Search
Thursday 21 November 2024
  • :
  • :

Sự Hiệp Nhất Khởi Đầu Từ Mối Quan Hệ – Phỏng Vấn Người Sáng Lập “Be the Bridge”

Sự Hiệp Nhất Khởi Đầu Từ Mối Quan Hệ – Phỏng Vấn Người Sáng Lập “Be the Bridge”

Người sáng lập tổ chức “Hãy trở thành cầu nối” giải thích tại sao việc xây dựng mối quan hệ đa văn hóa nên trở thành bước khởi đầu của Hội Thánh

Vào thời kỳ cuộc sống trong xã hội Mỹ ngày càng rạn nứt và chia rẽ, Cơ Đốc nhân chính là đối tượng duy nhất có thể lấp đầy khoảng trống đó. Lấy ví dụ, Latasha Morrision, cô tự gọi mình là người xây dựng cầu nối và phát triển lãnh đạo.

Morrision đã thành lập tổ chức phi lợi nhuận Be the Bridge (Hãy trở thành cầu nối) để giúp Hội thánh hình thành nên “một phản ứng đặc trưng để biến đổi nạn phân biệt chủng tộc”. Qua các hoạt động tích cực như cầu nguyện, các nhóm truyền thông xã hội và các buổi thông công tại nhà, các thành viên của tổ chức thực hiện công tác hòa giải bằng cách xây dựng mối quan hệ giữa các nền văn hóa khác nhau.

Trong chương trình Lời Kêu Gọi tuần này, Morrision chia sẻ về sự kêu gọi trở thành người xây cầu nối của mình và lý do tại sao cô cho rằng mối quan hệ là bước đầu tiên để đạt được sự hiệp nhất lâu dài.

Về việc học cách chỉ ra sự bất công: “Bạn nghĩ mọi việc đều công bằng, ngay cả khi bạn lớn lên là một người Mỹ gốc Phi. Bạn nhìn thấy sự bất công, nhưng thấy không cần thiết phải chỉ ra nó. Sự bất công không phải là điều được dạy trong trường học, cũng chẳng phải là thứ cha mẹ chúng ta nói đến. Nhưng với Trayvon Martin, khi bạn đọc những câu truyện này, bạn sẽ thốt lên, ‘thế này là rất không công bằng’ – đó chính là bước ngoặt để tôi bắt đầu tham gia vào cuộc trò chuyện này và tự học biết về những chuyện đang diễn ra xung quanh mình.”

Về việc giữ tinh thần khiêm nhường lắng nghe để học hỏi: “Mọi người thường không biết là họ chưa biết cái gì đó – nhưng việc bạn không biết không phải là lý do để biện hộ cho việc không tiếp tục học hỏi. Khi bạn chạm vào các mối quan hệ và giao tiếp với những người không có cùng nền văn hoá, sắc tộc với bạn, và cả những người có thể có các quan điểm thần học khác nhau, bạn sẽ phát triển sự đồng cảm.”

Về việc than khóc cùng nhau: “Chúng ta có một nền văn hoá cá nhân chủ nghĩa. Khi điều gì đó xảy ra, đó là việc của riêng cá nhân chúng ta… Một điểm trong nền văn hoá Mỹ chúng ta làm chưa tốt là than khóc. Chúng ta thường bỏ qua và cố gắng chuyển sang vấn đề khác ngay lập tức. Đôi khi chúng ta cần ai đó đồng cảm với nỗi đau của chúng ta. Chúng tôi muốn bạn ngồi xuống và than khóc với chúng tôi. “

Về việc xây dựng cầu nối và con đường phía trước: “Chính sách đã tạo ra những điều bất công, vì vậy chỉ có chính sách mới có thể hóa giải những bất công đó. Nhưng chúng ta không thể bắt đầu câu chuyện như thế được. Chúng ta không thể bắt đầu xây dựng mối quan hệ với cuộc trò chuyện như vậy. Tấm lòng con người cần phải được biến đổi trước khi chúng ta có thể đạt đến chỗ hiệp nhất.”

Thực hiện phỏng vấn: Richard Clark

Nguồn: christianitytoday.com

-Người dịch: Khánh Tùng-




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.