“Ngươi yêu ta chăng?” (Giăng 21:17)
Sự đáp lại của Phi-e-rơ đối với câu hỏi đâm sâu vào tận tâm linh nầy khác hẳn với thái độ thách đố liều lĩnh của ông đã biểu lộ chỉ một vài ngày trước đây khi ông tuyên bố, “Dầu tôi phải chết với thầy đi nữa, tôi chẳng chối thầy đâu!” (Ma-thi-ơ 26:35, cũng xem c. 33-34). Cá tính thiên nhiên, hay “cái tôi” của chúng ta, thường nói ra và phát biểu liều lĩnh về các xúc động tình cảm của chính nó. Nhưng tình yêu thương chân thật của bản chất thiêng liêng bên trong con người chúng ta chỉ có thể khám phá được khi nào chúng ta trải qua kinh nghiệm đau đớn vì câu hỏi nầy của Cưú Chúa Giê-su Christ. Phi-e-rơ yêu thương Chúa Giê-su bằng một tình yêu tự nhiên của một người đối với một người tốt đẹp khác. Tuy nhiên tình yêu thương đó không đáng kể, vì chỉ là sự yêu thương xảy ra vì xúc động. Tình yêu thương đó có thể chỉ vượt đến được cái tôi thiên nhiên của chúng ta, nhưng không hề thấm sâu vào tâm linh của một người. Tình yêu thương chân thật không hề nói lên về chính mình. Chúa Giê-su phán, “Ai sẽ xưng ta trước mặt thiên hạ [có nghĩa, xưng nhận tình yêu thương của chính người đó qua mỗi sự việc người đó làm, chứ không chỉ qua lời nói thôi], thì Con Người cũng sẽ xưng họ trước mặt thiên sứ của Đức Chúa Trời” (Lu-ca 12:8).
Trừ ra chúng ta trải qua kinh nghiệm đau thương vì đối diện với từng sự lừa dối của chính mình đối với bản thân mình, chúng ta đã ngăn trở công việc của Lời Đức Chúa Trời trong đời sống chúng ta. Lời của Đức Chúa Trời mang lại cho chúng ta sự đau đớn vô cùng, hơn cả tội lỗi đã từng dày vò chúng ta, bởi vì tội lỗi làm cho cảm giác chúng ta chai lì. Nhưng câu hỏi nầy của Cưú Chúa nhấn mạnh càng hơn trên sự nhạy cảm của chúng ta, gây nên nỗi đau đớn kịch liệt hơn chúng ta có thể nhận thức được. Không những nó gây đau đớn theo trình độ thiên nhiên của con người, nhưng cũng còn theo trình độ sâu sắc thuộc linh nữa. “Vì lời của Đức Chúa Trời là lời sống và linh nghiệm…thấu vào đến đỗi chia hồn, linh, cốt, tủy, xem xét tư tưởng và ý định trong lòng…” (Hê-bơ-rơ 4:12). Khi Cưú Chúa đặt câu hỏi nầy với chúng ta, thật rất khó cho chúng ta suy nghĩ và trả lời Ngài cách xác đáng, vì khi Cưú Chúa phán trực tiếp với chúng ta, thì sự đau đớn mà chúng ta cảm nhận được trở nên vô cùng mãnh liệt. Và sự đau đớn cùng tột như vậy sẽ gây ra niềm đau cho bất cứ lĩnh vực nào của đời sống chúng ta hiện đang tách rời khỏi ý chỉ của Ngài. Đối với con cái Ngài sẽ không hề có sự lầm lẫn về niềm đau nầy gây nên bởi Lời của Cưú Chúa, nhưng ngay giây phút chúng ta cảm nhận niềm đau đó thì cũng chính giây phút đó Đức Chúa Trời bày tỏ lẽ thật của Ngài cho chúng ta.
-Nguồn: Trích sách “Tất Cả Của Tôi Cho Sự Cao Cả Của Ngài”- Oswald Chambers-