẽ mong đợi việc chữa lành mang lại một lợi thế rất lớn. Nhưng đời sống thật không luôn luôn diễn ra một cách êm thắm. Có những sự gián đoạn. Người ta phản ứng một cách kỳ cục. Và Chúa Giê-su có lý do riêng của Ngài không muốn cha mẹ đồn tin này ra ngoài.
Sự thử nghiệm tốt nhất tính chân thật của Phúc âm là chính bạn đọc nó. Nó giống như bài tường thuật về một sự kiện có thật hay giống như một câu chuyện tưởng tượng ? Nếu nó là thật, thì Đức Chúa Trời đã bày tỏ chính Ngài cho chúng ta. Chúa Giê-su đã đến, sống, dạy dỗ, truyền cảm, và mang sự sống cho hàng triệu người, là những người đã đọc và làm theo lời của Ngài ngày hôm nay. Điều Chúa Giê-su đã nói trong các sách Phúc âm, nhiều người đã tìm thấy sự thật đáng tin cậy: “Ta đã đến để các ngươi có sự sống, và sự sống dư dật,” (Giăng 10:10)
Kinh Thánh đã thay đổi và trở nên sai lạc theo thời gian?
Vài người có ý tưởng rằng Tân ước đã được dịch ra “quá nhiều lần”, nó đã bị sai lạc trong quá trình dịch thuật. Nếu những bản dịch được làm từ những bản dịch khác, điều đó có thể xảy ra. Nhưng những bản dịch thực sự được làm trực tiếp từ nguyên bản tiếng Hy lạp, tiếng Hê-bơ-rơ và tiếng Aram dựa trên hàng ngàn bản viết tay cổ xưa.
Ví dụ, chúng ta biết Kinh Thánh Tân ước chúng ta có ngày hôm nay là đúng với nguyên bản của nó vì:
1. Chúng ta có một số lượng lớn các bản sao chép viết tay — trên 24,000 bản.
2. Các bản sao chép này đều phù hợp với nhau, từng chữ, 99.5% theo thời gian
3. Ngày của những bản viết tay này rất gần với ngày của những nguyên bản của nó. (Hãy xem mối liên kết ở cuối phần này)
Khi so sánh bản văn của một bản viết tay với cái khác, sự phù hợp đáng ngạc nhiên. Thỉnh thoảng việc đánh vần có thể khác, hay các từ bị dời chỗ, nhưng nó ít ảnh hưởng. Liên quan đến thứ tự của từ, giáo sư trường đại học thần học Princeton giải thích, “Có một sự khác biệt rất lớn trong tiếng Anh nếu bạn nói, ‘dog bites man’ hay ‘man bites dog’. Nhưng trong tiếng Hy lạp thì không như vậy. Một từ có chức năng là chủ từ của câu có thể đứng bất kỳ vị trí nào trong chuỗi từ của câu”5
Tiến sĩ Ravi Zacharias, một giáo sư ở trường đại học Oxford, cũng bình luận: “Về từ ngữ, Tân ước dễ dàng được chứng nhận nhất bài viết cổ xưa về mặt số lượng của tài liệu, khoảng thời gian giữa biến cố và tài liệu, sự đa dạng tài liệu có sẵn để xác nhận hay phủ nhận nó. Không có bản viết tay cổ xưa nào có thể so sánh được với nó về sự có sẵn và trung thực.”6
Tân ước là tài liệu cổ xưa đáng tin cậy nhất của con người. Tính trung thực về văn bản của nó chắc chắn hơn những tác phẩm của Plato hay Iliad của Homer.
Sự so sánh của Tân ước với những tác phẩm cổ xưa khác:
Đây là cách sách Tân ước so sánh với những tác phẩm cổ xưa khác*:
Tác giả | Sách | Ngày viết |
Những bản sao hép xưa nhất |
Khoảng trống thời gian |
# Số lượng bản viết tay |
Homer | Câu chuyện Kể dài | 800 B.C. | c. 400 B.C. | c. 400 năm. | 643 |
Herodotus | Lịch sử | 480-425 B.C. | c. A.D. 900 | c. 1,350 năm. | 8 |
Thucydides | Lịch sử | 460-400 B.C. | c. A.D. 900 | c. 1,300 năm. | 8 |
Plato | 400 B.C. | c. A.D. 900 | c. 1,300 năm. | 7 | |
Demosthenes | 300 B.C. | c. A.D. 1100 | c. 1,400 năm. | 200 | |
Caesar | Gallic Wars | 100-44 B.C. | c. A.D. 900 | c. 1,000 năm. | 10 |
Tacitus | Annals | A.D. 100 | c. A.D. 1100 | c. 1,000 năm. | 20 |
Pliny Secundus |
Lịch sử tự nhiên |
A.D. 61-113 | c. A.D. 850 | c. 7500 năm. | 7 |
Tân ước | A.D. 50-100 | c. A.D. 114 (những phần) c. A.D. 200 (các sách) c. A.D. 325 (Hoàn tất Tân ước) |
c. +50 năm.
c. 100 năm. c. 225 năm. |
5366 |
*McDowell, Josh. The New Evidence that Demands a Verdict (Thomas Nelson Publishers, 1999), p. 55.
Cựu ước cũng được bảo tồn tốt đáng chú ý. Những bản dịch hiện đại của chúng ta được chứng thực bởi một số lượng lớn những bản viết tay cổ xưa cả trong tiếng Hê-bơ-rơ và Hy lạp, bao gồm sự khám phá ở giữa thế kỷ 20 về những cuộn giấy ở biển Chết. Những cuộn giấy này chứa đựng những đoạn đang hiện hữu của hầu hết các sách Cựu ước, có ngày khoảng 150 BC. Sự giống nhau của những bản viết tay ở Biển Chết được sao chép bằng tay trên 1000 năm là bằng chứng về sự cẩn thận của những người sao chép người Hê-bơ-rơ, là những người chịu trách nhiệm sao chép Kinh Thánh.
Khảo cổ học có ủng hộ Kinh Thánh?
Khảo cổ học không thể chứng minh Kinh Thánh là lời Đức Chúa Trời viết cho chúng ta. Tuy nhiên, khảo cổ học có thể chứng minh sự chính xác về mặt lịch sử của Kinh Thánh. Các nhà khảo cổ học đã liên tục khám phá tên của những quan chức chính phủ, các vị vua, các thành phố và những lễ hội được đề cập đến trong Kinh Thánh. Ví dụ phúc âm Giăng kể về chuyện Chúa Giê-su chữa lành người què ở ao Bethesda. Đoạn văn ngay cả mô tả 5 mái cổng dẫn đến cái ao. Các học giả không nghĩ cái ao này tồn tại, cho đến khi các nhà khảo cổ tìm thấy nó nằm sâu dưới mặt đất 1.3 mét, đầy đủ với 5 mái cổng.7
Kinh Thánh có một số lượng rất lớn chi tiết lịch sử, không phải mọi điều đề cập trong đó đã được tìm thấy bởi khảo cổ học. Tuy nhiên, không một nhà khảo cổ nào tìm thấy có mâu thuẩn trong những điều Kinh Thánh ghi lại.8
Trái lại, phóng viên báo Lee Strobel bình luận về sách của Mormon: “Khảo cổ học thất bại nhiều lần để chứng minh sự công bố của nó về những sự kiện mà cho rằng đã xảy ra lâu rồi tại Mỹ. Tôi nhớ viết bài cho Viện Smithsonian để hỏi về có bằng chứng nào ủng hộ cho những công bố của đạo Mormon không, chỉ nhận được sự trả lời cách mập mờ rằng các nhà khảo cổ nhìn thấy ‘không có mối liên hệ trực tiếp giữa khảo cổ học của thế giới mới và chủ đề đề cập trong sách.'” Các nhà khảo cổ không xác định được vị trí các thành phố, những người, những tên, hay các nơi trong sách của Mormon.9
Nhiều địa điểm cổ xưa được đề cập bởi Luca, trong sách Công vụ các sứ đồ trong Tân ước, đã được xác định qua khảo cổ học. “Trong tất cả, Luca đưa ra tên của 32 quốc gia, 44 thành phố và 9 đảo không sai trật.”10
Khảo cổ học cũng đã bác bỏ nhiều giả thuyết không có căn cứ về Kinh Thánh. Ví dụ, một giả thuyết cho rằng trong vài trường đại học hôm nay xác nhận Môise không viết sách Ngũ kinh (5 sách đâu tiên của Kinh Thánh), bởi vì chữ viết chưa được phát minh trong thời của ông. Các nhà khảo cổ đã khám phá ra bia màu đen. “Nó khắc những ký tự trên đó và nội dung chi tiết bộ luật Hammurabi. Nó có sau Môise? Không, Nó có trước Môise, không chỉ thế, nó còn trước cả Ap-ra-ham (2000 BC). Nó có trước tác phẩm của Môise ít nhất ba thế kỷ.”11
Khảo cổ học cũng tìm thấy và xác nhận một bảng mẫu tự cổ xưa trong sự khám phá những tấm bảng Elba tại phía bắc Syria năm 1974. 14,000 bảng đất sét này có niên đại khoảng 2300BC, hàng trăm năm trước Ap-ra-ham.12 Những bảng mô tả văn hóa địa phương theo cách tương tự với những điều được ghi trong Sáng thế ký chương 12-50.
Khảo cổ học liên tục chứng thực sự chính xác lịch sử của Kinh Thánh.
Nghiên cứu thêm, xem bảng danh sách những sự tìm thấy chủ yếu của khảo cổ học.
Bản liệt kê những khám phá chính yếu của khảo cổ học…
KHÁM PHÁ KHẢO CỔ | Ý NGHĨA |
Những tấm bảng Mari | Trên 20.000 bảng hình nêm, có vào khảng thời gian cùa Ap-ra-ham, giải thích nhiều truyền thống gia trưởng của Sáng thế ký. |
Những tấm bảng Ebla | Trên 20.000 bảng, nhiều bảng chứa đựng bộ luật tương tự như luật trong Phục truyền luật lệ ký. Giả thuyết năm thành phố ở vùng đồng bằng trong Sáng thế ký đoạn 14 trước đây (Sodom, Gormorrah, Admad, Zeboiim và Zoar) là hư cấu bị bác bỏ. |
Những tấm bảng Nuzi | Chúng trình bày chi tiết phong tục của thế kỷ 14 và 15 BC, cùng thời với các sách Ngũ kinh như là các đầy tớ gái sinh con cái cho những người vợ son sẻ. |
Black Stele | Chứng minh rằng chử viết và những bộ luật được viết ra tồn tại ba thế kỷ trước bộ luật của Môise |
Những bức tường của đền thờ Karnak, Ai-cập |
Dấu hiệu ở thế kỷ thứ 10BC ám chỉ đến Áp-ra-ham |
Bộ luật Eshnunna (ca. 1950 BC)
Bộ luật Lipit-Ishtar (ca. 1860 BC) Bộ luật Hammurabi (ca. 1700 BC) |
Chứng tỏ rằng bộ luật trong Ngũ kinh không bị làm giả trong giai đoạn đó. |
Những tấm bảng Ras Shamra | Cung cấp thông tin về thi ca của người Hê-bơ-rơ |
Những bức thư của Lachish | Mô tả cuộc xâm lược của Nebuchadnezzar vào Giu-đa và đưa ra sự hiểu biết thời đại của Giê-rê-mi. |
Con dấu Gedaliah | Ám chỉ Gedaliah được nói đến trong sách II các vua 25:22 |
Hình trụ Cyrus | Chứng thực sự mô tả của Kinh Thánh về sắc lệnh Cyrus cho phép người Do thái xây lại đền thờ tại Giê-ru-sa-lem (xem II Sử ký 36:23; Ê-xơ-ra 1:2-4). |
Hòn đá Moabite | Cung cấp thông tin về Omri, vị vua thứ sáu của Israel |
Cột hình tháp màu đen của Shalmaneser III |
Minh họa thế nào Jehu, vua Israel, đầu phục vua Assyrian |
Hình lăng trụ Taylor | Chứa đựng một bản văn Assyrian mô tả cuộc tấn công của Sennacherib vào thành Giê-ru-sa-lem vào thời của Hezekiah, vua Israel |
NHỮNG CHỈ TRÍCH TRONG QUÁ KHỨ |
ĐƯỢC TRẢ LỜI BỞI KHẢO CỔ HỌC |
Môise không thể viết các sách Ngũ kinh bởi vì ông sống trong thời trước khi chữ viết được phát minh | Chữ viết tồn tại trước thời Môise ba thế kỷ |
Thành phố quê hương của Áp-ra-ham Urơ không tồn tại | Urơ được khám phá. Một trong những cột đã khắc “Ap-ra-ham” |
Thành phố được xây trên vầng đá vững chắc được gọi “Petra” không tồn tại. | Petra được khám phá |
Câu chuyện sụp đổ của thành phố Giê-ri-cô là huyền thoại. Thành phố không tồn tại. | Thành phố được tìm thấy và được khai quật. Người ta tìm thấy những bức tường đổ nhào chính xác như cách mô tả trong câu chuyện Kinh Thánh |
Người “Hittites” không tồn tại. | Hàng trăm sự tham khảo đến ngạc nhiên về người Hititte được tìm thấy. Có người nhận được bằng tiến sĩ về nghiên cứu người Hittite ở đại học Chicago. |
Belshazzar không phải là vị vua thật của Babylon. Ông không được sử sách ghi lại. | Những tấm bảng ở Babylonia mô tả sự trị vì của con người này và con trai của Nabonidus. |
Có sự mâu thuẫn trong Kinh Thánh?
Có người nói rằng Kinh Thánh đầy mâu thuẫn, điều này không thật. Số lượng của những mâu thuẫn là nhỏ so với phạm vi và tầm cỡ của Kinh Thánh. Điều mà những sự không nhất quán này tồn tại đem lại sự tò mò hơn là tai họa. Chúng không chạm đến bất cứ biến cố chính yếu nào hay chủ đề đức tin.
Đây là ví dụ cái gọi là mâu thuẫn. Pilate ra lệnh đóng một cái bảng trên thập tự giá mà Chúa Giê-su bị treo lên. Ba sách Tin lành ghi lại điều được viết trên tấm bảng đó:
Trong Ma-thi-ơ: “Đây là Giê-su, Vua dân Do thái”
Trong Mác: “Vua dân Do thái”
Trong Giăng: “Giê-su người Nazareth, vua dân Do thái”
Từ ngữ khác nhau, vì thế có mâu thuẩn. Điều đáng chú ý, mặc dù, tất cả ba tác giả mô tả cùng một chi tiết – Chúa Giê-su bị đóng đinh. Điều này tất cả đều đồng ý. Họ cũng ghi lại có tấm bảng được đóng vào thập tự giá, ý nghĩa nội dung trên tấm bảng giống nhau trong ba bản tường thuật.
Còn về việc chính xác từ ngữ? Trong nguyên bản tiếng Hy lạp của các sách Phúc âm, họ không sử dụng biểu tượng trích dẫn như chúng ta làm ngày hôm nay để chỉ ra một trích dẫn trực tiếp. Các tác giả Phúc âm đang trích dẫn không trực tiếp, điều đó có thể lý giải cho những khác biệt tinh tế trong những phân đoạn trên.
Đây là một ví dụ khác về sự mâu thuẫn. Chúa Giê-su ở trong mộ hai đêm hay ba đêm trước khi Ngài sống lại? Chúa Giê-su phán, trước khi Ngài bị đóng đinh, “Vì Giô-na đã bị ở trong bụng cá lớn ba ngày ba đêm, cũng một thể ấy, Con người sẽ ở trong lòng đất ba ngày ba đêm.” (Ma-thi-ơ 12:40). Mác tường thuật một lời khác của Chúa Giê-su, “Nầy, chúng ta lên thành Giê-ru-sa-lem, Con người sẽ bị nộp cho các thầy tế lễ cả cùng các thầy thông giáo; họ sẽ định Ngài phải bị tử hình, và giao Ngài cho dân ngoại. Người ta sẽ nhạo báng Ngài, nhổ trên Ngài, đánh đập Ngài mà giết đi; sau ba ngày, Ngài sẽ sống lại.” (Mác 10:33,34)
Chúa Giê-su bị giết vào ngày thứ sáu và sống lại vào ngày chủ nhật. Làm thế nào có thể ba ngày và ba đêm trong mộ? Ấy chính là lối nói trong thời Chúa Giê-su để tính một phần của ngày hay đêm như là trọn ngày và đêm. Như thế, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật được gọi là ba ngày và ba đêm trong bối cảnh văn hóa thời bấy giờ. Chúng ta nói theo cách tương tự ngày hôm nay – nếu một người nói, “tôi dành cả ngày để đi chợ,” chúng ta hiểu rằng người ấy không muốn nói là 24 giờ.
Đây là những mâu thuẫn tiêu biểu trong Tân ước. Hầu hết được giải quyết bởi sự xem xét kỹ hơn với chính đoạn văn hay qua sự nghiên cứu bối cảnh lịch sử.
Ai viết các sách Tân ước? Tại sao không chấp nhận ngụy kinh, tin lành của Judas, hay tin lành của Thomas?
Có những lý do vững vàng cho sự tin cậy trong danh sách những sách trong Tân ước ngày hôm nay. Hội thánh chấp nhận Tân ước hầu như ngay sau khi nó được viết ra. Những tác giả của nó là những cộng sự của Chúa Giê-su hay môn đồ của Ngài, là những người mà Chúa Giê-su đã trao phó vai trò lãnh đạo trong hội thánh đầu tiên.
Tác giả Tin lành của Ma-thi-ơ và Giăng là những người thân cận nhất của Chúa Giê-su. Mác và Luca là những người đồng hành cùng các sứ đồ, tiếp cận trực tiếp với những bản tường thuật về đời sống của Chúa Giê-su của các sứ đồ.
Những tác giả Tân ước khác cũng có mối liên hệ rất gần gũi với Chúa Giê-su: Gia-cơ và Giu-đe là anh em cùng mẹ với Chúa Giê-su, là những người ban đầu không tin vào Ngài. Phi-e-rơ là một trong 12 sứ đồ. Phao lô bắt đầu như một người ghét Cơ đốc giáo, nhưng ông đã trở thành một sứ đồ sau khi nhận được sự khải thị của Chúa Giê-su. Ông cũng có mối thông công với những sứ đồ khác.
Nội dung của những sách Tân ước nhất quán với điều hàng ngàn người chứng kiến tận mắt. Trong khi những sách khác được viết ra hàng trăm năm sau đó (ví dụ như tin lành của Giu-đa, được viết ra khoảng 130-170 AD, rất lâu sau khi Giu-đa chết), điều đó không khó cho hội thánh phát hiện ra chúng là giả mạo. Tin lành của Thomas, được viết ra khoảng năm 140AD, là một ví dụ khác về sự giả mạo mang danh của sứ đồ. Những tin lành giả mạo này mâu thuẫn với những sự dạy dỗ của Chúa Giê-su và Cựu ước, và thường chứa đựng rất nhiều sai trật về phương diện lịch sử và địa lý.13
Vào năm 367AD, Athanasius liệt kê 27 sách Tân ước (cùng một danh sách chúng ta có ngày hôm nay). Không bao lâu sau đó, Jerome va Augustine lưu hành cùng một danh sách. Tuy nhiên, những danh sách này không cần thiết cho phần lớn Cơ đốc nhân. Bởi vì hầu hết các hội thánh đã xác nhận và sử dụng cùng một danh sách từ thế kỷ đầu tiên sau Đấng Christ. Khi hội thánh tăng trưởng vượt qua những vùng đất nói tiếng Hy lạp, và có nhu cầu dịch Kinh Thánh, và khi những mảng giáo phái tách ra liên tục xuất hiện cách bất ngờ với những bộ sách thánh hoàn chỉnh của họ, nó trở nên quan trọng hơn để có một danh sách dứt khoát.
Tại sao cần 30 đến 60 năm để Tân ước được viết ra?
Lý do chính các sách Tin Lành chưa được viết ra ngay sau khi Chúa Giê-su chết và sống lại là vì nó không có nhu cầu rõ ràng cho việc viết ra những điều đó. Ban đầu Tin Lành được truyền ra bằng miệng tại thành Giê-ru-sa-lem. Không có nhu cầu để viết ra một bản tường thuật về đời sống Chúa Giê-su, bởi vì những người ở khu vực Giê-ru-sa-lem là nhân chứng cho Chúa Giê-su và biết rõ chức vụ của Ngài.14
Tuy nhiên khi Tin Lành truyền ra vượt khỏi Giê-ru-sa-lem, và những người chứng kiến tận mắt không còn nữa, có một nhu cầu viết ra những bài tường thuật để dạy dỗ những người khác về đời sống và chức vụ của Chúa Giê-su. Nhiều học giả định ngày của các sách Tin Lành khoảng từ 30 đến 60 năm sau khi Chúa Giê-su chết.
Luca cho chúng ta một sự soi sáng nhỏ thêm về điều này khi nói rằng, lúc bắt đầu Tin Lành của ông, tại sao ông viết nó ra: “Hỡi Thê-ô-phi-lơ quí nhân, vì có nhiều kẻ dốc lòng chép sử về những sự đã làm nên trong chúng ta, theo như các người chứng kiến từ lúc ban đầu và trở nên người giảng đạo đã truyền lại cho chúng ta, vậy, sau khi đã xét kỹ càng từ đầu mọi sự ấy, tôi cũng tưởng nên theo thứ tự viết mà tỏ ra cho ông, để ông biết những điều mình đã học là chắc chắn.16
Giăng cũng đưa ra lý do cho việc viết ra sách Tin lành của ông: “Đức Chúa Giê-su đã làm trước mặt môn đồ Ngài nhiều phép lạ khác nữa, mà không chép trong sách nầy. Nhưng các việc nầy đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Giê-su là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống.”16
Nếu bạn muốn biết thêm về Chúa Giê-su, bài viết này sẽ cho bạn một sứ tóm tắt về đời sống của Ngài: Vượt ra ngoài đức tin mù lòa.
Có vấn đề gì nếu Chúa Giê-su thực sự đã làm và nói như được chép trong các sách Tin lành?
Có. Vì đức tin để thực sự có giá trị, nó phải đặt trên nền của sự những sự kiện, sự thật. Đây là lý do. Nếu bạn đáp máy bay đi London, có lẽ bạn có đức tin rằng chiếc máy bay được đổ đầy nhiên liệu và máy móc đáng tin cậy, các phi công được huấn luyện, và không có những người khủng bố trên máy bay. Tuy nhiên, đức tin của bạn không mang bạn đến London, Nhưng điều thực sự đưa bạn đến London là sự đáng tin cậy của chiếc máy bay và phi công. Bạn có thể nương cậy vào kinh nghiệm xác thực của những chuyến bay trong quá khứ. Nhưng kinh nghiệm đáng tin cậy của bạn không đưa chiếc máy bay đến London. Vấn đề là đối tượng của đức tin – có đáng tin cậy không?
Tân ước có phải là một sự trình bày chính xác và đáng tin cậy về Chúa Giê-su không? Có. Chúng ta có thể tin cậy Tân ước bởi vì có rất nhiều sự thực ủng hộ nó. Bài viết này đụng chạm đến những điểm sau: các nhà sử học đồng tình, khảo cổ học đồng tình, bốn sách phúc âm hòa hợp với nhau, sự bảo tồn các tài liệu sao chép là rõ ràng, có sự chính xác rất cao của các bản dịch. Tất cả những điều này đưa ra một nền tảng vững chắc cho việc tin vào nhưng điều chúng ta đọc trong Tân ước: rằng Chúa Giê-su là Đức Chúa Trời, Ngài gánh thay hình phạt tội lỗi của chúng ta, và Ngài đã sống lại từ sự chết.
Xin bạn gởi email cho chúng tôi nếu bạn có những câu hỏi nào khác. E-mail: loisusong.net@gmail.com
Nguồn: everyvietstudent.com
(1) McDowell, Josh. The New Evidence that Demands a Verdict (Thomas Nelson Publishers, 1999), p. 55.
(2) Tacitus, A. 15.44.
(3) Wilkins, Michael J. & Moreland, J.P. Giê-su Under Fire (Zondervan Publishing House, 1995), p. 40.
(4) Ibid.
(5) Strobel, Lee. The Case for Christ (Zondervan Publishing House, 1998), p. 83.
(6) Zacharias, Ravi. Can Man Live Without God? (Word Publishing, 1994), p. 162.
(7) Strobel, p. 132.
(8) Nhà khảo cổ nổi tiếng người Do thái, Nelson Glueck, viết: “Có thể nói một cách dứt khoát rằng, không có một sự khám phá khảo cổ nào mâu thuẩn với Kinh Thánh” được trích bởi McDowell, Josh The New Evidence That Demands a Verdict (Thomas Nelson Publishers, 1999), p. 61.
(9) Strobel, p. 143-144.
(10) Geisler, Norman L. Baker Encyclopedia of Christian Apologetics (Grand Rapids: Baker, 1998).
(11) McDowell, Josh. Evidence That Demands a Verdict (1972), p. 19.
(12) Pettinato, Giovanni. The archives of Ebla: an empire inscribed in clay (Garden City, NY: Doubleday, 1981)
(13) Bruce, F.F. The Books and the Parchments: How We Got Our English Bible (Fleming H. Revell Co., 1950), p. 113.
(14) Xem sách Công vụ 2:22, 3:13, 4:13, 5:30, 5:42, 6:14, etc.
(15) Lu-ca 1:1-3
(16) Giăng 20:30,31