Search
Saturday 27 April 2024
  • :
  • :

Bốn Cách Để Vun Đắp Niềm Vui Của Con Cái Trong Chúa

Bốn Cách Để Vun Đắp Niềm Vui Của Con Cái Trong Chúa

Hội Thánh Tin Lành Lời Sự Sống – Ai cũng đang tìm kiếm niềm vui. Hỡi các bậc cha mẹ, con của các vị cũng vậy.

Rốt lại, mọi khao khát của con cái chúng ta đều là để tìm niềm vui. Điều này thông báo và chỉ dẫn tất cả những hy vọng, cảm xúc và hành động của chúng. Nó là chiếc kẹo ngọt treo lủng lẳng trong lòng con trẻ. Vậy nên, chúng mới tỏ thái độ khi bị nhắc rằng bánh ngọt chỉ dành cho những người biết ăn rau, và tại sao thế giới của chúng dường như chỉ xoay quanh việc có thêm năm phút để chơi điện tử.

Khi nhận ra sức mạnh của niềm vui trong lòng con mình, chúng ta sẽ hiểu con của mình và vai trò làm cha mẹ của bản thân hơn.

Quản trị niềm vui

Khi Chúa kêu gọi chúng ta làm những người cha và người mẹ, Ngài kêu gọi chúng ta trở thành người quản trị niềm vui của con cái mình. Có nghĩa là chúng ta làm nhiều điều nhằm giúp con cái mình tìm thấy niềm vui lớn nhất của chúng.

Đây có vẻ là một điều lạ lẫm với nhiều người trong chúng ta. Phần đa các cuốn sách nuôi dạy con không dành thời gian để nhấn mạnh sức mạnh của niềm vui trong đời sống của con cái chúng ta. Ấy thế nhưng, chắc hẳn là bạn đã quản trị niềm vui của con mình theo một cách nào đó, dù bạn có thấy điều đó hay không.

Hãy thử nghĩ về tuần này. Bạn nói gì với con gái mình sau một cuộc cãi lộn ở trường? Có lẽ bạn đã tìm cách lấy niềm vui lấp đầy những tổn thương của con bé. Và chúng ta không chỉ muốn đổi những tổn thương lấy niềm vui – chúng ta luôn tìm cách đổi cái tốt lấy cái tốt hơn, cái tốt hơn lấy cái tốt nhất, như khi chúng ta bảo con cái mình tắt điện thoại, Ipad đi và cầm sách lên đọc.

Những bản năng này chỉ cho chúng ta rằng trong cương vị làm cha mẹ, nhiều điều chúng ta làm là để giúp con cái mình tìm thấy niềm vui. Điều này cũng tốt thôi, nhưng đây cũng là điểm khiến chúng ta gặp rắc rối.

Chấp nhận những điều thiếu kém hơn

Về bản chất, theo đuổi niềm vui là một điều tốt. Chúa tạo dựng nên tất cả chúng ta để tìm kiếm sự vui mừng chân thật và bền lâu vì Ngài biết rằng cuối cùng, sự tìm kiếm này sẽ dẫn đưa chúng ta đến với Ngài. Vậy nên Chúa Giê-su mới dùng các ẩn dụ để ví sánh Đức Chúa Trời và vương quốc của Ngài với kho báu giấu kín và một viên ngọc trai đẹp (Ma-thi-ơ 13:44-46 và Phi-líp 3:7-8). Ngài biết rằng chúng ta sẽ bán mọi thứ để biến những tài sản vô giá này thành của mình vì chúng hứa hẹn niềm vui cho chúng ta. Sau đó, Chúa Giê-su giúp chúng ta hiểu rằng kho báu thật sự và viên ngọc thật sự đáng giá, là Chúa và vương quốc của Ngài. Đó là nơi có niềm vui thật, và nó đáng để chúng ta từ bỏ mọi thứ mình có để biến niềm vui đó thành của riêng mình.

Như vậy, theo đuổi niềm vui không phải là vấn đề. Vấn đề là chúng ta tìm thấy niềm vui đó ở đâu và như thế nào, khi chúng ta tìm kiếm khoái lạc ngoài Chúa. Cụ thể hơn, vấn đề là cách tội lỗi bóp méo sự theo đuổi của chúng ta. Xét đến nhiều khía cạnh, tội lỗi chỉ cần đặt niềm vui của chúng ta ở sai chỗ hoặc biến nó thành niềm vui tạm thời. Tội lỗi tồn tại vì nó rao bán niềm vui giả như một mặt hàng thật. Tội lỗi xáo trộn và hủy hoại niềm vui, và khiến tấm lòng của chúng ta chấp nhận những điều kém hơn Đức Chúa Trời.

Đây đúng là điều mà con rắn đã làm với tổ phụ của chúng ta trong Sáng thế ký chương 3. Nó hứa rằng trái cấm đó hay hơn Chúa và những lời hứa của Ngài. Vì vậy, sau miếng cắn đó, A-đam và Ê-va chấp nhận một thứ niềm vui thiếu kém và băng hoại – một thứ quả ngon ngọt và thú vị, nhưng thật lu mờ khi đem so sánh với sự tốt lành và vui mừng trọn vẹn trước đó, khi họ từng biết Đức Chúa Trời (Sáng thế ký 3:5-6).

Vậy điều này có liên quan gì đến việc nuôi dạy con? Nó định nghĩa lại điều đó. Có nghĩa là Chúa kêu gọi các bậc phụ huynh không chỉ giúp con mình khám phá bất kỳ niềm vui nào, ở bất cứ đâu. Nghĩa là Chúa kêu gọi chúng ta chỉ cho con cái mình nơi và cách để tìm kiểm Ngài – ngọn nguồn và lý do cho mọi niềm vui trên đời (Giăng 15:11, Thi thiên 36, Thi thiên 37:4).

Định nghĩa lại việc nuôi dạy con cái

Nếu chúng ta làm như vậy, mọi điều trong cách nuôi dạy con cái của chúng ta có thể thay đổi. Ví dụ, nếu chúng ta coi mình là người quản trị niềm vui của con cái mình thì việc nuôi dạy con của chúng ta cuối cùng cũng có điểm đến. Mọi điều chúng ta làm – dạy dỗ, trò chuyện, ra lệnh, yêu thương, sửa trị, an ủi – có thể trở thành một bước giúp con cái chúng ta tìm thấy niềm vui lớn nhất trong Đức Chúa Trời vĩ đại (Thi thiên 16:11).

Tuy nhiên, điều này không chỉ thay đổi các chiến lược nuôi dạy con của chúng ta, nó thay đổi chúng ta trong cương vị làm cha mẹ. Khi Chúa trở thành đích đến cho niềm vui lớn nhất của con cái, chúng ta sẽ không phải là cái đích nữa. Khi chúng ta coi mọi tương tác với con mình qua lăng kính giúp chúng tìm thấy sự vui mừng trong Chúa, công việc của chúng ta trong vai trò làm cha mẹ không chỉ là có những đứa con ngoan ngoãn với điểm thi hoàn hảo.

Nghĩa là chúng ta không phải trở thành các bậc cha mẹ hoàn hảo. Chúng ta có sự kêu gọi lớn hơn. Chúa kêu gọi chúng ta đưa dắt con mình đến với niềm vui trong Đức Chúa Trời Cha toàn hảo trên trời. Và với mục tiêu đó, chúng ta sẽ tìm thấy sự tự do, và chúng cũng vậy. Chúng ta có thể phạm lỗi, và chúng cũng vậy. Chúng ta có thể sống trong ân điển của Chúa, và chúng ta cũng muốn con cái mình cùng chúng ta sống trong đó.

Bước vào lòng

Làm thế nào để làm được như vậy? Làm thế nào để chúng ta giúp con cái mình tìm thấy niềm vui lớn nhất trong Chúa? Dưới đây là một số cách hữu hình để quản trị tấm lòng của con cái cho tốt.

1. Bắt đầu từ chính niềm vui của bạn.

Hãy nhớ rằng mọi người đang tìm kiếm niềm vui. Hỡi các bậc cha mẹ, điều đó bao gồm cả chúng ta. Nên trước khi chúng ta có thể dẫn dắt tấm lòng của con mình, chính chúng ta phải biết đường đi đã. Là cha mẹ, chúng ta có vinh hạnh là dắt tay con mình trên con đường tìm kiếm niềm vui lớn nhất. Nên trước khi đoán biết thần tượng của con cái mình, hãy đối mặt với thần tượng của chính bạn đã. Hãy hỏi chính mình rằng: “Ngày nay, mình đang đặt hết hy vọng của mình vào đâu? Mình đang thờ phượng cái gì? Điều gì đang đứng giữa Chúa và niềm vui thật của mình?

2. Định hình lại những điều được phép và không được phép.

Nếu giống như tôi, là cha mẹ, bạn rất dễ bị lạc trong mớ bòng bong. Đôi khi chúng ta không giải thích cho con được rằng tại sao mình lại nói “Không” với con, còn đôi khi chúng ta nói “Có” cho xong hay vì quá mệt. Nhưng khi thay đổi cách nhìn về niềm vui, chúng ta có thể điều chỉnh lại. Những mệnh lệnh và lời chỉ bảo của chúng ta không phải là gờ giảm tốc cho niềm vui của con chúng ta; chúng có thể là những biển chỉ dẫn để đưa chúng đến niềm vui lớn nhất. Nên, trước khi nói “Có” hoặc “Không” với con, hãy cân nhắc xem phản ứng của bạn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến công cuộc tìm kiếm niềm vui của chúng.

3. Hỏi Tại sao?

Khi con bạn lớn lên, hãy dạy chúng cách tìm ra sức mạnh định hình của niềm vui trong đời sống chúng. Một trong những cách tốt nhất để làm điều này là hỏi Tại sao? “Tại sao con đánh em?” “Tại sao con không học bài để chuẩn bị kiểm tra?” Tất nhiên là bạn phải xoáy vào những câu “con không biết” và “chỉ vì.” Nhưng khi bạn làm như làm như vậy, bạn giúp chúng xoáy sâu vào động cơ của mình; tại đó, chúng có thể thấy niềm vui ảnh hưởng đến những cảm xúc và hành động của chúng và bắt đầu đánh giá nó thay vì chỉ làm nô lệ cho nó.

4. Tạo ra những mối liên kết.

Là cha mẹ, một trong những điều quan trọng nhất mà chúng ta phải làm là hỏi con cái xem điều gì khiến chúng hạnh phúc, và sau đó hãy lắng nghe chúng. Xâu chuỗi niềm vui của con cái giống như có tấm vé hạng sang đi vào lòng của chúng, và khi bạn biết con mình muốn gì, bạn có thể giúp chúng đặt tình yêu của mình vào đúng chỗ. Chúa không loại bỏ niềm vui của con cái chúng ta trên đất này, nghĩa là chúng ta cũng không có trách nhiệm làm như vậy. Thay vào đó, Chúa kêu gọi chúng ta giúp con cái kết nối với những niềm vui tạm thời trên đất này, cùng những niềm vui đời đời trên trời nữa.

Vì thế, hãy chơi bóng với con, và giúp chúng hiểu rằng món quà trên đấy này hướng chúng ta tới những niềm vui lớn hơn. Tất nhiên là Lego và búp bê có thể trở thành những thần tượng, nhưng chúng cũng có thể mở đường đến những cuộc trò chuyện giúp con cái chúng ta đặt hy vọng nơi Cha thiên thiện của chúng. Và khi (không phải nếu) con cái chúng ta tìm kiếm niềm vui qua tội lỗi, chúng ta sẽ có đặc ân thiên thượng – giúp chúng hiểu rằng chúng đang tìm kiếm niềm vui ngoài Chúa và đường lối Ngài, từ đó bán rẻ niềm vui của mình.

– Tác giả bài viết: Giáo sư Ryan Lister

– Nguồn: desiringGod.org

– Hannah dịch –




1 thoughts on “Bốn Cách Để Vun Đắp Niềm Vui Của Con Cái Trong Chúa

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.