Search
Saturday 27 April 2024
  • :
  • :

Cơ Quan Quản Lý Cổ Vật Israel Công Bố Dòng Chữ Có Từ 3100 Năm Trước về Tên Của Quan Xét Ghê-đê-ôn Trong Kinh Thánh

Cơ Quan Quản Lý Cổ Vật Israel Công Bố Dòng Chữ Có Từ 3100 Năm Trước về Tên Của Quan Xét Ghê-đê-ôn Trong Kinh Thánh

Hội Thánh Tin Lành Lời Sự Sống – Hôm qua, thứ hai ngày 12/07/2021 cơ quan quản lý cổ vật Israel đã công bố một dòng chữ có niên đại cách đây 3100 năm. Dòng chữ này mang tên một thẩm phán trong Kinh Thánh và được phát hiện trong cuộc khai quật tại Khirbat er-Ra’i, gần Kiryat Gat ở Quận phía Nam của Israel.

Dòng chữ này được viết là “Jerubbaal” đây chính là cái tên ít được biết đến hơn của Ghê-đê-ôn, một quan xét nổi tiếng của Israel trong thời đại Các Quan Xét “Qua ngày sau, Giê-ru-ba-anh, tức là Ghê-đê-ôn, và cả dân sự đồng theo người đều dậy sớm, đi đến đóng trại gần bên suối Ha-rốt.” Các Quan Xét 7:1. Công bố này như là lời khẳng định về một thời kỳ có thật trong lịch sử Do Thái được chép lại cách chính xác trong Kinh Thánh. Qua điều này cũng cho thấy những ghi chép của Kinh Thánh là thật và người ta có thể tìm được những dữ liệu về nó.

Ghê-đê-ôn là vị quan xét được biết đến nhiều trong Kinh Thánh. Ông chính là người đã đánh đuổi người Midianites (Ma-đi-an) chỉ với 300 người. Trận chiến đó diễn ra ở Thung lũng Jezreel bên bờ suối Harod, cách Khirbet a-Ra’i khoảng 120 km về phía bắc ngày nay. Câu chuyện kỳ diệu về chiến thắng này đã được kể lại trong Các Quan Xét 7.

Dòng chữ được phát hiện tại Khirbet a-Ra’i , một địa điểm khai quật ở vùng đất thấp của Judea, chỉ cách Tel Lachish bốn km về phía tây. Mảnh vỡ chứa dòng chữ này được các nhà khảo cổ tìm thấy vào cuối thế kỷ thứ 12 TCN. Các nhà khảo cổ đã cho biết “Tên Jerubbaal (Giê-ru-ba-anh) chỉ xuất hiện trong Kinh Thánh trong thời kỳ Các Quan Xét, và bây giờ nó được phát hiện trong việc khai quật ở địa tầng có niên đại từ thời kỳ này”.

 

Dòng chữ bằng mực được viết trên một cái bình nhỏ chứa khoảng một lít chất lỏng. Các nhà khảo cổ học giả định rằng chiếc bình có thể đã chứa một chất lỏng quý giá như dầu, nước hoa hoặc thuốc. Cũng theo các nhà khảo cổ thì các bản khắc từ thời kỳ đó là cực kỳ hiếm. Phát hiện được giải mã bởi chuyên gia biểu tượng Christopher Rolston của Đại học George Washington, đánh dấu lần đầu tiên cái tên Jerubbaal (Giê-ru-ba-anh) được nhắc đến bên ngoài Kinh thánh.

Trước trận chiến của Ghê-đê-ôn với người Ma-đi-an. Các quan xét đã nói đến thử nghiệm của Chúa trước Ghê-đê-ôn. “Trong cũng một đêm ấy, Đức Giê-hô-va phán cùng Ghê-đê-ôn rằng: Hãy bắt con bò đực tơ của cha ngươi, và một con bò đực thứ nhì bảy tuổi, rồi phá dỡ bàn thờ thần Ba-anh tại nhà cha ngươi, và đánh hạ hình tượng A-sê-ra ở trên đó. Đoạn, tại nơi chót hòn đá nầy, ngươi sẽ lập một bàn thờ cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi, và sắp đặt mọi việc; rồi hãy bắt con bò đực thứ nhì, dâng làm của lễ thiêu với gỗ hình tượng A-sê-ra mà ngươi đã đánh hạ.” (Các Quan Xét 6: 25-26). Điều này đã dẫn đến việc ông được đặt tên là Jerubbaal (Giê-ru-ba-anh)

Bởi Ghê-đê-ôn vâng lời Chúa để phá hủy tượng thần Ba-anh mà người dân thành đó đã kiếm cách giết ông. Cha của Ghê-đê-ôn đã nói rằng nếu Ba-anh là một vị thần thì Ba-anh phải đủ mạnh trả thù và giết chết Ghê-đê-ôn. “Vậy, trong ngày đó người ta gọi Ghê-đê-ôn là Giê-ru-ba-anh mà rằng: Ba-anh phải tranh luận cùng người, vì Ghê-đê-ôn có phá dỡ bàn thờ của hắn!” (Các Quan xét 26: 32). (Giê-ru-ba-anh, nghĩa là Ba-anh phải tranh-luận lấy)

Đức Chúa Trời sử dụng Ghê-đê-ôn trong thời kỳ này để giải cứu dân Y-sơ-ra-ên khỏi sự áp bức của người Ma-đi-an, dẫn đến bốn mươi năm hòa bình cho dân tộc này. Ảnh hưởng của Ghê-đê-ôn đến Israel mạnh đến mức mà người Do Thái muốn ông làm vua họ. Ghê-đê-ôn đã từ chối, ông nói “Ta chẳng quản trị các ngươi, con trai ta cũng không quản trị các ngươi đâu; Đức Giê-hô-va sẽ quản trị các ngươi.”(Các Quan Xét 8:23).

Các cuộc khai quật tại Khirbet a-Ra’i đã được tiến hành, dưới sự chỉ đạo của Giáo sư Yosef Garfinkel, Saar Ganor, Tiến sĩ Kyle Keimer và Tiến sĩ Gil Davies. Đây là những người đại diện cho Viện Khảo cổ học tại Đại học Hebrew của Jerusalem, Cơ quan Cổ vật Israel, và Đại học Macquarie ở Sydney, Australia.

Garfinkel và Ganor đã tóm tắt ý nghĩa của khám phá: “Có một cuộc tranh luận đáng kể về việc liệu Kinh thánh có phản ánh thực tế hay không và liệu nó có ghi lại chính xác lịch sử từ thời Các Quan Xét và thời của Vua Đa-Vít hay không”. Và các nhà khảo cổ học đã cho biết. “Tên Jerubbaal (Giê-ru-ba-anh) chỉ xuất hiện trong Kinh Thánh trong thời kỳ Các Quan Xét, và bây giờ nó được phát hiện trong việc khai quật ở địa tầng có niên đại từ thời kỳ này. Theo cách tương tự, cái tên Ishbaal (Ích-bô-sết), vốn chỉ được nhắc đến trong Kinh thánh trong thời kỳ của Vua Đa-Vít, đã được tìm thấy trong các địa tầng có niên đại vào thời kỳ đó tại địa điểm Khirbat Qeiyafa. Thực tế là có những cái tên giống hệt nhau được đề cập trong Kinh thánh và cũng được tìm thấy trong các mảnh bia khảo cổ được tìm thấy từ các cuộc khai quật khảo cổ cho thấy rằng những ký ức đã được lưu giữ và lưu truyền qua nhiều thế hệ”.

Biên tập bởi Mục Vụ Do Thái Lời Sự Sống Việt Nam




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.