Hội Thánh Tin Lành Lời Sự Sống – Năm 2018 là một năm lớn đối với các nhà khảo cổ. Chỉ riêng trên trang Christian Headlines, chúng tôi đã đề cập đến gần 20 khám phá khảo cổ có ý nghĩa liên quan đến Kinh Thánh. Từ tiềm năng khám phá vị trí của Hòm giao ước cho đến việc tìm thấy bản thảo cổ nhất của sách Tin lành Mác, các nhà khoa học đang tiến những bước dài trong hành trình tìm mang những cổ vật trở về.
Dưới đây là 7 trong số những khám phá khảo cổ học quan trọng nhất trong năm 2018.
1. HỒ 1.500 NĂM TUỔI ĐƯỢC KHÁM PHÁ TẠI Y-SƠ-RA-ÊN MANG Ý NGHĨA QUAN TRỌNG TRONG KINH THÁNH
Vào tháng Hai, Fox News đưa tin rằng một phát hiện khảo cổ đã được thực hiện tại Công viên Ein Hanniya, Y-sơ-ra-ên. Được biết, Cơ quan Cổ vật Y-sơ-ra-ên đã tìm ra một hệ thống các hồ cổ xưa thời Byzantine. Nhóm này nói rằng các hồ bơi có thể đã được xây dựng vào khoảng từ thế kỷ thứ tư đến thứ sáu sau Công nguyên. Những hồ này có thể là nơi Phi-líp làm phép báp-tem cho hoạn quan người Ê-ti-ô trong sách Công-vụ.
2. KHÁM PHÁ RA THÀNH PHỐ Y-SƠ-RA-ÊN CỔ ĐẠI XÁC MINH NHỮNG GHI CHÉP VỀ VUA ĐA-VÍT
Vào tháng 5, các nhà khảo cổ đã có những bước tiến trong việc chứng minh sự tồn tại của Vua Đa-vít. Được biết, nhiều chuyên gia đã nghi ngờ sự tồn tại của vua Đa-vít, lưu ý rằng hiện không có bằng chứng nào về nền văn minh trong thời gian vua Đa-vít trị vì. Theo Breaking Y-sơ-ra-ên News, Giáo sư Avraham Faust, người đứng đầu cuộc khai quật khảo cổ học, nói rằng các nhà khoa học thực sự chỉ bắt đầu nghi ngờ về sự tồn tại của vua Đa-vit trong 25 năm trở lại đây. Ông nói: “25 năm trước, không ai nghi ngờ rằng Vua Đa-vít là một nhân vật có thật trong lịch sử. Tuy nhiên, trong 25 năm qua, chính Đa-vít và quy mô của vương quốc của ông là chủ đề tranh luận sôi nổi.”
Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi khi các nhà khảo cổ phát hiện ra một thành phố cổ rộng lớn ở Y-sơ-ra-ên.
Tại Breaking Y-sơ-ra-ên News, Faust cho biết: “Phát hiện mới tại Tel ‘Eton, nằm ở Judean Shephelah, phía đông của ngọn đồi Hếp-rôn, dường như cho thấy vương quốc này kiểm soát các khu vực rộng lớn hơn so với nhận định của một số học giả.” Mặc dù không tìm thấy cổ vật nào liên quan trực tiếp đến vua Đa-vít, nhưng khám phá này đã trả lời câu hỏi về sự tồn tại thực sự của nền văn minh trong thời kì này.
3. PHÁT HIỆN “BẢN THẢO CỔ XƯA NHẤT” CỦA SÁCH PHÚC ÂM MÁC
Vào cuối tháng 5, các nhà khoa học đã xác định tuổi của một mảnh ghép cổ nhất của sách Phúc âm Mác. Mảnh vỡ này có niên đại từ thời kì Thám hiểm Ai Cập đến khoảng cuối thế kỷ thứ hai đến đầu thế kỷ thứ ba sau Công nguyên, đánh dấu nó là mảnh ghép cổ nhất của Phúc âm Mác từng được tìm thấy. Mảnh ghép giữ lại những đoạn ngắn từ Kinh thánh, là trung tâm của cuộc tranh cãi năm 2012 khi tin tức cho rằng mảnh vỡ có thể có từ thế kỷ thứ nhất. Mặc dù mảnh vỡ được xác định có niên đại cổ hơn từ 100 đến 200 năm, nhưng nó vẫn trở thành bản thảo cổ nhất được biết đến của sách Phúc âm Mác.
4. CÁC NHÀ KHẢO CỔ KHÁM PHÁ RA CHIẾC CỔNG TRONG KINH THÁNH LIÊN QUAN ĐẾN 12 CHI TỘC Y-SƠ-RA-ÊN
Vào tháng 7, các nhà khảo cổ ở Y-sơ-ra-ên tuyên bố rằng họ đã phát hiện ra cổng vào một thành phố trong Kinh thánh từ thời Cựu Ước có tên là Zer. Zer, sau này được gọi là Bết-sai-đa trong Tân Ước, đã được tìm thấy ở khu vực Cao nguyên Golan ở Y-sơ-ra-ên. Thành phố này được nhắc đến như là địa điểm cho nhiều phép lạ của Chúa Giê-su trong các sách Phúc âm. Trong sách Mác, Chúa Giê-su chữa lành một người mù ở Bết-sai-đa và ở trong sách Lu-ca, Chúa Giê-su đã cho 5.000 người ăn ở đó. Ngoài ra, Bết-sai-đa được cho là quê hương của ba nhân vật kinh thánh quan trọng là Anh-rê, Phi-e-rơ và Phi-lip.
5. CÁC NHÀ KHẢO CỔ TÌM THẤY BỨC HỌA 1.500 NĂM TUỔI MÔ TẢ CHÚA GIÊ-SU CHỊU PHÉP BÁP-TEM
Vào tháng 11, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một bức họa Chúa Giê-su chịu phép báp-tem có niên đại 1.500 tuổi. Bức họa mà các nhà khoa học cho là cổ nhất được biết đến ở Y-sơ-ra-ên về Chúa Giê-su chịu báp-tem đã được tìm thấy bên trong một nhà thờ ở làng Shivta, ở Y-sơ-ra-ên. Theo tạp chí Antiquity, cho đến nay bức họa này là “bức tranh duy nhất mô tả Chúa chịu báp-tem cho đến ngày nay tại Đất Thánh”. Đây là bức tranh duy nhất về Chúa Giê-su còn tồn tại ở vị trí ban đầu của nó và có niên đại khoảng thế kỷ thứ 8 và 9.
6. KHÁM PHÁ KHẢO CỔ VỀ CHIẾC NHẪN CỦA BÔN-XƠ PHI-LÁT?
Theo Thời báo Jerusalem, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra một chiếc nhẫn 2.000 năm tuổi với cụm từ “thuộc về Phi-lát” được khắc trên đó. Các nhà khoa học tin rằng chiếc nhẫn (thường được sử dụng để đóng dấu) có niên đại từ thời Chúa Giê-su, có thể thuộc về nhân vật nổi tiếng vì đã đóng đinh của Chúa Giê-su, Bôn-xơ Phi-lát. Phi-lát cai trị tại Rô-ma với tư cách thống đốc của Giu-đa từ năm 26 sau Công nguyên. Chiếc nhẫn đồng có niên đại trong khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên và giữa thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên.
7. KHÁM PHÁ: HÒM GIAO ƯỚC CÓ THỂ ĐÃ ĐƯỢC TÌM THẤY
Có lẽ cổ vật Kinh thánh giật gân nhất trong thời đại chúng ta – Hòm giao ước có thể đã được xác định địa điểm trong năm nay. Theo Bob Cornuke, chủ tịch của Viện nghiên cứu và khám phá khảo cổ học Kinh thánh (BASE), hòm Giao ước và bảng đá có 10 điều răn có thể đã được tìm thấy trong một nhà thờ tại Ethiopia. Nhà thờ Thánh Mary của Zion ở Axum Ethiopia, được bảo vệ bởi “Người Giữ Hòm Giao ước” được cho là địa điểm hiện tại của cả hai di vật Kinh thánh cổ đại này. Mặc dù không một ai được phép nhìn hòm giao ước ngoại trừ Người Giữ hòm, nhưng có bằng chứng cho thấy hòm giao ước thực sự đã được di chuyển đến Ethiopia. Cả BASE và Tạp chí Smithsonian đều đang điều tra về Nhà thờ Thánh Mary của Zion, nhưng theo Người Giữ Hòm, người thường không thể nhìn vào hòm giao ước, nếu không, họ sẽ làm ô uế nó. Vì vậy, đến nay, hòm giao ước thất lạc sẽ vẫn còn là một bí ẩn.
10 Khám Phá Khảo Cổ Học Kinh Thánh Đáng Chú Ý Năm 2016 >>>
– Ban Biên tập Christian Headlines tổng hợp và biên tập –
-Nguồn: christianheadlines.com
– Khánh Tùng dịch –