“… dẫu rằng tôi yêu anh em thêm, mà cần phải bị anh em yêu tôi kém” (2 Cô-rinh-tô 12:15)
Tình yêu thương tự nhiên cho nhau giữa con người thường trông mong có một điều gì đó để đáp lại. Nhưng theo câu trên Phao-lô đã bày tỏ, “Đây thật không phải là điều quan trọng đối với tôi dù bạn yêu tôi hay ghét tôi cũng vậy. Dù thể nào đi nữa, tôi vẫn sẵn sàng chịu khốn khổ; sẵn sàng chịu nghèo hèn, không phải chỉ vì cớ bạn thôi, nhưng vì nhờ đó tôi sẽ có thể đưa bạn đến với Đức Chúa Trời.” “Vì anh em biết ơn của Đức Chúa Giê-su Christ chúng ta, Ngài vốn giàu, vì anh em mà tự làm nên nghèo…” (2 Cô-rinh-tô 8:9). Và quan niệm của Phao-lô về sự phục vụ cũng giống nhau với quan niệm của Cưú Chúa. Oâng không cần quan tâm đến giá mà chính ông phải trả – ông vui lòng trả mọi giá. Đây chính là nguồn vui thoả đối với Phao-lô.
Quan niệm của hội thánh truyền thống đối với một đầy tớ của Đức Chúa Trời hoàn toàn không giống chút gì theo quan niệm của Chúa Giê-su Christ. Ý kiến của Ngài là chúng ta phục vụ Ngài bằng cách trở nên đầy tớ cho kẻ khác. Ngài đã phán, người lớn hơn hết trong vương quốc Ngài là người làm đầy tớ cho mọi người khác (xem Ma-thi-ơ 23:11). Sự thử nghiệm đúng nhất về một người thánh không phải ở ý chí muốn tuyên giảng tin lành, nhưng chính là sự sẵn sàng làm các công việc như rửa chân cho các môn đồ chẳng hạn – có nghĩa sẵn sàng làm các công việc thấy dường như không quan trọng theo quan điểm của loài người, nhưng mỗi một sự việc đó rất đáng kể trước mặt Đức Chúa Trời. Niềm sung sướng của Phao-lô là dâng hết đời sống mình cho sự quan tâm của Đức Chúa Trời đối với người khác, và ông không lo ngại về giá mình phải trả. Tuy nhiên, trước khi bước vào sự phục vụ chúng ta dừng lại, đắn đo và lo âu về các quyền lợi cá nhân và tài chính của chúng ta – “Lý do gì Đức Chúa Trời muốn tôi đi đến đó? Còn lương bổng của tôi ra sao? Và thời tiết ở đó thể nào? Ai sẽ giúp đỡ săn sóc tôi? Bất cứ ai cũng bắt buộc phải suy nghĩ đến các điều nầy.” Trong công tác phục vụ Đức Chúa Trời các câu hỏi nầy chứng tỏ chúng ta vẫn còn một chỗ dành riêng cho cá nhân chúng ta. Nhưng sứ đồ Phao-lô đã không đặt điều kiện nào và cũng không dành lại cho mình một điều gì. Phao-lô đặt mục tiêu của đời sống ông theo quan niệm của Chúa Giê-su Christ là một thánh của thời Tân ước; đó là người không phải chỉ truyền giảng tin lành thôi, nhưng là một người chịu trở nên bánh bị vỡ ra và rượu tuôn trào do bàn tay của Chúa Giê-su Christ vì sự lợi ích cho người khác.
-Nguồn: Trích sách “Tất Cả Của Tôi Cho Sự Cao Cả Của Ngài”- Oswald Chambers-