I. Làm sao biết được là có Đức Chúa Trời?
– “Có tạo vật phải có Đấng tạo hóa” – quan sát vũ trụ, thiên nhiên và con người hoàn hảo, chúng ta biết có một Đấng hoàn hảo tạo dựng nên những điều đó. Ngài là Đấng mà người Việt gọi là ông Trời, người Do thái gọi là Giê-hô-va, Văn học gọi Ngài là Đấng Tạo Hóa, Triết học gọi là Thượng Đế.
– Lương tâm chúng ta mách bảo có một Đấng soi xét và báo trả mọi việc chúng ta làm. Chúng ta lúc hoạn nạn ai cũng kêu trời, kể cả những người xưng mình là vô thần.
II. Không nhìn thấy Đức Chúa Trời mà tin có hợp lý không?
– Trong cuộc sống có rất nhiều điều chúng ta không nhìn thấy nhưng chúng ta vẫn tin. Chúng ta không nhìn thấy lý trí, lương tâm… nhưng căn cứ trên những công việc được thể hiện chúng ta tin vào lý trí, lương tâm… ví dụ: gió chúng ta không nhìn thấy, nhưng nhìn vào lá cây lay động chúng ta biết là có gió. Đức Chúa Trời là thần linh, không nhìn thấy bằng mắt thường được, nhưng qua vũ trụ, con người… chúng ta biết về Ngài, qua đời sống những con người tin Ngài được thay đổi chúng ta tin có Ngài. Vì vậy rất hợp lý khi tin vào Đức Chúa Trời, mặc dù không nhìn thấy Ngài.
III. ĐCT là ai?
1. Đức Chúa Trời Đấng tạo hoá: Một số đặc tính của Ngài như là Đấng tạo hóa, những đặc tính này không một ai có.
– Đấng Tự hằng tự hữu: Mốc ban đầu. Khởi đầu của mọi vật. Nguồn sự sống. Đấng hằng hữu hay vĩnh cửu. Thờ phượng Ngài là quay lại cội nguồn, thờ phượng Ngài là hợp lẽ..
– Đấng Toàn Năng: Ngài là quyền năng, có mọi quyền năng, làm được mọi sự. Nhưng Ngài làm mọi việc theo ý chỉ, mục đích, bổn tính của Ngài. “Chớ thử thách Chúa” – chớ đòi hỏi Ngài bày tỏ quyền năng Ngài trái với ý chỉ, mục đích và bổn tính Ngài. Hãy kính sợ Ngài.
– Đấng Toàn tri: Ngài biết mọi sự về quá khứ, hiện tại, tương lai, về mọi khía cạnh cuộc sống, mọi tư tưởng của lòng con người… Ngài bày tỏ một phần tri thức cho con người (các ngành khoa học…) để phục vụ con người. Nếu hiểu biết thật người ta sẽ tôn thờ Chúa. Đừng kiêu căng ngạo mạn vì một chút trí thức của mình.
– Đấng toàn tại: Cùng một lúc Ngài ở khắp mọi nơi. Nên dù bạn cầu nguyện nơi đâu, Ngài cũng nghe được bạn, dù bạn ở nơi đâu Chúa cũng thấy bạn.
– Đấng Bất biến: Ngài không bao giờ thay đổi: trong phẩm cách, tình yêu, lời Ngài. Nên chúng ta có thể đặt niềm tin trọn vẹn vào Ngài. Ngài là sự trọn vẹn, nên Ngài không cần sự thay đổi.
Vì Đức Chúa Trời là Đấng tạo hóa nên Ngài là Đấng tể trị tối thượng: Đaniên 5:23
– Đức Chúa Trời có quyền tối thượng trên đời sống chúng ta: Ngài nắm giữ hơi thở, mọi đường lối chúng ta trong tay Ngài. Đấng có quyền khiến sống khiến chết, khiến giàu khiến nghèo, khiến nhấc lên hạ xuống…
– Hãy kính sợ Ngài, tìm ơn nơi Ngài, cầu khẩn nơi Ngài. (Người ta tìm ơn nơi người có chức quyền)
– Chối bỏ Đức Chúa Trời thực sự là một hành động dại dột: còn tệ hơn là chối bỏ bố mẹ, chối bỏ vị vua… vì ĐCT không chỉ có quyền trên cuộc sống chúng ta, mà Ngài còn có quyền sau khi chết đưa chúng ta xuống địa ngục.
2. Đức Chúa Trời ba Ngôi: Phục truyền 4:6; Mathiơ 28:19
Đức Chúa Trời chỉ có một nhưng bày tỏ ra 3 thân vị khác nhau: Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh.
Ví dụ: Mặt trời bao gồm chính quả cầu lửa, những tia sáng và năng lượng được toả ra từ mặt trời.
3. Đức Chúa Trời là Đấng thánh khiết, công bình nhưng cũng rất mực yêu thương:
a) Đức Chúa Trời là Đấng thánh khiết và công bình: (I Phierơ 1:15-16) (Thi Thiên 7:9-11)
b) Đức Chúa Trời là tình yêu thương: Ngài là nguồn của mọi tình yêu chân chính, Ngài chính là tình yêu Agape (tình yêu ban cho, tình yêu hy sinh, tình yêu không đòi hỏi đối tượng phải xứng đáng) Tình yêu của Ngài gắn liền với chân lý, sự công bình, thánh khiết của Ngài, động cơ của tình yêu Ngài là muốn kết quả tốt lành cho đối tượng mình yêu. Nên trong tình yêu, Đức Chúa Trời có thể sửa phạt chúng ta để khiến chúng ta thay đổi. (Êphêsô 2:4; Giăng 3:16; I Giăng 4:8)
c) Đức Chúa Trời thành tín: (Hêb.10:23) Ngài luôn giữ lời của Ngài, vì vậy chúng ta có thể hoàn toàn tin cậy vào Ngài và lời Ngài.
IV. Chúng ta nên có thái độ thế nào với Đức Chúa Trời?
Đức Chúa Trời là Đấng Sáng Tạo, là Nguồn Sống, tách rời khỏi Ngài là hành động thiếu khôn ngoan, tự sát linh hồn mình. Vì vậy hãy:
– Kính mến Đức Chúa Trời. (Mác 12:30; Xuất Êdíptô ký 20:3)
– Thờ phượng Chúa (Giăng 4:24; Mathiơ 4:10)
– Hầu việc Chúa (Giăng 12:26; Luca 1:75)
Tải Tài Liệu Những Nền Tảng Căn Bản Cho Người Mới Tại Đây: