Hội Thánh Tin Lành Lời Sự Sống – Gần đây tôi có tham dự một buổi thảo luận về cuốn sách Cơ Đốc Giáo Thuần Tuý của C.S Lewis. Sau vài tuần nghiên cứu, những phần tử quá khích chuyển từ hân hoan tung hô ông sang la lên, “Hãy đóng đinh hắn!”
Thay đổi đột ngột này được châm ngòi bởi nguyên tắc sau đây trong chương viết về lòng nhân đạo (Tình yêu thương Cơ Đốc):
“Nguyên tắc cho tất cả chúng ta vô cùng đơn giản. Đừng phí thời gian bận tâm xem bạn có “yêu” người lân cận không; hãy hành động như thể bạn yêu họ.”
“Thật báng bổ!” một số người la lên.
Người cầm đầu quả quyết: “Sặc mùi tư tưởng ‘giả vờ cho tới khi nào bạn làm được thế thật’ – một điều không chấp nhận được trong khái niệm về tình yêu Cơ Đốc.”
“Tình yêu không chân thật không phải là tình yêu!”
“Nếu không cảm thấy thì không thể làm điều đó được.”
“Nguyên tắc của tôi là sống thật 100% với con người mình!”
Hãy Làm Hơn Con Người Thật Của Bạn
Khi các Cơ Đốc Nhân này lên tiếng phản đối, càng lúc càng rõ ràng, trong mắt họ, Lewis đã vi phạm luật hiện thực hoá bản thân: luật hãy là chính con người thật của bạn. Tâm lý học đã truyền bá cho thế hệ chúng ta nghĩ rằng bộc lộ bản thân mình là điều tốt đẹp nhất. Nếu bạn không cảm thấy điều đó thì nó không chân thành, và vì thế không thật. Kết hợp với định nghĩa rằng tình yêu là cảm giác ấm áp vô cùng đặc biệt được cảm thấy ở trong sâu thẳm chúng ta, thì việc một người nên hành động yêu thương người khác dù không cảm thấy như vậy sẽ trở nên mang tính đàn áp và làm vấy bẩn tình yêu.
Vấn đề chính với tình yêu “đợi cho tới khi bạn cảm thấy” là nó đến từ Hollywood chứ không đến từ Kinh Thánh. Nó làm suy yếu nghiêm trọng hai điều răn lớn nhất Chúa Giê-su ban cho chúng ta. Điều răn yêu Chúa với hết tất cả tấm lòng, yêu người khác như chính mình thường công kích loại tình yêu này, áp bức những khao khát tự nhiên, làm khó cho quá trình bộc lộ con người thật của chúng ta:
• Hãy yêu người lân cận như chính bản thân mình ngay cả khi họ đã phạm sai lầm với bạn.
• Hãy yêu người lân cận như chính bản thân mình bất kể họ khó ưa như thế nào.
• Hãy yêu người lân cận như chính bản thân mình dù họ là hiện thân của tất cả những gì khiến bạn bực bội, là những điều bạn không nhận ra ở bản thân mình cho tới khi gặp họ.
Hay quan trọng hơn là:
• Hãy yêu Chúa với cả tấm lòng dù bạn bận rộn ra sao.
• Hãy yêu Chúa với cả tấm lòng dù bạn có thể giận Ngài thế nào.
• Hãy yêu Chúa hết lòng dù bạn có ốm đau, mỏi mệt, bối rối ra sao.
Chẳng có ghi chú, hoa thị hay ngoại lệ nào cho hai điều răn này .”Không cảm thấy điều đó” là vấn đề cần phải vượt qua, không phải là cớ để không vâng lời Chúa.
Giả vờ cho tới khi điều đó trở thành sự thật
Những người nam người nữ nào cảm thấy nguyên tắc của Lewis thật khó chịu vì nó đúng là lý tưởng nhất thì tình thương của chúng ta cần dẫn lối cho những hành động của chúng ta – yêu Chúa và yêu người khác. Nhưng thường thì không như vậy. Tình cảm của chúng ta thất thường và nông nổi – bĩu môi, la hét và “chiến tranh lạnh”. Và thật đáng buồn, chúng thường khiến chúng ta cau có với những người chúng ta yêu nhất.
Vậy, giả sử thực tế là tình cảm sa ngã của chúng ta không hoàn toàn được cứu chuộc, chúng ta nên làm gì trong những lúc bản thân không cảm thấy yêu thương? Tôi đề nghị một điều sau: Hãy giả vờ cho tới khi điều đó trở thành sự thật.
Những người biệt giáo đã đúng khi phản đối tình yêu giả vờ cho tới khi điều đó trở thành sự thật, bởi vì chúng ta không thể làm điều này về lâu dài. Chúng ta có thể khơi gợi nên một tình thương, sự cảm thông nhất thời cho người khác, nhưng sự thay đổi trong sâu thẳm tấm lòng dành cho người khác (tôn vinh Chúa và thực sự yêu họ) tuôn đổ từ chính Đức Chúa Trời (Ga-la-ti 5:22-23). Thực sự, điều này chỉ xảy ra sau khi Chúa đã ban cho chúng ta một tấm lòng mới.
Hành Động Trong Đức Tin
Vậy chúng ta phải hành động.
Thay vì chờ đợi những tình cảm bên trong mình hình thành nên một tình yêu đúng đắn cho người khác, hãy đặt câu hỏi của Lewis: Tôi sẽ làm gì nếu tôi thực sự có cảm xúc yêu thương đối với họ? Liệu tôi có đứng lên xin lỗi vợ tôi hay không? Liệu tôi có gọi cho một thành viên gia đình, người tôi đã không nói chuyện trong nhiều năm liền hay không?
Liệu tôi có mời người hàng xóm qua cùng ăn bữa tối hay không?
Hãy dùng tưởng tượng Chúa ban để hình dung ra tình yêu thương đó, và sau đó làm theo.
Và khi bạn hành động, hãy cầu nguyện.
Chúng ta không muốn sống trong sự bất đồng giữa cảm xúc và hành động mãi mãi – và ngợi khen Chúa chúng ta sẽ không làm điều đó. Nhưng khi chúng ta đợi để trở nên giống Ngài hoàn toàn (1 Giăng 3:2), chúng ta cầu nguyện trong hy vọng để Chúa mở rộng trái tim đã được cứu chuộc nhưng thường nhỏ bé của chúng ta.
Chúng ta hành động trong sự cầu nguyện như thể mình đã cảm thấy điều đó. Chúng ta đặt cỗ xe trước con ngựa và nài xin Chúa khiến cho con ngựa phi nước kiệu về phía trước. Chúng ta phản ứng nhẹ nhàng với lời nhận xét của đồng nghiệp như thể chúng ta yêu họ, trong khi cầu xin Chúa ban cho chúng ta một tình yêu chân thật đối với họ.
Một từ khác cho loại tình yêu này là đơn thuần bằng đức tin. Chúng ta không nghiến răng và “giả vờ” theo nghĩa truyền thống. Chúng ta “giả vờ” trong khi nhìn lên Chúa và chờ đợi Thánh Linh Ngài hoàn thành những gì Ngài đã khởi sự trong chúng ta (Phi-lip 1:6). Không có đức tin trong hành động của chúng ta, chúng ta hành xử như người Pha-ri-si và không đẹp lòng Chúa (Hê-bơ-rơ 11: 6).
Bí mật vĩ đại
Thật đáng kinh ngạc, Chúa thường ban tình yêu chúng ta cần vào những thời điểm chúng ta hành động trước khi chúng ta cảm thấy. Tôi đã trải nghiệm điều Lewis đã mô tả một cách tuyệt vời trong câu sau:
Ngay khi làm điều này, chúng ta nhận ra một trong những bí mật vĩ đại. Khi bạn đang hành xử như thể bạn yêu ai đó, bạn sẽ lập tức dần yêu thương người đó. Nếu bạn làm tổn thương một ai đó bạn không thích, bạn sẽ thấy mình càng ghét họ nhiều hơn.
Sự thật là những hành động của bạn thường xuất phát tình cảm của bạn, nhưng điều tương tự cũng đúng là tình cảm của bạn cũng xuất phát từ hành động của bạn. Thiếu hành động, trong danh nghĩa “tình yêu chân thật”, nó thực sự ngăn trở một làn sóng tình thương lẽ ra có thể tuôn chảy nếu bạn hành động.
Tôi có những người bạn tốt mà lúc đầu tôi không thể chịu nổi họ. Nhưng khi Chúa làm việc trên tôi, Ngài khiến tôi hành động như thể tôi yêu họ trước khi tôi cảm thấy điều đó và chẳng bao lâu sau, tình yêu thực sự cũng kéo đến. Tôi càng đầu tư năng lượng, thời gian và suy nghĩ vào những cá nhân này thì trái tim tôi càng xác quyết rằng tôi thực sự yêu họ.
Tình yêu là một món quà từ Đức Chúa Trời thường được ban ra khi chúng ta hành động trước khi chúng ta cảm thấy.
Ngài Đã Làm Điều Đó Rồi
Tôi càng cố gắng thực thi nguyên tắc này trong cuộc sống mình, tôi càng thấy nó có thể áp dụng được cho nhiều điều.
• Bạn có bị cám dỗ sợ con người không? Bạn sẽ hành động thế nào nếu bạn không sợ hãi thế gian này? Hãy hành động, cầu xin Chúa ban cho bạn sự kính sợ Ngài thay vì nỗi sợ con người (Ê-sai 8:12-13)
• Bạn có bị cám dỗ sống đầy lo âu không? Sẽ như thế nào nếu bạn tin cậy Chúa với cả lòng mình trong hoàn cảnh đó (Châm Ngôn 3:5) Hãy hành động và cầu xin Chúa ban cho bạn sự bình an của Ngài (Giăng 14:27).
• Bạn có bị cám dỗ về tham dục không? Sẽ như thế nào nếu bạn tôn vinh Chúa trong mối quan hệ với cô gái, chàng trai hay chiếc màn hình đó? Hãy hành động, cầu xin Chúa giết chết những tham dục dần lớn nên trong lòng bạn .
Cuối cùng, hãy giả vờ cho tới khi điều đó là thật vì ngay từ đầu Ngài đã hoàn thành nó rồi. “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới” (2 Cô rinh tô 5:17). Chúng ta không giả vờ sống không đúng theo con người thật của mình. Chúng ta mặc lên mình con người mới Chúa ban ngay cả khi chúng ta ít cảm thấy như vậy nhất (Cô-lô-se 3:1-17).
Là Cơ Đốc Nhân, chúng ta giả vờ trong yêu thương không phải để để chạy trốn thực tế mà để sống đầy trọn hơn trong tình yêu thương đó.
Sáu Nguyên Tắc Xử Lý Xung Đột Của Một Hội Thánh Lành Mạnh>>>
– Tác giả: Greg Morse –
– Nguồn: Desiringgod.org –
– Hoàng Xoa dịch –