ẤN ĐỘ: TIẾN SĨ P.P.JOB
Tiến sĩ P.P.Job nói: “Tôi cảm thấy như một trong hai cánh tay mình bị chặt mất vậy”. Đây là bài giảng khó khăn nhất trong cuộc đời ông: Tang lễ của chính con trai ông. Giọng ông đầy xúc động. “Nhưng dầu còn lại điều gì đi nữa, tôi vẫn tiếp tục phục vụ nước Đấng Christ.”
Tiến sĩ Job điều hành công việc của tổ chức Tiếng Nói Người Tuận Đạo tại Ấn Độ và thường mạo hiểm mạng sống mình để đi đây đó khích lệ Cơ-đốc nhân trong những quốc gia bị cấm đạo. Ông cũng giảng tại những chiến dịch lớn tại Ấn Độ và đã chứng kiến hàng ngàn người đến tiếp nhận Đấng Chrsist. Việc làm của ông chọc giận những người Hindu cực đoan tại quê hương ông. Tháng 6 năm 1999, một viên đá bay qua cửa sổ xe hơi, đập vào trán tiến sĩ Job, để lại một vết thương dài, sâu và đầy máu. Một tuần sau đó, Michael – con trai út của tiến sĩ, đang khi đi bộ gần trường y khoa, là nơi anh đang nghiên cứu để trở thành bác sĩ. Một chiếc xe Flat lo hết tốc độ đâm vào anh rồi biến mất. Chẳng bao giờ tìm được kẻ đã đâm xe vào anh hôm đó. Vì vết thương quá nặng, anh rơi vào trạng thái hôn mê và qua đời vào ngày hôm sau. Như đã hứa nguyện, cái chết của con trai không ngăn chặn được chức vụ của tiến sĩ Job. Kể từ sau cái chết của Michael, tiến sĩ Job rao giảng trong nhiều chiến dịch truyền giáo hơn nữa, chinh phục hàng ngàn người về cho Đấng Christ. Giá phải trả cho chức vụ của tiến sĩ là rất cao: mạng sống của chính con trai ông. Nhưng ông không ở một mình. Đức Chúa Trời cũng biết mất con trai là thế nào để nhiều người khác có thể thấy sự cứu rỗi.
Con đường trước mặt Hội thánh bị bắt bớ vẫn không dừng và có thể rất dài. Hơn hai ngàn năm qua, rất nhiều người đã được thúc đẩy bởi điều ác để chống đối lại Tin Lành Đấng Christ. Là Cơ-đốc nhân, chúng ta phải sẵn sàng trả giá – dẫu không hề bị buộc phải làm như thế. Đây là bài học từ đời sống Abraham. Ông đã sẵn sàng dâng Issac làm tế lễ – để rồi phước hạnh sẽ đến qua ông. Sẵn sàng hy sinh vì lời kết ước của chúng ta với Đấng Christ khiến chúng ta mạnh mẽ hơn. Ý tưởng về sự hy sinh làm sáng tỏ những mục tiêu của chúng ta. Sự hy sinh làm vững chắc tính cách của chúng ta. Những cam kết đòi hỏi chúng ta phải trả giá sự hy sinh nào đó sẽ thay đổi gia đình, hàng xóm và thế giới của chúng ta cho Đấng Christ. Chúng ta học biết mình thực sự có thể mạnh mẽ hơn đến mức nào. Dầu không muốn mất những gì được xem là yêu quý – chúng ta vẫn nỗ lực để cứ không nao núng trong lòng để tận hiến, cho dù hoàn cảnh có ra sao đi nữa.
Sáng thế kí 22:12 “Vì bây giờ Ta biết rằng ngươi thật kính sợ Đức Chúa Trời, bởi cớ không tiếc với ta con ngươi, tức là con một người”
-Nguồn: Trích sách “Tận Hiến Tột Cùng”-