Search
Thursday 21 November 2024
  • :
  • :

Đánh Giá Mức Độ Bách Hại Cơ Đốc Giáo Toàn Cầu

Đánh Giá Mức Độ Bách Hại Cơ Đốc Giáo Toàn Cầu

Loisusong.net – Chúa Giê-su, Đấng bị loài người đóng đinh trên thập tự, đã từng nói: “Nếu họ đã bắt bớ Ta, ắt cũng sẽ bắt bớ các ngươi.” (Giăng 15:20). Lịch sử cho thấy thực tế đúng như điều Chúa đã cảnh báo. Hằng năm, Open Doors (một tổ chức phi hệ phái với sứ mạng ủng hộ các Cơ đốc nhân bị bắt bớ trên toàn cầu) đều đưa ra đánh giá về mức độ bách hại Cơ đốc giáo tại các quốc gia trên thế giới. Hãy xem năm nay tình hình có gì thay đổi, để thêm lời tạ ơn và cầu nguyện!

Theo danh sách của tổ chức Open Doors (Những Cánh Cửa Mở) – một tổ chức phi hệ phái nhằm ủng hộ những Cơ Đốc Nhân phải chịu sức ép vì niềm tin nơi Chúa – phát hành ngày 13 tháng 1 (2016), trong 14 năm liền, Bắc Triều Tiên luôn đứng đầu bảng xếp hạng những nước bắt bớ Cơ Đốc dữ dội nhất. “Chứng hoang tưởng độc tài” của Bắc Triều Tiên đã khiến quốc gia này liên tục đứng đầu top 50, đặc biệt sau vụ công bố thử thành công bom nhiệt hạch vào ngày 06 tháng 01.

Tuy nhiên, cũng theo Open Doors, khoảng cách giữa Bắc Triều Tiên và phần còn lại của thế giới đang thu hẹp lại.

Với 49 nước còn lại trong danh sách, “Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan” là nguồn gây sức ép chính và ngày càng lớn đối với Cơ Đốc Nhân. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn tới tình trạng bắt bớ trong 9 nước còn lại trong top 10 và trong 36 nước trong top 50. Nhiều nước nằm trong danh sách năm 2016 có cùng một nguyên nhân: Nhà Nước Hồi Giáo tự xưng.

“IS và các tổ chức liên quan đã phạm những tội ác dã man trên lãnh thổ nhiều nước – một điều chưa từng có trong lịch sử: trên đất Libya, Kenya, Ai-cập, mà đỉnh cao là cuộc thảm sát tại Paris ngày 13 tháng 11 và tại San Bernardino, Mỹ ngày 2 tháng 12 năm 2015,” Giám đốc Xu hướng Chiến lược Ron Boyd-MacMillan của Open Doors đã viết trong một phân tích kèm theo danh sách: “Trên toàn cầu, dường như không ai được an toàn khỏi tầm hoạt động của những phần tử thánh chiến mới nổi này. Chúng có thể chiêu mộ, cải đạo và huấn luyện bất kỳ ai qua mạng Internet.”

Trong suốt 12 tháng kể từ 31/10/2014 đến 31/10/2015, IS đã mở rộng tầm ảnh hưởng của mình tại những nơi mà người ta không ngờ tới. Nhiều phần tử ở các nước khác như Nigeria và Libya tình nguyện đứng vào hàng ngũ IS sau khi thực hiện tội ác giữa vòng lượng Cơ Đốc nhân ít ỏi của nước mình.

Open Doors cũng cho hay, chính phủ của khu vực người Kurd ở miền bắc I-rắc “đang ra lệnh bán đất của một số khu dân cư Cơ Đốc cho các gia đình Hồi giáo,” trong khi vùng này là một nơi ẩn náu tương đối an toàn cho hàng ngàn Cơ Đốc nhân từ Mosul và vùng Đồng bằng Nineveh khỏi lực lượng IS.

Trước lo ngại chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan mở rộng tầm ảnh hưởng, nhiều chính phủ đã kiểm soát chặt chẽ tất cả những gì mà họ coi là “cực đoan”, bao gồm cả Cơ Đốc giáo. Boyd-MacMillan nhận định: “Các chính quyền Trung Á đã và đang theo dõi các hoạt động của hội thánh ngày càng sát sao hơn, một động thái điển hình cho cái gọi là “năm của sự sợ hãi.”

Tại Châu Phi, sức ép trên Cơ đốc Nhân tiếp tục gia tăng. Đây là xu hướng mới nổi kể từ năm 2012 khi phong trảo Arab Spring (một làn sóng cách mạng với các cuộc nổi dậy, diễu hành, biểu tình– N.D) lan ra khắp các quốc gia trong thế giới Ả Rập. 16 trong số top 50 quốc gia chịu bắt bớ nặng nề là các nước châu Phi, con số này lớn hơn cả 14 nước vùng Trung Đông và Vịnh Ba Tư. Top 65 nước chịu bắt bớ nặng nề còn liệt kê thêm tới 9 nước Châu Phi.

“Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan trên thế giới hiện có hai trung tâm, một ở Trung Đông, một ở phía nam sa mạc Sa-ha-ra,” Boyd-MacMillan cho biết. “Xét về mặt số lượng, bắt bớ trong khu vực này vượt xa những gì đang xảy ra ở Trung Đông.”

Ấn Độ – nền dân chủ lớn nhất thế giới do Đảng Bharatiya Janata người Hin-đu cầm quyền – lần đầu tiên có mặt trong top 20. Quân đội Hin-đu đang gây áp lực cho các nhóm tôn giáo thiểu số, đặc biệt là Hồi giáo và Cơ đốc Giáo.

Trong báo cáo thường niên năm 2015, Ủy ban Tự do Tôn giáo Hoa Kỳ cho biết: “Năm vừa qua, các cộng đồng Cơ Đốc ở nhiều hệ phái phải gánh chịu thêm nhiều hành động quấy rối và bạo lực như đánh đập, đốt phá, lăng mạ Kinh thánh và các hội thánh, làm gián đoạn các buổi nhóm. Trong khi đó, cảnh sát địa phương lại phớt lờ công tác bảo vệ, hiếm khi điều tra sự việc, từ chối nhận đơn khiếu nại và trong một vài trường hợp còn khích động các Cơ Đốc nhân cải đạo hoặc giấu nhẹm đức tin của mình.”

– Nguồn: worldwatchmonitor.org –

– Người dịch: Hoàng Xoa –

Bấm vào link sau để biết vị trí của từng quốc gia (trong đó có Việt Nam)
https://www.worldwatchmonitor.org/2016/01/2016WWLmain




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.