“Đức Chúa Giê-su phán rằng: Nầy, chúng ta lên thành Giê-ru-sa-lem ” (Lu-ca 18:31)
Trong đời sống thiên nhiên các tham vọng của chúng ta thay đổi đang khi chúng ta lớn lên, nhưng trong đời sống Cơ đốc nhân mục đích được ban cho ngay từ lúc ban đầu, và buổi ban đầu và ngày cuối cùng đều tuyệt đối giống nhau, mục đích đó chính là Cứu Chúa chúng ta. Chúng ta khởi sự với Đấng Christ và chúng ta kết thúc với chính Ngài – “ cho đến chừng chúng ta nên bậc thành nhơn, được tầm thước vóc vạc trọn vẹn của Đấng Christ ” (Ê-phê-sô 4:13), không phải chỉ với ý kiến riêng của chúng ta về thể nào một đời sống Cơ đốc nhân cần phải có. Mục tiêu của người truyền giảng là thi hành ý chỉ của Đức Chúa Trời, chứ không phải để trở nên có ích lợi và chiến thắng các linh hồn hư mất. Một người truyền giảng là một người hưũ ích và thật có chiếm hưũ được các linh hồn hư mất, nhưng đó không phải là mục tiêu của người đó. Mục tiêu của người đó là thi hành ý chỉ của Cưú Chúa.
Trong đời sống của Cưú Chúa, Giê-ru-sa-lem là nơi mà Ngài đã vượt đến cực điểm vinh quang của ý chỉ Cha Ngài qua thập tự giá, và nếu chúng ta không cùng đi đến đó với Chúa Giê-su chúng ta cũng sẽ không có tình bằng hưũ hoặc tình tương giao với Ngài. Không có bất cứ điều gì làm thay đổi Cưú Chúa trên con đường Ngài đi đến Giê-ru-sa-lem. Ngài không bao giờ vội vả khi xuyên qua những làng mạc nơi mà Ngài đã từng bị bắt bớ, hoặc trì hoãn ở những nơi Ngài đã từng được khen ngợi. Thái độ biết ơn hay không biết ơn cũng không mảy may làm thay đổi mục đích của Cưú Chúa “tiến lên Giê-ru-sa-lem”.
“Môn đồ không hơn thầy, tôi tớ không hơn chủ” (Ma-thi-ơ 10:24). Nói cách khác, cùng những sự kiện đã xảy ra cho Cưú Chúa cũng sẽ xảy ra cho chúng ta trên con đường đi đến “Giê-ru-sa-lem” của mỗi chúng ta. Sẽ có các công việc của Đức Chúa Trời phô bày xuyên qua chúng ta, mọi người sẽ nhận được phước, và một hay hai người sẽ tỏ ra biết ơn trong khi số còn lại sẽ tỏ ra vô ơn, nhưng không có điều gì làm thay đổi chúng ta khỏi con đường “đi lên Giê-ru-sa-lem” của chúng ta.
“ họ đóng đinh Ngài trên cây thập tự” (Lu-ca 23:33). Đây là sự việc đã xảy ra cho Cưú Chúa khi Ngài đến Giê-ru-sa-lem, và biến cố này là cánh cổng mở ra cho sự cưú rỗi của chúng ta. Tuy nhiên, những người thánh không kết thúc bằng sự chết trên thập tự giá; bởi ân điển của Đức Chúa Trời họ được kết thúc trong vinh quang. Trong khi chờ đợi, khẩu hiệu cho mỗi chúng ta phải được tóm tắt bằng câu, “Tôi cũng đi lên Giê-ru-sa-lem.”
-Nguồn: Trích sách “Tất Cả Của Tôi Cho Sự Cao Cả Của Ngài”- Oswald Chambers-