Search
Thursday 21 November 2024
  • :
  • :

Thư Từ Ban Lãnh Đạo Lời Sự Sống Quốc Tế Tháng 10/2016

Thư Từ Ban Lãnh Đạo Lời Sự Sống Quốc Tế Tháng 10/2016

Kính gửi các mục sư và những người bạn trong gia đình Lời Sự Sống!

Gửi lời chào nồng nhiệt tới anh chị em!

Tôi thực sự muốn chia sẻ với anh chị em về cách tăng trưởng mạnh mẽ hơn và ngày càng có tầm ảnh hưởng hơn. Gần đây, tôi được nhắc nhở về một lời mà trước đây Đức Chúa Trời đã ban cho chúng ta: “Các con sẽ như Hội thánh Phúc Âm Toàn Vẹn Yoido (Mục sư Yongi Cho), không chỉ một mà là nhiều nơi.” Điều đó có nghĩa là một hội thánh và một dòng chảy mạnh mẽ, rộng khắp, được thiết lập xuyên châu lục, xuyên vùng miền, xuyên văn hóa nhưng vẫn là một thể thống nhất. Điều này khiến tôi nghĩ về Nê-hê-mi khi ông nói “Công việc thì lớn và kéo dài” – câu nói miêu tả rất đúng về Lời Sự Sống Quốc Tế ngày nay. Chúng ta có thể thấy điều tôi chia sẻ trong sách Nê-hê-mi.

Đây là một cuốn sách tuyệt vời nói đến việc khải tượng Chúa ban trở thành hiện thực. Nói ngắn gọn, khải tượng đó là phục hồi lại tường thành Giê-ru-sa-lem đổ nát và các cổng thành đã bị thiêu rụi, để dân Chúa có thể tự do và an tâm thờ phượng Đức Chúa Trời hằng sống. Vì Nê-hê-mi không thể làm điều này một mình nên ông đã tập hợp một nhóm người lớn để cùng nhau xây dựng.

Công việc thì lớn và kéo dài nên rất cần sự tổ chức. Là một người lãnh đạo giỏi, Nê-hê-mi cần có năng lực truyền đạt khải tượng và khích lệ dân sự dọc theo bức tường thành dài. Chương 3 của sách này cho thấy cảm quan lãnh đạo và kỹ năng tổ chức của Nê-hê-mi khi ông nhóm dân sự cùng gia đình họ lại cùng nhau, đồng thời giao nhiệm vụ ở gần những nơi liên quan đến họ. Ông đã biến việc xây tường thành trở nên một việc gần gũicá nhân! Chẳng hạn, chúng ta thấy Giê-đa-gia xây phần tường thành đối diện nhà mình. Sau đó, cũng trong chương này (câu 28, 30), chúng ta thấy các thầy tế lễ cũng xây phần tường thành đối diện nhà của họ.

Tại sao vậy? Vì Nê-hê-mi hiểu rằng vì bức tường xây ở gần nhà họ, nên họ sẽ có thêm động lực để xây nó thật vững chắc. Theo cách này, khải tượng đã trở nên rất cá nhân. Nhưng họ không xây các bức tường riêng rẽ quanh nhà mình và tách biệt khỏi những người khác. Họ xây một bức tường chung quanh cả thành phố. Điều này vừa cá nhân, lại vừa tập thể!

Chúng ta cũng thấy những cổng thành khác nhau tượng trưng những phước hạnh khác nhau. Những cổng này có thể tượng trưng với những tài sản thuộc linh, những phước hạnh và sức mạnh khác nhau trong dòng chảy Lời Sự Sống ngày nay – những điều Chúa đã ban cho các hội thánh khác nhau để chúc phước cho toàn dòng chảy. Ví dụ, cổng Chiên có thể tượng trưng cho sự tăng trưởng và mục vụ chăn bầy của Hội thánh. Cổng Cá – công cuộc truyền giáo và vươn ra, cổng Thung Lũng – công tác tư vấn, cầu thay và thương xót cho những người đang đi qua những “thung lũng” – trũng khó khăn. Cổng Phân có thể tượng trưng cho sự giải phóngcai nghiện. Cổng Nước là nơi Ê-xơ-ra nhóm dân sự lại và rao giảng về sự ăn nănnên thánh, “dùng lời để gột rửa bằng nước”.

Cổng Suối gần ao Si-lô-ê, nơi người ta rửa và khiến mình nên tinh sạch trước khi vào đền thờ. Chúa Giê-su đã sai người mù đến rửa bùn khỏi mắt mình tại đó để được chữa lành. Tại đây, Chúa Giê-su đã kêu lớn tiếng: “Nếu người nào khát, hãy đến với Ta và uống… Ngài nói điều này để chỉ về Đức Thánh Linh.” Vì vậy, điều này cũng tượng trưng cho một đời sống siêu nhiên được Đức Thánh Linh đổ đầy, dẫn dắtban quyền năng. Si-lô-ê tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là sai đi, cũng chỉ ra rằng sau khi được tinh sạch, được chữa lành, được đầy dẫy thánh linh, chúng ta có thể được sai đi để bước vào Đại Mạng Lệnh.

Chúng ta cũng thấy cổng Ngựa và cổng Mi-phơ-cát (Duyệt binh). Điều này liên quan đến đội quân. Cổng Ngựa gần với chuồng trại của nhà Vua và trong thời chiến, người ta mang ngựa đến đây. Vua Đa-vít thường tập hợp, huy động, duyệt binh và sắp xếp mọi đội quân ngoài cổng Mi-phơ-cát để họ có thể ra trận toàn thắng.

Mỗi một cổng này đều rất quan trọng và đóng vai trò thiết yếu, có phước hạnh cụ thể nhưng vẫn bị giới hạn khi đứng riêng rẽ. Trên thực tế, đơn độc thì yếu đuối, hiệp nhất thì mạnh mẽ. Thật là phước hạnh khi trở thành một phần trong điều gì đó lớn hơn và không phải một mình chống chịu mọi bão tố.

Hỡi những người bạn của tôi – tôi tin rằng dòng chảy của chúng ta có quá nhiều điều đáng để tự hào và đáng để ngợi khen Chúa. Có quá nhiều ân tứ và sự chúc phước. Nhưng khi làm việc thành một đội, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn và đóng góp vào sự đầy trọn lớn lao hơn mà mình là một phần trong đó. Chỗ nào người này yếu thì người kia mạnh. Chúng ta đều được đặt để trong những thị trấn, thành phố và nhiều vùng miền khác nhau để đạt được những nơi này. Nhưng chúng ta vẫn có một nhiệm vụ chung là xây dựng và mở rộng Vương Quốc của Đức Chúa Trời thêm ra. Sự độc đáo của chúng ta nằm ở chỗ chúng ta có rất nhiều ân tứ hợp lại. Bởi thế, tôi tin rằng chúng ta có thể trở thành một đội quân không gì cản nổi. Điều này là cần thiết trong thời kỳ chúng ta đang sống.

Thật vinh dự khi được cùng phục vụ Chúa với anh chị em!

Cho Đấng Christ và cho mùa gặt!
Christian Åkerhielm




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.