Năm 2020 là một năm kỳ lạ với nhiều điều đã xảy ra trên thế giới nhưng đây là một năm mà khảo cổ học Kinh Thánh đã có nhiều khám phá quan trọng khác nhau như: Người ta đã tìm thấy một pháo đài có thời Các Quan Xét tại Galon; hai thiếu niên ở miền trung Israel đã tìm thấy 425 đồng tiền vàng có từ thời Abbasid Caliphate; một con dấu hành chính thời Zerubbabel (Xô-rô-ba-bên) được tìm thấy tại Jerusalem cùng với nhiều xương cá chỉ về “chợ cá” của Jerusalem; Văn bản có từ thời Ezekiel (Ê-xê-chi-ên) được phát hiện trên một mảnh của Cuộn Biển Chết; một ngôi đền cổ của người Ca-na-an với tượng thần Ba-anh ở miền nam Israel; những đồng tiền vàng thời Fatimid quý hiếm được phát hiện ở Jerusalem; tại thành cổ Giê-ru-salem, người ta tìm được một đồng Bar Kochba Revolt rất quý hiếm mang tên “Jerusalem” và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, người ta tìm thấy một bức phù điêu khổng lồ 2.700 năm tuổi về Vua Sargon của Assyria trong Kinh Thánh được phát hiện ở Iraq.
Ngoài những phát hiện quan trọng về Kinh Thánh đã được đưa ra ở bài viết trước thì dưới dây là 5 phát hiện quan trọng còn lại được tìm thấy trong năm 2020.
1. PHÁT HIỆN RA TÀI SẢN CỦA VUA ÔM-RI
Vào đầu năm nay, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một tòa nhà khổng lồ được xây bằng đá ở Horvat Tevet, một địa điểm ở Thung lũng Jezreel. Di tích nổi bật nhất còn lại có niên đại vào thế kỷ thứ chín trước công nguyên.
Các nhà khảo cổ tin rằng khu phức hợp này từng là tài sản của hoàng gia cụ thể là của vua Ôm-ri được các quan chức Israel dùng để thu thập và phân phối lại các sản phẩm nông nghiệp trong khu vực xung quanh. Với chiều dài khoảng 20 mét và chiều rộng 30 mét, công trình kiến trúc chính được chia thành ba gian: hai phòng vào ở hai bên và một sảnh trung tâm với hai hàng cột đá nguyên khối được bảo tồn cao tới 2 mét (ban đầu cao hơn nhiều).
Cấu trúc khổng lồ này chứng thực cho các dự án xây dựng quy mô lớn do các vị vua hùng mạnh của Y-sơ-ra-ên là Omri và A-háp tiến hành và được chép trong I Các Vua 16:24; 22:39. Horvat Tevet khớp với các điểm tương đồng với những cổ vật khác thuộc thời kỳ Vua Ôm-ri được tìm thấy tại các di tích khác nhau như Jezreel, Megiddo và Samaria.
2. PHÁT HIỆN RA PHÁO ĐÀI GIÊ-SU-RƠ ĐƯỢC XÂY DỰNG TỪ THỜI VUA ĐA-VÍT
Vào tháng 11 năm 2020, một pháo đài Geshurite được xây dựng từ thời vua David trị vì đã được các nhà khảo cổ phát hiện tại gần thị trấn Hispin của Cao nguyên Golan. Các bức tường của pháo đài này dày khoảng 1,5 mét và được xây dựng từ những tảng đá bazan lớn. Một trong những tảng đá gần lối vào tòa nhà có khắc hình của hai vị thần có sừng với cánh tay dang rộng, đây chính là một bản sao của thần mặt trăng mà hoàng gia Geshurite vẫn thờ cúng.
Kinh thánh ghi lại chi tiết về một cuộc liên minh giữa Vua David và vương quốc Geshur. II Sa-mu-ên 3: 3 nói rằng Đa-vít đã lấy “con gái của Thanh-mai, vua Ghê-su-rơ;” làm vợ. Con trai của họ là Absalom (Áp-sa-lôm) cũng đã chạy trốn đến địa điểm này sau khi sát hại người em cùng cha khác mẹ của mình là Amnon như trong II Sa-mu-ên 13:37-38. Ước tính pháo đài Hispin đã được xây dựng vào khoảng 1000 TCN theo lệnh của vua Thanh Mai, vua của Giê-su-rơ vào đúng khoảng thời gian mà Kinh Thánh có ghi chép lại.
3. PHÁT HIỆN RA KHO TÀNG CỦA VUA Ê-XÊ-CHIA
Vào tháng 9 năm 2020, các nhà khảo cổ Do Thái khi khai quật tại đường đi dạo Armon HaNatziv của Jerusalem đã phát hiện ra một loạt các công trình kiến trúc được chạm khắc tinh xảo từ một tòa nhà hoàng gia lớn. Tại di tích này người ta đã tìm ra nhiều những mảnh vỡ, nhiều những chứng tích, cũng như di tích của một kho chứa của cải vào thời cổ đại. Những cổ vật này bao gồm hàng chục mảnh vỡ khác nhau, các trụ cột trung tâm Aeolic được bảo tồn tốt nhất từng được phát hiện. Ngoài ra người ta còn tìm ra các vật phẩm từ khung cửa sổ “xa hoa” bao gồm các cột lan can trang trí công phu.
Công trình này được xây dựng vào cuối thế kỷ thứ tám TCN, sau cuộc xâm lược của Giu-đa của vua Sennacherib. Kinh Thánh mô tả rằng sau cuộc bao vây, Giu-đa của Hezekiah (Ê-xê-chia) đã trải qua một thời kỳ xây dựng lại, phát triển và thịnh vượng, với việc xây dựng các trung tâm hành chính hoàng gia, nhà kho và các tòa nhà hoành tráng bên ngoài tường thành Giê-ru-sa-lem. Như trong Kinh thánh chép “Ê-xê-chia được rất giàu rất sang; người cất những kho để trữ bạc, vàng, đá quý, thuốc thơm, khiên, và các thứ khí giới tốt đẹp; những lẫm đặng chứa ngũ cốc, rượu, và dầu; những chuồng để nhốt các thứ thú vật, bầy chiên, và bầy bò. Người cũng xây những thành, có nhiều bầy chiên và bò; vì Đức Chúa Trời ban cho người rất nhiều của cải.” II Sử ký 32: 27-29.
Những phát hiện này thêm vào bằng chứng về sự tồn tại của thời kỳ trị vì của Vua Ê-xê-chia, thật đúng như những dự liệu mà Kinh Thánh ghi lại, một vị Vua yêu mến Chúa và được Chúa yêu mến.
4. 120 CON DẤU VÀ TÒA NHÀ HÀNH CHÍNH CỦA VUA HEZEKIAH (Ê-XÊ-CHIA)
Vào mùa hè, khi các nhà khảo cổ học làm việc tại Arnona, Jerusalem, họ đã khai quật được một trung tâm lưu trữ hành chính lớn chứa đầy những con dấu hành chính, con dấu cá nhân và nhiều những phát hiện khác. Những khám phá có niên đại vào cuối thế kỷ thứ 8 đến thứ 7 TCN, những phát hiện này được xác định thuộc về triều đại của vua Hezekiah (Ê-xê-chia) và vua Ma-na-se. Hơn 120 con dấu hành chính đã được phát hiện, điền đó đã khiến những gì tìm được trở thành một trong những bộ sưu tập con dấu lớn nhất và quan trọng nhất ở Israel.
Hầu hết các con dấu thuộc loại “LMLK” Từ “LMLK” có nghĩa là “thuộc về nhà vua.” Những con dấu này, và những thùng chứa mà chúng được đóng dấu, rõ ràng là phục vụ cho một số mục đích hành chính, thuế vụ… Bên cạnh đó, nhiều tay cầm đồ gốm cũng được đóng dấu ấn riêng của các cá nhân cấp cao, những người được chứng nhận trên các bình lưu trữ ở những nơi khác ở Giu-đa.
Tòa nhà chứa những con dấu lớn và ấn tượng một cách lạ thường, được xây dựng từ những viên đá màu tro khổng lồ. Cũng như khám phá ở trên tại Armon HaNatziv, trung tâm Jerusalemite thứ hai này chứng thực những nỗ lực xây dựng lại và sự phát triển của nông nghiệp sau cuộc bao vây của người Assyria. Ngoài ra những phát hiện này cho thấy thời kỳ phát triển sau chiến tranh của đất nước là mạnh mẽ, tập trung và được quản lý chặt chẽ của vương quốc Judahite như trong II Sử ký 32: 27-29 có chép.
5. PHÁT HIỆN RA MẢNH GỐM MANG TÊN VUA GIÊ-RÔ-BÔ-AM II
Vua Giê-rô-bô-am II là một vị vua bí ẩn trong lịch sử Do Thái, vì vậy phát hiện ra những bằng chứng của vị vua này là một trong những phát hiện lớn nhất trong năm 2020 này. Cách đây khoảng 30 năm, một thương nhân người Bedouin đã mua được một mảnh gốm với giá chỉ 10 shekel (siếc lơ). Thật kỳ lạ, mảnh gốm này mang tên của một vị Vua Y-sơ-ra-ên tức vua Jeroboam II (2 Các Vua 14; A-mốt 7).
Ban đầu, người ta cho rằng mảnh gốm này là một sự giả mạo tinh vi, nó đã được dấu kín cách đây năm năm trước khi người ta tìm ra sự thật về mảnh gốm đó. Trong năm 2020 một cuộc thử nghiệm chuyên sâu bí mật do Giáo sư Yuval Goren đứng đầu bắt đầu. Qua nghiên cứu người ta đã công bố tính xác thực của mảnh vỡ vào tháng 12 năm rồi.
Con dấu bằng đất sét mô tả một con sư tử đang gầm với dòng chữ: “Thuộc về Shema, tôi tớ của Jeroboam.” Mảnh vỡ chứa dòng chữ này song song với một con tem niêm phong với dòng chữ tương tự, có niên đại từ thế kỷ thứ tám TCN đã được phát hiện trong cuộc khai quật của Megiddo vào năm 1904. (con dấu đó, tuy nhiên, đã mất tích trong Constantinople hơn 100 năm trước). Do đó, mảnh vở mới là hiện vật thứ hai xác nhận sự tồn tại của người trị vì bí ẩn, lâu đời nhất của vương quốc phía bắc Israel.
Theo tin từ Jerrusalem
Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam