Search
Thursday 21 November 2024
  • :
  • :

Khóa Học Nền Tảng Cho Người Mới – Bài 6: Hội Thánh

Khóa Học Nền Tảng Cho Người Mới – Bài 6: Hội Thánh

I) HỘI THÁNH:

1. Hội thánh là gì?

Hội thánh đó là hội của những người được Chúa Giê-su cứu và gọi ra khỏi hệ thống tội lỗi của thế gian để làm công việc và sự kêu gọi của Ngài. Cốt lõi của sự kêu gọi là tôn vinh Đức Chúa Trời và hầu việc Ngài.

2. Sứ mạng của Hội thánh là gì?

Hội thánh như là đền thờ của Đức Chúa Trời trên đất vì vậy sứ mạng của Hội thánh là tôn vinh Ngài, bầy tỏ sự vinh hiển của Ngài và thực hiện đại mạng lệnh của Ngài. Cốt lõi của đại mạng lệnh là giảng tin lành, cứu người, huấn luyện những người tin Chúa và môn đệ muôn dân.

3. Thái độ nào của chúng ta nên có với Hội thánh?

– Hằng ở trong Hội thánh, đừng rời xa Hội thánh: đừng xa rời con cái Chúa, đừng xa rời những buổi nhóm

– Trung tín với Hội thánh: trung tín với khải tượng của Hội thánh, trung tín với những người lãnh đạo Hội thánh và trung tín với những chiến lược của Hội thánh

– Gây dựng Hội thánh: Hãy là người tìm lỗ hổng để lấp đầy. Bất cứ Hội thánh nào cũng thiếu hụt, không trọn vẹn. Đừng thấy những điềm này để chỉ trích mà hãy đứng vào xây dựng.

4. Báp-tem nước là gì?

Báp-tem theo tiếng Hy-lạp (Ngôn ngữ mà Kinh thánh tân ước được viết ra) là sự nhúng chìm. Vì vậy báp tem nước của Cơ Đốc nhân là nhúng chìm người đó trong nước sau đó đưa ra.

5. Lễ báp-tem nước có ý nghĩa gì?

– Lễ Báp-tem bằng nước là đức tin chúng ta trước mặt Đức Chúa Trời, Ma quỉ và loài người

– Đó là một lời hứa nguyện với Chúa: sống một đời sống với Chúa với lương tâm tốt (1Phierơ 3:21)

– Đó là biểu hiện những gì đã xảy ra trong thuộc linh: bước vào sự chết, chôn con người cũ và sống lại với Chúa trong đời sống mới (Côlôse 2:12; Rôma 6:3-5)

6. Ai có thể nhận báp-tem nước?

Theo Kinh thánh, tất cả những người đã tin nhận Chúa Giê-su thực lòng được quyền nhận báp-tem nước không quan trọng thời gian tin Chúa bao lâu.

II) SỰ THỜ PHƯỢNG VÀ NGỢI KHEN:

1. Thờ phượng Chúa và ngợi khen Chúa là gì?

– Ngợi khen Chúa là bày tỏ sự ngợi khen, tôn cao, thán phục Ngài. Sự ngợi khen cần phải bày tỏ ra bằng lời nói, hành động và những người xung quanh nhìn thấy được. Trong Kinh thánh khuyên dạy chúng ta ngợi khen lớn tiếng và dùng những nhạc cụ trong sự ngợi khen.

– Thờ phượng là bước vào sự hiện diện thánh khiết của Đức Chúa Trời, tôn kính Ngài, hạ mình trước Ngài, dâng hết mình cho Ngài, tiếp nhận của Ngài và vui hưởng sự hiện diện của Ngài. Sự thờ phượng thông thường không ầm ĩ như sự ngợi khen. Đó là mối quan hệ riêng tư giữa tấm lòng người thờ lạy và Đức Chúa Trời.

2. Tại sao chúng ta cần thờ phượng ngợi khen Chúa?

– Đó là mạng lệnh của Chúa (Thi thiên 150:1)

– Đức Chúa Trời sống trong sự ngợi khen thờ phượng (Thi thiên 22:3), Đức Chúa Trời yêu thích sự ngợi khen thờ phượng của chúng ta, vì vậy Ngài sống, hiện diện, trị vì trong sự ngợi khen. Nếu muốn cảm nhận sự hiện diện Chúa hãy ngợi khen Ngài.

– Sự ngợi khen thờ phượng khiến chúng ta càng ngày càng giống Chúa (2 Côrinh-tô 3:18)

– Vì Chúa xứng đáng (Thi thiên 48:1) Chúa xứng đáng hơn bất cứ con người nào.

– Chúng ta được tạo nên để thờ phượng, ngợi khen Ngài: điều này làm cho đầy khoảng trống trong lòng chúng ta, điều này làm cho chúng ta thoả mãn, làm trọn mục đích tạo dựng ra chúng ta.

3. Khi nào chúng ta cần thờ phượng và ngợi khen Chúa?

Sự thờ phượng và ngợi khen không chỉ là một phần quan trọng trong những buổi nhóm trong Hội thánh (chính vì vậy mà chúng ta quen gọi những buổi nhóm này là những buổi thờ phượng), mà đó là một phần rất quan trọng trong đời sống riêng. Vì vậy chúng ta cần thờ phượng mọi lúc mọi nơi và trong cả mọi hoàn cảnh: lúc vui cũng như buồn…

4. Thái độ cần có trong sự thờ phượng ngợi khen Chúa?

– Cần có thái độ tôn trọng sự hiện diện của Chúa, tôn trọng buổi nhóm của Chúa, nếu đó là sự ngợi khen và thờ phượng trong Hội thánh.

– Hết sức lực, hết ý chí, hết tâm trí tập trung lên Ngài để thờ phượng ngợi khen, không ích kỷ nghĩ về bản thân và nan đề của mình.

– Vâng theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh trong sự ngợi khen thờ phượng: trong sự ngợi khen thờ phượng riêng hãy chú ý đến sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh, trong buổi nhóm chung hãy chú ý sự dẫn dắt của Ngài qua những người dẫn dắt trong sự ngợi khen thờ phượng.

III) CHỨNG ĐẠO CÁ NHÂN:

1. Trước khi về trời, Chúa truyền gì cho môn đồ?

Trước khi về trời, Chúa truyền đại mạng lệnh cho môn đồ. Điều này rất quan trọng được nhắc lại nhiều lần. (Mathiơ 28:19-20; Mác 16:15; Luca 24:47; Giăng 20:21-23; Công vụ 1:8)

2. Bởi lý do nào chúng ta làm chứng và rao giảng tin lành?

– Bởi sự vâng lời Đại mạng lệnh của Chúa: Chúa là Cha và là Chủ. Ngài đã tin cậy dùng chúng ta là sứ giả rao truyền tin mừng của Ngài. Vì vậy chúng ta trung tín vâng mạng lệnh Ngài như con cái và tôi tớ Ngài.

– Bởi lòng biết ơn Chúa đã cứu mình, mong muốn đền đáp một phần công ơn của Ngài bằng thái độ sẵn sàng đáp ứng lời kêu gọi ra đi làm chứng về Ngài và tin lành Ngài.

– Bởi lòng yêu thương người hư mất: Chúa đã chết thay mình và đồng loại mình. Nỡ nào chúng ta hưởng riêng ơn cứu rỗi, còn để mặc mọi người đời đời hư mất trong hỏa ngục.

– Bởi sự sống bên trong thúc giục: Sự sống mới của Chúa ban cho thúc giục, khiến chúng ta không thể im lặng và hưởng thụ sự cứu rỗi của Ngài.

3. Chúng ta làm chứng khi nào và ở đâu?

Chúng ta nên bắt đầu làm chứng ngay sau khi tin Chúa (Giăng 1:41-42; 45-46) và cứ tiếp tục làm chứng bất luận gặp thời hay không gặp thời (II Timôthê 4:1-5) cho đến khi Chúa tái lâm. Chúng ta hãy bắt đầu làm chứng trong môi trường tiếp xúc cúa chúng ta: nơi ở, nơi học tập, nơi làm việc, nơi đi lại..

4. Một vài cách thức khi làm chứng và rao giảng tin lành?

– Làm chứng về Chúa đó là kể những gì Chúa làm cho mình, thông thường trong lời chứng bao gồm những điều sau: Đời sống cũ tội lỗi, đau khổ trước khi tin Chúa, cơ hội đến với Chúa (tin Chúa) và đặc biệt là những biến đổi khi tin Chúa.

– Giảng tin lành đó là kể những gì Chúa làm cho con người. Nhưng dù là rao giảng tin lành hay làm chứng về Chúa hãy luôn nhớ trọng tâm là Chúa Giê-su và tin lành của Ngài (4 bức tranh tin lành), tất cả những phép lạ, kinh nghiệm, nếm trải cá nhân đều phải tôn cao Chúa Jêsus và những công việc của Ngài.

– Nếu bạn chưa biết nói thì hãy mời họ đến hội thánh để được nghe về Chúa.

– Bạn có thể mời những người lâu năm trong hội thánh đi cùng và đến làm chứng

5. Khi một người muốn tiếp nhận Chúa, chúng ta cần làm gì?

– Hãy hướng dẫn họ tuyên xưng đức tin (Rôma 10:9-10).

– Xin Chúa tha tội (I Giăng 1:9).

– Mời Chúa vào lòng (Khải huyền 3:20)

6. Chúng ta phải tiếp tục làm gì với người mới tin Chúa?

– Hãy cố gắng hòa nhập vào Hội thánh và sự tương giao với những tín hữu: đưa đến làm quen với những con cái Chúa, đến nhóm tế bào, đến những buổi thờ phượng trong Hội thánh.

– Hãy giúp họ tham gia vào học lời Chúa để hiểu biết lẽ thật.

– Hãy cầu nguyện, chăm sóc cho đến khi họ trở nên một người trưởng thành trong Chúa.

Tải Tài Liệu Những Nền Tảng Căn Bản Cho Người Mới Tại Đây:

Download

Khóa Học Nền Tảng Cho Người Mới – Bài 5: Kinh Thánh>>>




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.