“ Ngài gánh tội lỗi chúng ta trong thân thể Ngài trên cây gỗ” (1 Phi-e-rơ 2:23*)
Thập tự giá của Đấng Christ là một lẽ thật bày tỏ về sự kết án của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi. Không bao giờ nên kết hợp ý nghĩa của sự tuận đạo với ý nghĩa của Thập tự giá của Đấng Christ. Thập tự giá là một chiến thắng tối thượng, và làm rúng động cả nền tảng của địa ngục. Không có gì xác thực hơn trong lịch sử nhân loại và tồn tại mãi mãi bằng biến sự mà Cứu Chúa Giê-su Christ đã hoàn thành trên Thập tự giá – Ngài đã làm điều mà toàn thể nhân loại nhờ đó có thể nối lại tìnhï tương giao tốt đẹp với Đức Chúa Trời. Ngài đã làm cho sự cưú chuộc trở nên là nền tảng của sự sống của nhân loại; tức là Ngài đã mở một con đường cho mỗi một người có được sự tương giao với Đức Chúa Trời.
Thập tự giá không phải là một sự việc gì đã bất chợt xảy đến cho Chúa Giê-su – Ngài đến để chịu chết; Thập tự giá chính là mục đích của Ngài đến thế gian. Ngài là “Chiên Con đã bị giết từ buổi sáng thế” (Khải huyền 13:8). Sự hiện thân làm người của Đấng Christ sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có Thập tự giá. Hãy cẩn thận về sự tách rời “Đấng đã được tỏ ra trong xác thịt ” khỏi “ Đức Chúa Trời đã làm cho Ngài trở nên tội lỗi vì chúng ta ” (1 Ti-mô-thê 3:16; 2 Cô-rinh-tô 5:21). Mục đích của sự hiện thân làm người chính là sự cưú chuộc. Đức Chúa Trời đến thế gian trong xác thịt để cất lấy mọi tội lỗi, không phải để hoàn thành điều gì riêng cho Ngài. Thập tự giá là một biến cố trọng yếu trong toàn thể lịch sử nhân loại và luôn trong cõi đời đời, và là giải đáp cho mọi nan đề của cả hai.
Thập tự giá nầy không phải là thập tự giá của một người, nhưng là Thập tư giá của Đức Chúa Trời, và không thể nào dùng kinh nghiệm loài người để hiểu trọn vẹn được. Thập tự giá là sự biểu dương của Đức Chúa Trời về bản chất Ngài. Đó là cánh cổng mở ra để xuyên qua đó bất cứ mỗi một cá nhân nào cũng có thể bước vào sự hiệp một với Đức Chúa Trời. Tuy nhiên đó không phải là cánh cổng chúng ta đi xuyên thẳng qua; nhưng là nơi chúng ta lưu lại với sự sống mà chúng ta tìm được tại đó.
Trọng tâm của sự cứu rỗi chính là Thập tự giá của Đấng Christ. Lý do mà sự cứu rỗi rất dễ dàng nhận được chính là vì giá phí tổn tuyệt đối mà Đức Chúa Trời đã trả. Thập tự giá là nơi mà Đức Chúa Trời và loài người tội lỗi hoà làm một với nhau bằng một cuộc đụng độ khủng khiếp và đó chính là nơi mà con đường dẫn đến sự sống được mở ra. Nhưng tất cả giá phí tổn và sự đau đớn của cuộc đụng độ đó được hoà nhập vào nhau bởi tấm lòng của Đức Chúa Trời.
-Nguồn: Trích sách “Tất Cả Của Tôi Cho Sự Cao Cả Của Ngài”- Oswald Chambers-