Search
Saturday 27 April 2024
  • :
  • :

Hành Trình Về Đất Hứa – Dọc Theo Thành Cổ, Nơi Chúa Giê-su Làm Tiệc Thánh

Hành Trình Về Đất Hứa – Dọc Theo Thành Cổ, Nơi Chúa Giê-su Làm Tiệc Thánh

Hội Thánh Tin Lành Lời Sự Sống – Đoàn chúng tôi nghỉ ngơi ăn uống, ai đó đi dạo, uống café trong khoảng hơn 40 phút, sau đó mọi người lại tiếp tục đi tiếp trong khu vực tây Giê-ru-sa-lem nơi nhiều người Do Thái đang sống.

Về lịch sử lâu dài vùng đất này là nơi Chúa ban cho dân Do Thái, người Do Thái trong các thời kỳ cũng đã mua vùng đất này rồi. Còn người Palestin không phải là một dân tộc mà khu vực này người Anh lúc trước gọi chung là vùng Palestin nên không có chuyện có một dân tộc Palestin để mà mọi người có thể đòi một vùng đất cho dân Palestin. Trong Kinh Thánh có một số chỗ nhắc đến người Phi-li-tin đó là gọi chung một số dân Ả-rập cách dịch khác của từ Palestin. Thời xưa thì là giống dân như là Anakim, Hô-rít….

Một góc của Giê-ru-sa-lem

Người Palestin hiện nay chủ yếu là người dân Ả rập sống ở đây từ các nước như Syria, Giô-đa-ni…

Còn dân Do Thái họ vốn đã là một dân tộc, chủng tộc được Chúa lựa chọn và họ ở đây từ xưa. Khi Giê-ru-sa-lem đã được giải phóng hoàn toàn vào năm 1967 thì họ coi đây là thủ đô của mình, có thể nói họ giải phóng chứ không phải là chiếm lấy. Nơi này trước kia và hiện nay vẫn là thủ đô của họ nhưng hiện nay nhiều nước không công nhận. Nhưng dù công nhân hay không thì sự thật vẫn là sự thật.

Khu vực này khi tham quan có cây đèn 7 ngọn được mạ vàng nằm trong lồng kính nên nhân đây cũng nói một chút về 2 cây đèn nổi tiếng của người Do Thái là Đèn Menorah (chân đèn bảy ngọn) và đèn Hanukkah (đèn 9 ngọn).

Đèn bảy ngọn

Đèn Menorah 7 ngọn là một trong những biểu tượng của nhà nước Do Thái, đèn này dân Do Thái tin Chúa ban cho qua Môi-se, ý nghĩa về sự soi sáng của Chúa. Đèn này ở trong đền tạm thì luôn được thắp sáng, không được tắt. Bảy ngon tượng trưng cho 7 kỳ lễ trọng của người Do Thái. Chỗ giữa, cao nhất của cây đèn được đốt cho Lễ Lều tạm. Các chỗ còn lại tương ứng với các ngày lễ: Lễ vượt qua, Lễ bánh không men, Lễ mùa màng, Lễ Ngũ Tuần, Lễ Thổi Kèn, và Lễ chuộc tội. Con số 7 cũng tượng trưng cho sự trọn vẹn của Chúa, Chúa tạo dựng thế giới trong 7 ngày…

Đèn Hanukkah, trong tiếng Do Thái có nghĩa là dâng tặng, đèn này được thắp lên để kỷ niệm chiến thắng. Sau khi quân ngoại giáo chiếm được Giê-ru-sa-lem, người ngoại giáo đã đặt đạo Do Thái ra ngoài vòng pháp luật, và cho dựng những tượng thần Hy Lạp bên ngoài ngôi đền thiêng của Giê-ru-sa-lem. Sau chiến thắng của hai anh em nhà Maccabe, Giê-ru-sa-lem được thu hồi và Ngôi đền được làm lễ Hiến dâng.

Theo truyền thuyết, người Do Thái dựng một cột lớn bên trong có chứa dầu ô-liu để thắp lại ngọn lửa vĩnh cửu tại đây, nhưng người ta không kiếm đủ dầu sạch để cho vào cột đèn đó dầu chỉ đủ một ngày nhưng do một phép lạ, ngọn lửa đã cháy liên tục trong 8 ngày liền.

Vì vậy, Lễ hội Ánh sáng được tổ chức cùng với lễ Đốt nến truyền thống. Tám cây nến được cắm trên cùng một chiếc bàn nến gọi là Menorah. Mỗi ngày người ta đốt cháy hết một cây nến và Lễ hội sẽ kết thúc khi cây nến thứ tám được đốt hết.

Trong 8 ngày kỷ niệm Hanukkah, tín đồ Do Thái giáo thực hiện một số nghi lễ như kiêng kỵ các thông tục thường ngày và đọc kinh cầu nguyện. Hanukkah giờ cũng là một lễ hội của người Do Thái.

Dọc đường đi có rất nhiều những di tích cổ của các thể kỷ thứ II, V còn giữ lại các tường thành, các hàng cột của những con đường xưa, những khu chợ xưa.

Cột của khu chợ cổ còn lại

Nhà ở đây bây giờ và xưa kia cũng chỉ xây bằng đá nên rất vững chãi, họ không dùng gạch ngói như Việt Nam, một phần có lẽ vì điều đó mà khi Chúa nói tiên tri về sự sụp đổ của Giê-ru-sa-lem thì Chúa bảo sẽ không còn hòn đá nào chồng lên hòn đá nào hết.

Những tòa nhà chỉ xây bằng đá

Luật Do Thái hiện nay họ xây nhà phải dùng đá của Y-sơ–ra- ên để xây và lắp ở bên ngoài, nên phần lớn trang trí bên ngoài toàn bằng đá. Đất nước này đất đá là không hề thiếu.

Bức tường thành cổ còn sót lại

Cuối chặng đường là đi đến núi Si-ôn, sau khi ra khỏi cửa Si-ôn thì mọi người nghỉ ngơi một chút để nghe về chiến tranh thời kỳ trước.

Bức tường với đầy những vết đạn

Bức tường thành có cửa Si-ôn hiện vẫn còn đang có lỗ chỗ vết đạn bắn. Tại đây cũng có gặp một đoàn người Việt Nam công giáo ở Áo đi hành hương về Đất Thánh, hai đoàn vui mừng gặp nhau sau đó lại tiếp tục hành trình của mình.

Căn phòng nơi Chúa Giê-su làm tiệc thánh

Tiếp tục chuyến đi chúng tôi đến với nơi Chúa làm tiệc thánh cho các môn đồ trước khi Chúa chịu khổ nạn. Dọc theo con đường có nhiều ngôi nhà cổ xây rất đẹp. Không giống với những gì tôi tưởng tượng nhưng rất tuyệt vời khi được đến nơi Chúa từng ban bữa TIỆC THÁNH đầu tiên cho các môn đồ và Chúa đã truyền lệnh giữ lấy điều này để nhớ đến Chúa.

Cổng vào nơi Chúa Giê-su làm tiệc thánh

Thành Cổ Giê-ru-sa-lem Và Bức Tường Than Khóc >>>

-Huỳnh Trần Ngọc Hùng-




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.