Search
Saturday 27 April 2024
  • :
  • :

Ngày 06/12 – Sự Ăn Năn

Ngày 06/12 – Sự Ăn Năn

“Vì sự buồn rầu theo ý Đức Chúa Trời sinh ra sự hối cải, và sự hối cải dẫn đến sự rỗi linh hồn …” (2 Cô-rinh-tô 7:10)

Sự nhận biết tội lỗi được diễn tả rõ rệt nhất qua những lời dưới đây:

Tội lỗi tôi, tội lỗi tôi, Đấng Cưú rỗi tôi,
Buồn thay tất cả đều chất trên Ngài.(**)

Sự nhận biết tội lỗi là một trong những sự kiện lạ lùng nhất xảy ra cho một người. Đây là khởi đầu của một sự hiểu biết về Đức Chúa Trời. Chúa Giê-su Christ phán rằng khi Đức Thánh Linh đến Ngài sẽ tuyên cáo mọi người về tội lỗi (xem 16:8). Và khi Đức Thánh Linh khuấy động lương tâm của một người và đưa họ đến với sự hiện diện của Đức Chúa Trời, thì không phải vì tình giao hưũ giữa người đó với nhiều người khác gây sự bối rối cho họ, nhưng chính là vì tình tương giao giữa người đó với Đức Chúa Trời – “Tôi đã phạm tội cùng Chúa, chỉ cùng một mình Chúa thôi, và làm điều ác trước mặt Chúa …” (Thi thiên 51:4). Tính chất lạ lùng của sự nhận biết tội lỗi, sự được tha tội, và sự thánh khiết đan dệt vào nhau cách chặt chẽ đến đỗi chỉ có người đã được tha tội mới thật là người thánh khiết. Người đó chứng tỏ mình đã được tha tội bằng cách có sự ngược lại với chính họ trước đây, nhờ ân điển của Đức Chúa Trời. Sự ăn năn đưa một người đến điểm có thể nói lên, “Con đã phạm tội.” Dấu hiệu chắc chắn nhất để biết được Đức Chúa Trời đang hành động trong đời sống một người là khi người đó nói lên câu nói đó với tất cả ngụ ý của mình. Bất cứ điều gì kém hơn điều trên đều chỉ đơn giản là một sự tiếc rẻ vì đã làm các lỗi lầm cách dại dột – tức là, một hành động phản ứng tự nhiên gây nên do sự bất mãn với chính mình.

Ngưỡng cửa bước vào vương quốc của Đức Chúa Trời tức là xuyên qua các cơn đau nhói bất ngờ của tấm lòng ăn năn bị va chạm với “lòng tốt đáng kính nể” của con người. Kế đó Đức Thánh Linh, là Đấng tạo nên các cuộc tranh chiến nầy, bắt đầu hình thành Con Đức Chúa Trời trong đời sống người đó (Ga-la-ti 4:19). Đời sống mới này sẽ bày tỏ chính nó qua sự ăn năn trong sự hiểu biết theo sau sự được nên thánh mà người đó không cảm xúc được, không hề có sự ngược lại với thứ tự nầy. Nền tảng của Cơ đốc giáo là sự ăn năn. Nói cách chính xác, một người không thể có sự ăn năn khi họ tự lựa chọn cho mình điều đó – sự ăn năn là một đặc ân của Đức Chúa Trời. Người “Puritans” (*1) thời xưa thường hay cầu nguyện cho được “đặc ân của nước mắt” (*2). Nếu khi nào bạn dừng lại và không còn hiểu biết về giá trị của sự ăn năn, tức là bạn cho phép mình cứ ở trong tội lỗi. Hãy khám xét bạn để xem bạn có bị quên đi thể nào là một tấm lòng ăn năn chân thật.

-Nguồn: Trích sách “Tất Cả Của Tôi Cho Sự Cao Cả Của Ngài” – Oswald Chambers-




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.