Search
Friday 26 April 2024
  • :
  • :

Ngày 05/01 – Sự Thờ Phượng

Ngày 05/01 – Sự Thờ Phượng

“Từ đó, người đi qua núi ở về phía đông Bê-tên, rồi đóng trại; phía tây có Bê-tên, phía đông có A-hi. Đoạn người lập tại đó một bàn thờ cho Đức Giê-hô-va và cầu khẩn danh Ngài” (Sáng-thế-ký 12:8)

Thờ phượng Đức Chúa Trời tức là dâng lại cho Ngài điều tốt nhất mà Ngài đã ban cho chúng ta. Hãy cẩn thận về việc sử dụng điều tốt nhất mà bạn hiện có. Bất cứ lúc nào Đức Chúa Trời ban cho bạn một ơn phước, hãy dâng lại ơn phước đó như một món quà yêu thương của bạn cho Ngài. Hãy dành thì giờ tĩnh nguyện trước mặt Đức Chúa Trời và dâng lên Ngài ơn phước đã nhận được bằng hành động tình nguyện thờ phượng Ngài. Nếu bạn cứ giữ lại cho riêng mình, các ơn phước đó sẽ trở nên các thứ ôi thối thiêng liêng, giống như bánh ma-na khi bị trữ lại (xem Xuất Ê-díp-tô ký16:20). Đức Chúa Trời sẽ không bao giờ cho phép bạn giữ các ơn phước thiêng liêng hoàn toàn cho riêng bạn. Ơn phước đó phải được dâng lại cho Ngài để Ngài lấy đó làm thành ơn phước cho người khác.

Bê-tên tượng trưng cho sự tương giao với Đức Chúa Trời, và A-hi là tiêu biểu cho thế giới hình thức. Aùp-ram “đóng trại” mình giữa hai nơi đó. Giá trị bền vững của sự công khai phục vụ Đức Chúa Trời được đo lường bằng chiều sâu của sự tương giao mật thiết với Ngài và thì giờ riêng biệt chúng ta dành cho Ngài, và trở nên một với Ngài. Thờ phượng Chúa trong vội vã, lui tới giữa sự bận rộn là sai lầm – lúc nào chúng ta cũng có dư dật thì giờ cho sự thờ phượng Đức Chúa Trời. Dàønh một số ngày riêng cho sự tĩnh tâm cũng có thể là một cạm bẫy, đem chúng ta xa khỏi nhu cầu tương giao hằng ngày với Đức Chúa Trời. Đây là lý do tại sao chúng ta phải “đóng trại” cho chúng ta, nơi mà chúng ta luôn luôn có thì giờ yên lặng với Ngài, mặc dù thì giờ của chúng ta với thế giới bên ngoài có ồn ào đến đâu đi nữa. Đời sống thiêng liêng không phải là một đời sống được khẳng định với ba mức độ – thờ phượng, chờ đợi, và làm việc. Tuy nhiên, có một vài người trong chúng ta, giống như những con ếch thiêng liêng, nhảy từ sự thờ phượng sang sự chờ đợi, từ sự chờ đợi sang việc làm. Ý muốn của Đức Chúa Trời là cả ba thái độ nầy phải hợp lại với nhau như một. Giống như Cứu Chúa đã luôn luôn thể hiện các đặc tính nầy qua đời sống Ngài với một sự hoà hợp tuyệt đối. Đây là một kỷ luật cần phải được phát triển, vì không thể chỉ qua một ngày hay một đêm mà có thể có được.

-Nguồn: Trích sách “Tất Cả Của Tôi Cho Sự Cao Cả Của Ngài” – Oswald Chambers-




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.