Loisusong.net – Đây là một nghiên cứu khá toàn diện và cụ thể về các Hội thánh Tin lành lớn nhất tại Mỹ do Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo Hartford và Mạng lưới Lãnh đạo thực hiện. “Trông người lại nghĩ đến ta”, bài nghiên cứu có khá nhiều thông tin quan trọng để ta thấy xấu mà tránh, thấy tốt mà theo.
Ngày nay, những Hội Thánh lớn tại Mỹ có ít chỗ ngồi hơn nhưng lại thường xuyên kín chỗ. Họ nhận được nhiều tiền hơn, nhưng sự dâng hiến lại giảm sút. Họ làm lễ Tiệc Thánh hằng tuần nhiều hơn bao giờ hết, nhưng lại hợp tác với những Hội Thánh khác ít hơn bao giờ hết. Họ có ít xung đột hơn những Hội Thánh nhỏ hơn, nhưng khi xung đột xảy ra thì họ lại mất nhiều nhân sự và tiền dâng hiến phần mười hơn.
Năm năm trước đây, thánh đường của một Hội Thánh lớn điển hình có khoảng 1500 chỗ ngồi cho buổi thờ phượng. Ngày nay, con số này đã giảm xuống còn 1200 chỗ.
Tuy nhiên, số ghế ngồi này lại hay chật kín hơn: Hiện tại, trung bình các Hội Thánh lớn có khoảng năm nhóm thờ phượng vào mỗi cuối tuần, gần hai phần ba (62%) tổ chức các buổi nhóm tại nhiều địa điểm khác nhau, tăng khoảng 16% so với năm 2010.
Biểu đồ 1: Số Hội Thánh lớn và có mặt tại nhiều địa điểm tiếp tục tăng đáng kể
Nhiều người mặc định rằng những Hội Thánh lớn cực kỳ thành công trong khi những Hội Thánh nhỏ phải tranh chiến nhiều. Tuy nhiên, mọi việc lại không đơn giản như vậy. Những Hội Thánh lớn vẫn rất quan trọng, nhưng thậm chí họ còn bị tác động bởi những thay đổi về văn hóa, xã hội. Một trong số đó là số lượng người trung tín đến Hội Thánh giảm đi. Năm 2005, hằng tuần, gần như toàn bộ (96%) số người tham gia Hội Thánh lớn đều đi nhóm. Nhưng đến năm 2015, con số này giảm chỉ còn 82%.
Biểu đồ 2: Các thành viên trong Hội Thánh dự các buổi thờ phượng không đều như trước
Hoạt động dâng hiến cũng trì trệ hơn. Năm 2005, các Hội Thánh lớn báo cáo lượng thu nhập trung bình ở vào khoảng 4.6 tỉ đô-la. Năm 2015, con số này tăng nhẹ lên là 4.7 tỉ đô-la, nhưng theo báo cáo, điều đó thực chất lại là một sự giảm sút: “Nếu họ giữ được tốc độ như cũ thì lượng dâng hiến hiện tại phải ở vào khoảng 6.5 tỉ đô-la mới tương xứng với mức độ lạm phát.”
Biểu đồ 3: Nhận thức về sức khỏe tài chính được nâng cao, tuy nhiên lượng thu nhập thực sự lại không biến đổi nhiều.
Một yếu tố thúc đẩy người ta dâng hiến nhiều hơn là khi Hội Thánh nhấn mạnh nhiều hơn vào việc truyền giáo ra toàn cầu. Các hội chúng tuyên bố rằng việc truyền giáo ra toàn cầu là “đặc trưng của Hội Thánh chúng ta” có lượng dâng hiến trung bình là 1.960 đô-la một người, trong khi các hội chúng chỉ nhận mạnh “phần nào” vào việc truyền giáo toàn cầu chỉ có lượng dâng hiến trung bình vào mức 1.249 đô-la một người.
Biểu đồ 4: Các Hội Thánh nhấn mạnh nhiều hơn vào truyền giáo nhận được sự dâng hiến về tài chính nhiều hơn
Dù trì trệ trong việc dâng hiến nhưng các Hội Thánh lớn đều cho rằng họ đang lành mạnh hơn 10 năm về trước. Phần lớn các Hội Thánh trong nghiên cứu (88%) có lượng người tham dự tăng trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến 2014. Chỉ 1/10 (11%) giảm lượng người tham dự.
Biểu đồ 5: Đa phần các Hội Thánh đều tăng trưởng, thường là ở mức cao
Những Hội Thánh mới – thành lập từ năm 1990 – có xu hướng tăng trưởng nhanh hơn những Hội Thánh cũ. Họ có tỉ lệ tăng trưởng khổng lồ: tăng 91% trong vòng năm năm trong khi các Hội Thánh thành lập trước năm 1990 chỉ tăng khoảng 39%. Các Hội Thánh trẻ cũng có nhiều người dưới 35 tuổi (23%) hơn các Hội Thánh cũ.
Biểu đồ 6: Các Hội Thánh trẻ có nhiều lợi thế nhưng cũng không ít khó khăn
Thu hút những người trẻ tuổi là một thách thức đối với tất cả các Hội Thánh lớn. Một phần là vì những Hội Thánh lớn trội hơn trong việc thu hút những người đã lập gia đình. Theo đó, chỉ khoảng một phần ba người trẻ trong Hội Thánh còn độc thân, trong khi họ chiếm tới hai phần ba nhóm tuổi này trong tổng dân số quốc gia.
Việc thu hút những thanh niên trẻ dường như phụ thuộc vào chủ ý. Những hội chúng không chú trọng thu hút người trẻ chỉ có 13% người tham dự trong độ tuổi 18-34. Con số này là 20% đối với những Hội Thánh đặt người trẻ tuổi là ưu tiên hàng đầu.
Biểu đồ 7: Càng tập trung nhiều vào người trẻ thì tỉ lệ thanh niên trong Hội Thánh của bạn càng lớn.
Đồng thời, những đổi mới vốn thuộc về những Hội Thánh lớn lại đang giảm đi. Năm 2010, khoảng một nửa số Hội Thánh (54%) nói rằng họ sẵn sàng tiếp nhận những thách thức mới, tới nay, con số này giảm xuống chỉ còn một phần ba (37%).
Biểu đồ 8: Các Hội Thánh lớn đang giảm mức độ sẵn sàng thay đổi để tiếp nhận thử thách mới
Rất có thể là do những người mục sư: Trước đây, họ từng sử dụng những thực hành sáng tạo để khiến Hội Thánh tăng trưởng, nhưng giờ đây, khi lớn tuổi hơn, họ lại ngại thay đổi.
Biểu đồ 9: Các mục sư lớn tuổi hơn dường như thiếu cởi mở với những đổi mới trong việc thờ phượng và ngại thay đổi để tiếp nhận những thách thức mới.
Biểu đồ 10: Khi được truyền cảm hứng, buổi nhóm thờ phượng của Hội Thánh lớn sẽ được xếp hạng cao nhất.
Công việc của mục sư có thể đạt đỉnh khi họ đã ở trong Hội Thánh được khoảng 15 năm. Hầu hết các Hội Thánh lớn (91%) có mục sư đương nhiệm trong vòng 15 đến 19 năm đều tích cực và chú trọng vào thuộc linh. Ba phần tư (77%) số Hội Thánh này cho biết mình có sứ mệnh và khải tượng rõ ràng.
Biểu đồ 11: Mục sư càng lớn tuổi thì càng dễ trở thành Mục sư của Kỷ nguyên tăng trưởng lớn nhất trong Hội Thánh
Biểu đồ 12: Các Hội Thánh đạt tỉ lệ rất cao trong sự tin quyết về sứ mệnh và mục đích của mình
Có thể đánh giá sức mạnh thuộc linh dựa trên một tiêu chí khác: các nhóm nhỏ. Các Hội Thánh lớn chú trọng đặc biệt vào gia tăng và đa dạng hóa các nhóm nhỏ có tỉ lệ vững mạnh trong thuộc linh cao nhất (77%) so với các Hội Thánh thiếu tin quyết về các nhóm nhỏ (34% vững mạnh trong thuộc linh) hoặc các Hội Thánh không chú trọng tới các nhóm nhỏ (27%).
Biểu đồ 13: Hội Thánh càng chú trọng tới nhóm nhỏ thì càng vững mạnh về mặt thuộc linh.
Theo báo cáo, các nhóm nhỏ cũng là một cách giúp các Hội Thánh lớn thống kê được số lượng tín đồ, từ đó trở nên cam kết hơn. Những Hội Thánh không chú trọng vào việc thống kê lượng thành viên tham gia và sống trung tín chỉ có 64% tín đồ tích cực. Trái lại, các Hội Thánh coi trọng việc thống kê tín đồ có tới 96% tín đồ tham gia tích cực.
Biểu đồ 14: Càng thống kê tốt thì tín đồ càng cam kết hơn
Sau đây là một số thống kê khác:
Biểu đồ 15: Số lượng đàn Organ và ca đoàn giảm đi về số lượng
Biểu đồ 16: Các Hội Thánh lớn ít tham gia sinh hoạt cùng các Hội Thánh khác hơn
Các Hội Thánh lớn cho biết họ có ít xung đột hơn các hội chúng nhỏ hơn (43% so với 38%), nhưng khi xung đột xảy ra, họ dễ mất nhân sự (12% so với 5%) hoặc các khoản dâng hiến (9% so với 6%) hơn. Các hội chúng nhỏ hơn dễ mất tín đồ hơn các Hội Thánh lớn (29% so với 24%).
Biểu đồ 17: Các Hội Thánh lớn ít xung đột hơn nhưng khi xung đột xảy ra, họ dễ mất nhân sự và các khoản dâng hiến hơn
Cứ 10 mục sư trong Hội Thánh lớn thì có 4 người nói rằng họ có sẵn kế hoạch để đào tạo thế hệ kế cận.
Biểu đồ 18: 57% các mục sư trong Hội Thánh lớn xếp hạng kế hoạch đào tạo thế hệ kế cận ở mức tốt hoặc đang cải thiện
Biểu đồ 19: Các mục sư trong Hội Thánh lớn đang sẵn sàng hơn trong việc chuyển giao cho thế hệ kế cận
– Tác giả bài viết: Bob Smietana –
– Nguồn: christianitytoday.com –
– Lược dịch: Nguyễn Hằng –