Search
Thursday 21 November 2024
  • :
  • :

Tiếp Đãi Khách Theo Lời Kinh Thánh

Tiếp Đãi Khách Theo Lời Kinh Thánh

Khi nói tới lòng hiếu khách, Kinh Thánh hoàn toàn không hề có bất cứ chỉ dẫn nào liên quan tới chuẩn bị thực đơn, trang trí nhà cửa hay bài trí bàn ăn.
Vậy đâu mới thực sự là quan điểm của Kinh Thánh về điều này? “Cái đấu hiếu khách” của bạn to cỡ nào?

Khi tĩnh nguyện, nghiên cứu Kinh Thánh hay đang trong buổi nhóm thờ phượng, nếu đọc hoặc nghe thấy những phân đoạn Kinh Thánh nói tới lòng hiếu khách thì trong đầu bạn sẽ xuất hiện những hình ảnh gì?

Nhiều người liên tưởng đến những bức hình bóng bẩy trên tạp chí – nhà đẹp, thực đơn ngon, bàn ăn tươm tất. Thực chất, những điều này chỉ mang tính hình thức. Khi nói tới lòng hiếu khách, Kinh Thánh hoàn toàn không hề có bất cứ chỉ dẫn nào liên quan tới chuẩn bị thực đơn, trang trí nhà cửa hay bài trí bàn ăn.

Vậy đâu mới thực sự là quan điểm của Kinh Thánh về điều này?

Bức chân dung bằng lời về lòng hiếu khách

Theo Tin Lành Giăng 14:15, 21-24, một Cơ Đốc nhân thật, một người yêu Chúa thật là người 2016-02-03 Quoc te (1)chọn vâng theo các mạng lệnh của Ngài. Tuy đang sống trong một thế giới “thích gì làm nấy” nhưng tôi học biết rằng, để được đẹp lòng Ngài, đừng chỉ làm những gì mình thích mà cần phải vâng giữ mọi điều trong Lời Chúa với tinh thần vâng phục. Điều này cũng áp dụng cho Lời Kinh Thánh dạy về lòng hiếu khách.

Thay vì chỉ đi chơi với bạn bè, chúng ta phải chuyên cần tiếp khách (Rô-ma 12:13) theo nghĩa đen, phải “đừng quên tiếp đãi khách lạ” (Hê-bơ-rơ 13:2 – Bản Dịch Mới 2002). Nếu muốn bày tỏ sự vâng phục với Cha thiên thượng, chúng ta cần thực hành lòng hiếu khách theo Kinh Thánh.

I Phi-e-rơ 4: 9 nhắc chúng ta rằng thái độ là điều quan trọng hơn cả, rằng phải “tiếp đãi nhau không chút cằn nhằn.” Câu Kinh thánh này thách thức chúng ta phân định xem mình đã phục vụ một cách “hết lòng” chưa (Cô-lô-se 3:23).

Hê-bơ-rơ 13:2 nhắc chúng ta rằng “có người đã tiếp đãi thiên sứ mà không biết”. Nếu nhìn vào cuộc đời của Áp-ra-ham và Sa-ra (Sáng Thế Ký 18:1-3), Lót (Sáng thế ký 19:1-2), Ghi-đê-ôn (Các quan xét 6:11-24), Ma-nô-a (Các quan xét 13:6-20), chúng ta sẽ thấy rằng tất cả những người lạ được họ tiếp đãi thực ra đều là sứ giả đặc biệt của Đức Chúa Trời. Lu-ca 6:38 nêu rõ rằng “cái đấu” chúng ta dùng để phân phát tài năng và ân tứ của mình cũng chính là “cái đấu” cung cấp cho đời sống ta. “Cái đấu hiếu khách” của bạn to cỡ nào?

III Giăng 7-8 kêu gọi chúng ta tiếp đãi những người hầu việc Chúa, bởi lẽ khi chia sẻ nơi ở và những gì mình có cho tôi tớ Chúa, chúng ta trở thành một phần tích cực trong chức vụ của họ.
I Ti-mô-thê 3:1-2Tít 1:7-8 đòi hỏi những người lãnh đạo trong Hội thánh phải sẵn sàng để người khác quan sát mình ngay trong nhà riêng – đây là nơi tiết lộ rõ nhất bản chất Cơ Đốc của họ. Vì vậy, hãy nhớ rằng những câu Kinh thánh này là tiêu chuẩn đặt ra, không phải lời gợi ý.

Nuôi dưỡng tấm lòng hiếu khách

Khi nhắc tới những phân đoạn này, chúng ta có có thể nhớ đến những lần mình tỏ ra thân thiện mà bị người khác từ chối. Hãy cảnh giác, vì Sa-tan có thể sử dụng kinh nghiệm tiêu cực này để ngăn bạn vâng phục Đức Chúa Trời trong tương lai.

Nếu muốn nuôi dưỡng tấm lòng hiếu khách theo Kinh thánh, chớ dựa vào thành công hay vùi mình trong thất bại. Hãy đặt những chối bỏ và thù hằn trong quá khứ sang bên và cố gắng leo lên “ngọn núi của lòng mến khách”. Đó không phải là một việc dễ dàng, nhưng đáng để thực hiện. Vận động viên phải có chiến lược phù hợp trước khi leo núi, vì vậy bạn có thể bắt đầu với một số điều sau:

Sưu tập và ghi lại các công thức nấu ăn đơn giản và không tốn kém.

Lên danh sách những người cần mời – những người sẽ được khích lệ qua lòng hiếu khách của bạn.

Lên kế hoạch mời những người khách đầu tiên trong thời gian sắp tới.

Bắt đầu một cách đơn giản – mời ai đó đến nhà mình sau buổi nhóm, hãy mời một cách tự nhiên và đó sẽ là một khởi đầu tuyệt vời.

Cầu nguyện rằng Chúa là Đấng mến khách sẽ ban cho bạn niềm vui khi bày tỏ bổn tính của Ngài cho những người khác.

Nhớ rằng cần mất thời gian và công sức mới có thể tạo ra được những kỷ niệm đẹp.

Chủ định nuôi dưỡng tấm lòng mến khách theo Kinh thánh, làm sao để chân thành bày tỏ cho họ thông điệp rằng “Lần sau lại đến nhé!”

Phương tiện truyền giáo

Hội thánh thế kỷ 21 đã trau dồi được những công cụ và quy trình truyền giáo rất tinh tế. Các chương trình huấn luyện, phương tiện truyền thông và các tài liệu trực tuyến, hội thảo, sổ tay hướng dẫn và các cuốn sách nêu phương pháp học, tất cả đều có sẵn. Tuy nhiên, khi nghiên cứu Kinh thánh, chúng ta thấy rằng lúc ban đầu, khi Cơ Đốc giáo mới mở rộng, phục vụ người khác tại nhà là trọng tâm của công tác truyền giáo.

Nguyện Chúa ban ân điển để chúng ta tiếp đón người khác, mang Tin lành của Ngài đến với mọi người như Chúa đã ân cần tiếp đón chúng ta trong Đấng Christ.

Tác giả: Pat Ennis 

Nguồn: ieshua.org

Người dịch: Phạm Trang




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.