Search
Thursday 9 May 2024
  • :
  • :

Đánh Bại Thói Quen Xấu Bằng Một Nhân Dạng Mới

Đánh Bại Thói Quen Xấu Bằng Một Nhân Dạng Mới

Hội Thánh Tin Lành Lời Sự SốngHành vi là một sự phản ánh nhân dạng của chúng ta. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một khi một người tin vào một khía cạnh cụ thể của nhân dạng của họ, họ có dễ hành động phù hợp với niềm tin đó hơn.

Một trong những mục quan trọng nhất trong cuốn sách Thay Đổi Tí Hon, Hiệu Quả Bất Ngờ (Atomic Habits) của Jame Clear là dạy dỗ của ông về tầm quan trọng của thay đổi nhân dạng trong việc thay đổi các thói quen của chúng ta. Khi tôi nói “Cơ Đốc nhân”, ý tôi không phải là Clear đang nhìn điều này từ góc độ Cơ Đốc mà là nghiên cứu khoa học gần đây nhất về những thói quen đã xác chứng những gì Kinh thánh đã dạy trong hàng ngàn năm qua.

Ví dụ, Sứ đồ Phao-lô đã nói:

“Vậy anh em cũng hãy coi mình như chết về tội lỗi và như sống cho Đức Chúa Trời trong Đức Chúa Jêsus Christ. Vậy, chớ để tội lỗi cai trị trong xác hay chết của anh em, và chớ chiều theo tư dục nó” (Rô-ma 6:11-12).

Phao-lô đang thúc giục Cơ Đốc nhân thay đổi ý thức về nhân dạng của họ, để thiết lập những suy nghĩ mới về con người họ, để xem bản thân họ đã chết vì tội lỗi và sống với Đấng Christ hay chưa. Và họ càng làm như vậy, họ sẽ càng truất quyền của tội lỗi và làm suy yếu sức mạnh của nó.

2000 năm sau, James Clear mô tả ba cấp độ thay đổi có thể xảy ra như các lớp của một củ hành tây:

Lớp 1. Nhân dạng: Đây là trung tâm của củ hành và liên quan đến việc thay đổi niềm tin, thế giới quan, hình ảnh bản thân, những đánh giá của chúng ta.

Lớp 2. Các quá trình: Lớp tiếp theo là việc thay đổi các thói quen và hệ thống của bạn. Đây là lớp các thói quen.

Lớp 3. Kết quả: Lớp bên ngoài là sự thay đổi kết quả của bạn. Đây là lớp của các mục tiêu.

Ông giải thích rằng: “Kết quả là về những gì bạn nhận được. Quá trình là về những gì bạn làm. Nhân dạng là về những gì bạn tin” (30-31).

Clear nói rằng mỗi cấp độ này đều liên quan đến sự thay đổi nhưng hầu hết mọi người đều bắt đầu với mục tiêu (những gì họ muốn đạt được / những gì họ muốn làm) chứ không phải nhân dạng (niềm tin/con người của họ). Nhưng Clear lập luận rằng khi chúng ta càng bắt đầu với nhân dạng – con người mà chúng ta muốn trở thành – thì chúng ta sẽ càng thấy nhiều thay đổi.

“Thật khó mà thay đổi thói quen nếu bạn không bao giờ thay đổi niềm tin căn bản dẫn đến hành vi trong quá khứ của bạn. Bạn có một mục tiêu mới và một kế hoạch mới, nhưng bạn chưa thay đổi nhận thức về bản thân” (31).

Vậy chìa khóa để thay đổi là thay đổi nhân dạng. Ví dụ, thay vì nói: “Tôi đang cố gắng bỏ hút thuốc” hãy nói “Tôi không phải là người hút thuốc.”

“Thay đổi hành vi thực ra là thay đổi nhân dạng. Bạn có thể bắt đầu một thói quen vì động lực, nhưng lý do duy nhất mà bạn sẽ gắn bó với nó là nó trở thành một phần trong nhân dạng của bạn. Cải thiện chỉ là tạm thời cho đến khi chúng trở thành một phần của bạn” (34).

“Mục tiêu không phải là để dừng lại hay bắt đầu một cái gì đó, mà là để trở thành ai đó. Hành vi là một sự phản ánh nhân dạng của chúng ta. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng một khi một người tin vào một khía cạnh cụ thể của nhân dạng của họ, họ có dễ hành động phù hợp với niềm tin đó hơn” (34).

Bạn có thấy sự dạy dỗ này mang hơi hướng của Phao-lô không? Đáng tiếc là phải mất vài ngàn năm để bắt kịp! Điều đó không có nghĩa là chúng ta không thể học hỏi từ những dạy dỗ của Clear. Chẳng hề như vậy. Clear chỉ đơn giản là đang tìm kiếm và mô tả chân lý mà Đức Chúa Trời đã đặt vào thế giới và bản chất con người và đang mô tả nó theo những cách có thể giúp chúng ta hiểu rõ các chi tiết về sự dạy dỗ của Phao-lô trong Rô-ma 6.

Nếu ai đó đến với chúng ta và hỏi, “Tôi phải áp dụng Rô-ma 6: 11-12 như thế nào?” Trong khi lý giải thần học của chúng ta về nhân dạng Cơ Đốc sẽ tìm thấy trong Kinh Thánh, một số hướng dẫn cho việc áp dụng thực tế có thể dễ dàng tìm thấy trong cuốn sách của Clear. Chắc chắn là nó giúp tôi hiểu tác dụng của những câu này hơn phần đa các giải kinh khác.

Mối liên hệ giữa nhân dạng và thói quen này cũng đặt ra những câu hỏi nghiêm túc về các Cơ Đốc nhân coi mình là “Cơ Đốc Nhân đồng tính nam” hay nói “Tôi là người nghiện rượu”. Thậm chí biến cám dỗ tội lỗi trở thành một phần cốt lõi của nhân dạng của mình càng khiến chúng ta tham gia vào tội lỗi. Như

Clear nói:

“Để trở thành phiên bản ưu việt nhất của mình, bạn phải liên tục điều chỉnh niềm tin, nâng cấp và mở rộng nhân dạng của của chính bạn” (36).

Những Điều Nhỏ Bé Mang Giá Trị Đời Đời Mà Bạn Có Thể Làm Trong Thời Virus Corona >>>

– Tác giả bài viết: David Murray –

– Nguồn: headhearthand.org

– Hoàng Xoa dịch –




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.