Khi nghĩ về thiếu niên trong hội thánh của mình, bạn liên tưởng đến: a. Sự nổi loạn, nghiện pizza và nước ngọt, kích động, b. Những đứa trẻ đã lớn (cảm ơn Chúa!) và thuộc trách nhiệm của mục vụ thanh niên, hay c. Những người lớn có cơ hội đặc biệt để phục vụ thiếu nhi.
Dù bạn tin hay không thì thiếu niên có thể giúp ích rất nhiều cho những đứa trẻ khác, cho mục vụ của bạn và thậm chí là cho hội thánh bạn. Dưới đây là cách những người làm mục vụ thiếu nhi từng trải đã dùng thiếu niên trong mục vụ của họ cách thành công.
Thiếu niên có thể dạy dỗ
Trong khoảng 13 năm, Sue Lennartson đã tổ chức chương trình cho các em thiếu nhi kéo dài cả mùa hè với sự giúp đỡ của 50 hay 60 thiếu niên tại Hội Thánh Luther Mahtomedi, Minnesota.
“Chúng tôi đã không thể hoàn thành chương trình nếu không có các em ấy.” Lennartson, hiện đang là một cố vấn mục vụ thiếu nhi chia sẻ. “Chúng tôi đã thuê rất nhiều nhân viên part-time vẫn đang học cấp 2 – các em này đã trở lại làm thực tập sinh khi đã là sinh viên đại học”. Theo Lennartson, huấn luyện là thành tố chìa khóa để có một mục vụ thành công với thiếu niên. Qua thời gian, cô đã phát triển một chương trình huấn luyện có tên “khải tượng 20/20”. Chương trình này nhằm giúp các em thiếu niên hiểu cách rõ ràng về mục vụ, giúp các em phát triển phát triển danh mục 20 hoạt động các em có thể làm ở một thời điểm cụ thể. Trong chương trình khải tượng 20/20, mỗi thiếu niên được chuẩn bị để dẫn 5 bài hát, trò chơi, làm thủ công và tĩnh nguyện.
Bob Shaw, một giám đốc trường học của nhà thờ tại một nhà thờ ở Greeley, Colorado Mỹ huấn luyện 25 thiếu niên tình nguyện trong mục vụ thiếu nhi.
Anh Shaw giải thích: “Tham gia vào công tác huấn luyện là một tiền đề để các em tuổi teen trở thành giáo viên trong tương lai.” Anh tiến hành khoảng hai buổi huấn luyện mỗi buổi 2 tiếng vào tháng Tám hàng năm. Thêm vào đó, các em còn tham dự các buổi họp hàng tháng tập trung vào một chủ để nhất định để làm giàu kỹ năng cho giáo viên. Chủ đề năm nay là “Nhận Biết và Giúp Đỡ Những Trẻ Bị Tổn Thương”
Đặt kỳ vọng
Yêu cầu giải trình là một yếu tố quan trọng nữa để thành công. Carolyn Reed, một mục sư thiếu nhi tại Hội Thánh Báp-tít Oxnard, California, Mỹ đã yêu cầu các nhân sự thiếu niên của mình cung cấp những lời giới thiệu để hoàn thành đơn đăng ký với bảng câu hỏi tiêu chuẩn để hiểu qua về tình nguyện viên. Họ cũng cung cấp một bản tuyên bố mô tả về đức tin của mình.
Nếu được chấp nhận, các em này sẽ cam kết thực hiện lịch trình trong một năm: một tháng làm việc, một tháng nghỉ và cứ thế luân phiên nhau. Trong tháng nghỉ, các em cần tham dự vào các buổi nhóm của Hội Thánh và các hoạt động của thanh niên.
“Chúng tôi có một danh sách cập nhật những yêu cầu cụ thể,” anh Reed cho biết. ” các em thiếu niên cần thông báo nếu mình chuẩn bị đi. Các em sẽ giúp dọn dẹp và kiểm tra với giáo viên trước khi về nhà.
Một số giáo viên trưởng thành thậm chí còn cho thiếu niên vào danh sách giúp đỡ việc chuẩn bị bài học hàng tuần. Reed nói rằng những giáo viên này sẽ trở thành những cố vấn có ảnh hưởng tích cực lên sự phát triển đức tin của thiếu niên.
Đâu là điểm mấu chốt?
“Thiếu niên như những lực sĩ đô con,” Lennartson nói. “Ngoài hỗ trợ trong các trang thiết bị, một khuôn mặt thiếu niên quen thuộc sẽ giảm bớt những lo lắng cách biệt tuổi tác cho các em nhỏ. Thiếu niên có thể giúp quản lý lớp học bằng việc để ý đến một em hay phân tán. Hơn nữa, vì thiếu niên vẫn nhớ thời chúng là trẻ con nên các em có thể liên hệ những điều mà các em nhỏ đang phải trải qua.”
“Thiếu niên có thể làm được rất nhiều, nhưng đừng kỳ vọng các em sẽ thay thế và chạy tất cả chương trình của bạn. Hãy nhớ rằng, thiếu niên là những ngưởi trưởng thành trẻ tuổi, nhưng cũng là những đứa trẻ đang lớn.Thi thoảng có thể chúng ta phải nhắc lại lý do tại sao các em được đặt ở vị trí đó. “Hãy giúp các em học cách tham gia cách đúng đắn,” Lennartson chia sẻ. “Hãy thường xuyên đánh giá các em như một phần của chương trình, hãy nhớ là phải đánh giá một cách yêu thương – đây không chỉ là những thiếu niên mà em còn là các cộng sự của bạn trong mục vụ.”
Hãy bắt đầu
Nếu hội thánh của bạn chưa sẵn sàng dùng thiếu niên trong mục vụ của bạn thì bạn hãy bắt đầu bằng cách xác định các nhiệm vụ mà thiếu niên có thể làm trong mục vụ. Các nhiệm vụ có thể từ việc dắt các bé mẫu giáo đến chỗ uống nước, giúp các nhóm trưởng trong các hoạt động của bài học hay thậm chí là giúp dạy toàn bộ bài học. Lennartson gợi ý 3 cấp độ tham gia mục vụ của thiếu niên. Khi bạn đã sẵn sàng kéo thiếu niên vào trong mục vụ của mình, hãy thảo luận kế hoạch của bạn với người lãnh đạo thanh niên của hội thánh. Sau đó thông báo các cơ hội mục vụ cho nhóm thanh niên.
“Các thiếu niên tham gia tích cực vào các hoạt động thanh niên của hội thánh sẽ giống như ứng viên của mục vụ. Chúng tôi đặc biệt dùng lớp chứng thực của mình cho mục vụ này,” Shaw chia sẻ. “Nhưng chúng tôi không bỏ qua các em thiếu niên chưa tham gia vào chương trình chính thức của mục vụ thanh niên. Chăm sóc thiếu nhi là phương thức tuyệt vời để kéo các em thiếu niên vào việc phục vụ, qua đó giúp các em tìm thấy chính mình trong vòng đời sống của của hội thánh.” Khi kéo các em vào mục vụ, vào xin hãy nhớ rằng: việc huấn luyện, tin cậy, và giải trình sẽ giúp bạn, các cộng sự thiếu niên cùng các em thiếu nhi bạn chăm sóc được trưởng thành trong đức tin. Shaw chia sẻ: “Các em thiếu nhi rất hòa hợp với thiếu niên. Tôi không thể hiểu hết lý do, nhưng tôi thật sự rất vui vì phước hạnh đó.”
Em này thuộc cấp độ lãnh đạo nào?
Hãy xếp các em thiếu niên vào các mức độ tham gia sau:
• Mức độ 1: Hỗ trợ – là những người làm việc phía sau với những công việc như ngồi bàn đăng ký hay chuẩn bị đồ ăn vặt. Chúng có thể lấy dụng cụ, giúp thiếu nhi thực hiện các dự án thủ công hoặc cùng tham gia các hoạt động với các em.
• Mức độ 2: Trợ giảng – các em này bắt đầu tham gia vào công việc giảng dạy thật sự. Chúng có thể dẫn dắt một hoặc nhiều các hoạt động đơn giản như chơi trò chơi. Hoặc chúng có thể diễn các câu chuyện Kinh thánh. Các trợ giảng luôn đi kèm với các giáo viên là người lớn, nhưng có thể tự mình dẫn dắt các hoạt động trong lớp.
• Mức độ 3: Giáo viên – thiếu niên là giáo viên thường có lớp học của riêng chúng. Chúng chịu trách nhiệm lên giáo án và chỉ đạo cáo hoạt động trong lớp học thiếu nhi. Chúng có thể được người lớn hoặc các giáo viên khác hỗ trợ, thường có những giáo viên người lớn hoặc nhân sự kèm cặp và chịu trách nhiệm giải trình trước họ. Vị trí này dành cho những em thiếu niên lớn và trưởng thành hơn.
Tác giả bài viết: Jennifer Root Wilger
Nguồn: Jennifer Root Wilger
-Người dịch: Hoàng Xoa-
One thought on “Kéo Thiếu Niên Vào Mục Vụ Thiếu Nhi”