Hội Thánh Tin Lành Lời Sự Sống – Vào ngày 20/11 vừa qua, buổi hội thảo nhân sự của Hội Thánh Lời Sự Sống đã được tổ chức thông qua hình thức trực tuyến với chủ đề “Chương trình của một buổi thờ phượng”. Thu hút sự tham gia của khoảng 300 nhân sự trên khắp mọi miền tổ quốc, buổi hội thảo đã đem đến cho quý con cái Chúa cách thức cụ thể và quy trình để tổ chức một buổi nhóm.
Phần đầu tiên, Mục sư Phạm Tuấn Nhượng đã có những chia sẻ về phần Cầu nguyện đầu giờ. Phần cầu nguyện khai lễ không nên quá 10 phút nhưng cũng cần được chú trọng vì đây chính là con đường để dẫn dắt dân sự tới gần Đức Chúa Trời. Không nên cầu nguyện quá lan man mà cần tập trung vào các ý chính như tìm kiếm Chúa, cầu nguyện cho dân tộc, và nhu cầu của dân sự. Đặc biệt, trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, đa số các buổi nhóm đều chuyển sang hình thức trực tuyến. Chính vì vậy, chúng ta không nên cầu nguyện tiếng lạ trong các buổi nhóm được livestream.
Dâng hiến – khích lệ dân sự dâng hiến chứ không phải giảng. Sau đó, người chia sẻ dâng hiến cần cầu nguyện cho số tiền dâng đồng thời cảm ơn dân sự, con cái Chúa đã dâng hiến cho công việc của Chúa. Không nên nói quá nhiều về 1/10 khi có người mới tới Hội thánh, trong các buổi nhóm thường nhật thì vẫn chia sẻ bình thường.
Buổi thờ phượng trong Hội Thánh là điều rất quan trọng. Bởi buổi thờ phượng sẽ mang ảnh hưởng trong sự hiện diện của Chúa. Sự thờ phượng của các Hội thánh ngũ tuần ân tứ ảnh hưởng mạnh đến các Hội thánh ngày nay. Chúng ta tin rằng Chúa đang sống vì vậy sự thờ phượng cũng trở nên quan trọng hơn. Và đặc biệt là có thể chính Chúa dẫn dắt sự thờ phượng.
Đôi khi, chúng ta cũng biết rằng, một số người dẫn thờ phượng có cảm xúc mạnh và điều khiển buổi nhóm theo ý muốn của mình. Nhưng hãy để Đức Thánh Linh tự do hành động, tự do làm những điều Ngài muốn. Tất cả phải ở trong trật tự. Chính vì vậy, chúng ta rất cần cân bằng giữa cảm xúc và sự vận hành của Đức Thánh Linh.
Đặc biệt, khi ở trên sân khấu, bạn cũng cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Chúng ta cũng cần có sự linh động trong thời gian của buổi lễ. Có những buổi nhóm đặc biệt cần kéo dài nhưng cũng có những buổi nhóm cần rút gọn về thời gian. Đặc biệt trong buổi nhóm, vai trò của người dẫn chương trình rất quan trọng. Đó cũng cần là 1 người thuộc linh và đầy dẫy thánh linh để chúa dẫn dắt người đó và tạo được sự kết nối trong vòng dân sự Chúa. Để trở thành một người dẫn chương trình tốt, trước hết chúng ta cần nhớ kịch bản chung của chương trình, soạn trước nội dung sẽ nói, học thuộc lời thoại. Khi người khác nói, chúng ta có thể ôn lại kịch bản để xem điều tiếp theo chúng ta phải nói là gì. Hơn thế nữa, việc rèn luyện cách xử lý một số tình huống phát sinh cũng là một điều rất quan trọng.
Điều đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong buổi thờ phượng mà chúng ta cần phải nắm vững chính là bài giảng/chia sẻ lời Chúa. Mục sư Phạm Tuấn Nhượng đã đưa ra cho chúng ta các hình thức của bài giảng và cách thức thực hiện.
1. Bài giảng giải kinh
Là giảng luận theo 1 câu Kinh thánh, 1 đoạn, 1 sách hay 1 câu chuyện/hoàn cảnh trong kinh thánh để giúp con cái Chúa có thể hiểu đoạn Kinh thánh đó.
Bài giảng về giáo lý những chân lý nền tảng: Đức Chúa Trời, Chúa Giê-xu, Đức Thánh Linh, Sự cứu rỗi,…. Đây là phần chính trong các thư tín của sứ đồ.
Bài giảng luận lý: nếp sống cơ đốc => Đây là một phần quan trọng trong thư tín của các sứ đồ
2. Kể chuyện (bài giảng kể chuyện): chúa jesus thường áp dụng phương pháp này (câu chuyện vườn nho, người con trai hoang đàng,..)
=> gần gũi với đời thường, dễ nghe, thu hút,.. Nhưng người giảng theo lối này phải chắc lời Chúa, nắm chắc điều minh muốn đưa đến, làm chủ đc tình thế để không đi “lạc”.
3. Bài giảng mang tính “tiên tri”: chỉ hướng, giải thích thời cuộc, rao bảo tương lai, cảnh báo – cáo trách để đưa đến ăn năn, khích lệ, gây dựng, an ủi,… Những bài giảng mang tính tiên tri rất có sức mạnh.
Buổi nhóm thờ phượng không chỉ là khoảng thời gian để các tín hữu trong Hội Thánh được gặp gỡ, thông công, chia sẻ về những ân điển mà chúng ta được nhận lãnh mà hơn hết, đó là cơ hội để chúng ta có thể bước vào sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Và để có được một buổi thờ phượng hiệu quả, chúng ta cũng cần có sự đầu tư, chuẩn bị nghiêm túc. Với những chia sẻ của Mục sư Phạm Tuấn Nhượng, mỗi nhân sự trong Hội Thánh cũng đã có cái nhìn rõ nét hơn về các phần trong khâu tổ chức để qua đó, áp dụng hiệu quả trong các buổi nhóm tại địa phương.