“Nhưng anh em có phần trong sự thương khó của Đấng Christ bao nhiêu, thì hãy vui mừng bấy nhiêu” (1 Phi-e-rơ 4:13)
Nếu bạn sắp sửa được Đức Chúa Trời xử dụng, thì Ngài sẽ đưa bạn qua một số kinh nghiệm thấy không có ý nghĩa riêng nào cho cá nhân bạn cả. Các kinh nghiệm nầy được hoạch định để làm cho bạn trở nên hưũ ích trong tay Ngài, và giúp bạn có thể hiểu được điều gì xảy ra trong đời sống của người khác. Vì cớ diễn tiến nầy, bạn sẽ không bao giờ ngạc nhiên khi có điều gì đến trên đường lối bạn. Bạn nói lên, “Ôi, tôi không thể nào đối phó với người đó được.” Sao lại không thể được? Đức Chúa Trời đã ban cho bạn đủ dịp tiện để học với Ngài về vấn đề đó; nhưng bạn ngoảnh mặt đi, không lưu ý đến bài học đó, vì bạn thấy dường như bạn dại dột tiêu phí thì giờ của mình theo cách đó.
Sự thương khó của Đấng Christ không phải giống như của loài người tầm thường. Ngài chịu đau khổ “theo ý muốn Đức Chúa Trời” (1 Phi-e-rơ 4:19), Ngài có một quan điểm về sự chịu đau khổ khác hơn của chúng ta. Chỉ bởi xuyên qua tình tương giao của chúng ta với Chúa Giê-su Christ chúng ta mới có thể hiểu được điều gì Đức Chúa Trời tìm kiếm qua sự đối phó của Ngài với chúng ta. Khi thì giờ của sự đau khổ đến, thì một phần của nếp sống Cơ đốc giáo trong chúng ta muốn được biết trước mục đích của Đức Chúa Trời. Trong lịch sử hội thánh Cơ đốc giáo, đã từng có khuynh hướng cố tránh không phản ảnh sự giống nhau của mình với nỗi đau khổ của Chúa Giê-su Christ. Mọi người tìm cách thi hành mạng lệnh của Đức Chúa Trời qua một ngả tắt của riêng họ. Đường lối của Đức Chúa Trời luôn luôn là đường lối của sự đau khổ – một “con đường thật dài trở về nhà.”
Có phải chúng ta là những người dự phần sự thương khó của Đấng Christ không? Chúng ta có sẵn sàng để Đức Chúa Trời dập tắt các tham vọng cá nhân của chúng ta không? Chúng ta có sẵn sàng để Đức Chúa Trời tuyệt diệt những quyết định cá nhân của chúng ta bằng cách biến đổi chúng ta qua đường lối siêu nhiên của Ngài không? Có nghĩa chúng ta không biết tại sao Đức Chúa Trời đưa chúng ta đi theo đường lối đó, bởi vì biết được điều nầy sẽ làm chúng ta trở nên kiêu ngạo thiêng liêng. Chúng ta không hề nhận thức được ngay cả trong thì giờ mà Đức Chúa Trời đưa chúng ta đi xuyên qua – chúng ta đi xuyên qua đó nhưng không hiểu được, dù nhiều hay ít. Kế đó chúng ta thình lình tiến đến chỗ của một sự vui mừng thú vị, và nhận ra rằng – “Đức Chúa Trời thật đã thêm sức cho tôi vậy mà ngay cả tôi đã không hề nhận biết!”
-Nguồn: Trích sách “Tất Cả Của Tôi Cho Sự Cao Cả Của Ngài” – Oswald Chambers-