Hội Thánh Tin Lành Lời Sự Sống – Chúng ta đang có cơ hội hiếm hoi trong lịch sử để chia sẻ về Chúa Cứu Thế.
Trong những ngày đầu của khủng hoảng Chiến tranh Cách mạng Hoa Kỳ, Thomas Paine viết một chuỗi bài luận mang tên “Khủng hoảng Hoa Kỳ.” Ông đã mở đầu chuỗi bài bằng những câu từ đã trở nên nổi tiếng trong thời hiện đại: “Đây là những thời kỳ thử thách linh hồn của con người.”
Chiến tranh có cách để làm điều đó.
Đại dịch cũng vậy.
Cơn khủng hoảng toàn cầu mà chúng ta đang đối mặt đã ảnh hưởng mạnh mẽ, thậm chí là khủng khiếp tới cuộc sống thường nhật. Chúng ta thấy sự căng thẳng của các y bác sĩ. Mọi tiếng ho khiến chúng ta lo lắng về Virus, nhiều người trong chúng ta quen biết với những người bị nhiễm Virus. Giàu hay nghèo, chính trị gia hay công nhân ca kíp, diễn viên nổi tiếng hay người vô gia cư, Virus đều lây nhiễm cả, không nể vị ai.
Thế nhưng khủng hoảng không chỉ ngắt quãng guồng quay của cuộc sống bình thường. Thực ra chúng có cách khiến người ta dễ tiếp nhận thay đổi hoặc sự đổi mới hơn. Các mục sư bỗng nhiên rất cởi mở với việc trực tiếp các buổi nhóm. Các nhóm nhỏ cởi mở với những buổi nhóm qua mạng. Các bậc cha mẹ cởi mở hơn với một hình thức home schooling nào đó.
Hãy mau chia sẻ Tin lành trong tuần này
Đúng là những thời kỳ như thế này thử thách linh hồn của chúng ta. Chúng cũng kêu gọi các tín đồ mau chóng chia sẻ về Chúa Cứu Thế. Một trong những hệ quả của thời điểm này là những người vô tín cởi mở với Tin lành hơn. Tôi sẽ đưa ra một số nghiên cứu về vấn đề này và một vài hành động thiết thực trong thời kỳ quan trọng này trong khi làm chứng.
Một nghiên cứu của LifeWay Research khám phá ra rằng bốn hoàn cảnh (lấy từ một danh sách dài hơn) khiến người ta cởi mở nhất với những cuộc trò chuyện thuộc linh.
• Sau một thảm họa tự nhiên – 34%
• Sau một khủng hoảng lớn của đất nước – 38%
• Trong mùa Phục sinh – 38%
• Trong mùa Giáng sinh – 47%
Bạn thấy đó, chúng ta đang trải qua ba trong bốn lý do quan trọng TRONG CHÍNH TUẦN NÀY. Và đây có lẽ là thời kỳ cởi mở nhất về mặt thuộc linh mà bạn từng có trong đời.
Trong cuốn You Found Me (Ngài tìm thấy con) của Rick Richardson, nghiên cứu chỉ ra ba lý do quan trọng nhất mà những người vô tín đưa ra khi họ tìm đến hội thánh để được giúp đỡ. Chúng ta đang trải nghiệm tất cả: đối mặt với cái chết, mất người thân yêu, hoặc đối mặt với khủng hoảng y tế:
Chúng ta đang ở trong thời kỳ có một không hai trong đời để nói về Chúa Cứu Thế cho những người khác một cách yêu thương, ân cần, theo đúng nghĩa đen. Nghiên cứu này cũng thể hiện tầm quan trọng của việc bày tỏ những ngụ ý của Tin lành khi chia sẻ về nó.
Chúng ta cần BÀY TỎ và chia sẻ.
Hội thánh Cơ Đốc được kêu gọi để quan tâm đến những người dễ bị tổn thương, bởi lẽ Kinh thánh đã nhắc nhở chúng ta rằng Chúa Cứu Thế đã yêu chúng ta trước và chết cho chúng ta, để chúng ta có thể được tha thứ và làm hòa với Đức Chúa Trời. Chúng ta yêu những người khác vì hiểu rằng Chúa đã làm cho chúng ta bao điều, và rằng Ngài kêu gọi chúng ta sống trong ánh sáng của tình yêu đó. Đã nhiều thế kỷ, người ta biết đến Cơ Đốc nhân nhờ sự quan tâm ân cần. Không phải lúc nào cũng như vậy, nhưng thường là như vậy. Ấy vậy mà ngày nay, người ta những anh chị em Tin lành của tôi và chính tôi vì đã quan tâm đến chính mình hơn là những người lân cận.
Hãy để ý đến biểu đồ tiếp theo – biểu đồ thể hiện tương quan mạnh mẽ giữa cách chúng ta hiện thực hóa đức tin của mình và mức độ tiếp nhận của những người vô tín khi chúng ta làm chứng:
Nội dung biểu đồ: “Điều nào (nếu có) trong những điều sau sẽ khiến bạn muốn nghe những gì người tin Chúa nói hơn?”
Tôi thấy họ đối xử với những người khác tốt hơn vì họ tin Chúa: 32%
Tôi thấy họ quan tâm đến những nhu cầu của người khác vì họ tin Chúa: 31%
Tôi thấy họ hạnh phúc hơn vì họ tin Chúa: 26%
Tôi thấy họ đứng lên chống lại sự bất công vì họ tin Chúa: 24%
Tôi thấy họ dùng đức tin của mình để giải quyết những vấn đề trong cộng đồng: 22%
Tôi thấy họ dùng đức tin của mình để giải quyết được những vấn đề cá nhân của họ: 22%
Tôi thấy nhiều dân tộc/chủng tộc cùng làm việc với nhau trong một hội thánh: 21%
Bạn có thể thấy nghiên cứu chỉ ra điều gì. Chúng ta đang có cơ hội hiếm hoi trong lịch sử để chia sẻ về Chúa Cứu Thế. Đây là thời kỳ mà chúng ta cần tập trung chia sẻ về Chúa Cứu Thế cách dạn dĩ và say mê.
Đây có thể là thời khắc cởi mở nhất trong đời chúng ta. Bạn sẽ dành thời gian này để chia sẻ về Chúa Cứu Thế trong tuần này chứ?
Những điều chúng ta có thể làm ngay lúc này
Dưới đây là mười ý tưởng để bạn chia sẻ Tin mừng cách dạn dĩ và rõ ràng trong tuần này.
1. Cầu nguyện cho khu mình đang sống, đi bộ và tìm cách chia sẻ về Chúa Cứu Thế với một người hàng xóm trong tuần này (tất nhiên là trong khi giãn cách xã hội rồi).
2. Livestream trên facebook hoặc đăng video lên Instagram vào lễ thương khó, chia sẻ về những gì Chúa Cứu Thế đã làm cho chúng ta vượt trên cả đại dịch mà chúng ta đang phải đối mặt.
3. Viết lời chứng của mình. Đăng nó lên vào Lễ Thương khó trên trang mạng xã hội cá nhân.
4. Gửi email Thương khó có nội dung là lời chứng cá nhân, gửi đến mọi người trong sổ địa chỉ của bạn
5. Gọi cho hàng xóm, người thân, bạn bè hoặc bất cứ người nào khác mà bạn biết, những người chưa tin Chúa và hỏi họ xem họ muốn bạn cầu nguyện cho điều gì. Nếu thấy có cơ hội, hãy chia sẻ về Chúa Cứu Thế.
6. Đăng những câu Kinh thánh chứa nhiều nội dung Tin lành trên mọi trang trong ngày Thương Khó. Phân tích về những câu như Rô-ma 5:6-8, 10:9-13, Giăng 14:6.
7. Nếu bạn là mục sư, hãy giảng Tin lành trong Chúa nhật Phục sinh. Có lẽ tôi không cần nói thì các bạn cũng biết điều này, nhưng trong thời này thì cứ nói cho chắc. Hãy giảng về thập tự giá, kêu gọi tội nhân ăn năn, thúc giục người ta đáp ứng với ân điển của Chúa. Và hãy mạnh mẽ kêu gọi người ta đáp ứng với Tin lành.
1. Tìm cơ hội để bày tỏ sự đồng cảm với bất cứ ai mà bạn gặp, dù gặp trực tiếp, qua điện thoại hay Internet. Hãy nhớ rằng người ta không quan tâm lắm đến những gì bạn biết nếu họ không biết bạn quan tâm họ đến đâu.
2. Trong mùa dịch, hãy cầu nguyện lời cầu nguyện này mỗi ngày: “Chúa ơi, xin ban cho con sự dạn dĩ để công bố về Tin lành theo cách chưa từng có. Xin ban cho con cơ hội chia sẻ về Chúa Cứu Thế với ai đó.”
3. Hãy liên lạc với bất cứ người lớn tuổi nào mà bạn biết. Hỏi họ xem tình trạng thuộc linh của họ ra sao và đề nghị cầu nguyện cho họ. Hãy chia sẻ lời chứng của bạn với họ.
Tất nhiên là hãy xây dựng những mối quan hệ để có nhiều cơ hội chia sẻ Tin lành trong tương lai. Tuy nhiên, hãy nhớ mời người ta đến những buổi lễ Phục Sinh nữa.
Tiếp tục làm chứng
Bạn có thể quen những người hàng xóm hoặc những người khác mà bạn không quen trước đại dịch. Đây có thể là cơ hội để chia sẻ về Chúa Cứu Thế sau khi khủng hoảng kết thúc. Như thường lệ, hãy thể hiện sự khiêm nhường và tự tin thật sự trong Chúa. Đừng thể hiện là “Ta thánh khiết hơn ngươi”, hãy thừa nhận là bạn cũng lo lắng, nhưng cũng hãy mau miệng làm chứng rằng Đức Chúa Trời lớn hơn khủng hoảng hiện tại của chúng ta.
Đất nước chúng ta đã mất rất nhiều trong những ngày này. Thế giới có thể không hiểu điều đó, và thậm chí còn cố gắng đả kích chúng ta vì chia sẻ đức tin của mình trong thời kỳ khó khăn.
Ấy thế nhưng, những việc làm phục vụ của chúng ta, cộng với những lời làm chứng trong thời kỳ cởi mở này có thể tác động tới nhiều cuộc đời trong tuần này – và những tuần tiếp theo.
Nguyện chúng ta – hội thánh của Chúa – làm chứng về Đấng đã đến để tìm và cứu những người hư mất.
Tác giả bài viết, Ed Stetzer là giám đốc điều hành của Trung tâm Billy Graham, hiệu trưởng Đại học Wheaton và xuất bản những tài liệu lãnh đạo hội thánh qua Mission Group.
Nguồn: christianitytoday.com
Hannah dịch