Search
Saturday 27 April 2024
  • :
  • :

15 Hoạt Động Hữu Ích Giúp Con Bạn Tăng Trưởng Đức Tin Trong Hè Này

15 Hoạt Động Hữu Ích Giúp Con Bạn Tăng Trưởng Đức Tin Trong Hè Này

Một kỳ nghỉ hè nữa lại đến rồi!

Với nhiều gia đình, điều này đồng nghĩa với một lịch trình phần nào bớt bộn bề hơn cho những tuần lễ rực rỡ. Cùng lúc, nó cũng khiến nhiều bậc phụ huynh có chút hoang mang vì không biết thực sự nên làm gì khi con bạn có thêm nhiều thời gian rảnh.

Giải pháp: Hãy nhân cơ hội này để sáng tạo các hoạt động thuộc linh chung cho cả gia đình. Dưới đây là 15 ý tưởng giúp bạn khởi động nhé.

1. Chọn một sách phúc âm để cả gia đình đọc cùng nhau (Ma-thi-ơ, Mác, Lu-ca hoặc Giăng). Định ra một khung thời gian (theo ngày hoặc tuần) và chia các chương tương ứng.

2. Lên lịch cho “đêm hỏi đáp” – khoảng thời gian để gia đình bạn nhóm lại để thảo luận cũng như giải đáp bất cứ thắc mắc của con bạn về Chúa. Đừng chỉ làm một lần, hãy làm trong suốt mùa hè, thậm chí trong một khoảng thời gian dài hơn thế nữa.

3. Để cho con bạn phỏng vấn một người chưa tin Chúa: Người này có thể là một thành viên gia đình hay một người bạn. Giúp chúng đưa ra các câu hỏi rồi sau đó cùng thảo luận các câu trả lời.

4. Chọn một câu chuyện trên báo về chủ đề đức tin để trò chuyện.

5. Tìm cách để cả gia đình cùng phục vụ người khác. Sau đó thảo luận xem Kinh Thánh nói gì về việc phục vụ người khác, để con bạn hiểu đức tin đi liền với hành động như thế nào.

6. Mời mục sư của bạn đến ăn tối cùng gia đình. Nếu hội thánh lớn, con bạn có thể chưa bao giờ thực sự tương tác với mục sư. Hãy mời ông ấy tới ăn tối và cho con bạn có cơ hội hỏi những câu hỏi mà có thể chúng không muốn hỏi bạn (hoặc bạn có thể không biết trả lời thế nào)!

7. Tìm hiểu về những bách hại mà Cơ Đốc trên khắp thế giới đang phải gánh chịu. Cơ Đốc nhân đang bị bắt bớ ở nhiều quốc gia. Open Door USA là một tổ chức góp phần nâng cao nhận thức về vấn đề này. Bạn có thể dùng website của họ để giúp con bạn có thêm sự hiểu biết về cái giá phải trả khi theo Chúa Giê-su là thể nào (và chúng ta có thể làm gì để giúp những người đó.)

8. Khích lệ con bạn mời một người bạn tới hội thánh. Trò chuyện với các con của bạn trước để giúp con bạn thật sự hiểu rõ tại sao chúng ta cần chia sẻ đức tin của mình.

9. Phân tích ý nghĩa của một bài hát thờ phượng. nếu bạn dừng lại để tập trung vào những câu từ trong những bài hát chúng ta VÀ các con hát ở hội thánh, bạn sẽ thấy rằng không phải lúc nào chúng cũng có ý nghĩa rõ ràng. Trẻ có thể học được rất nhiều qua việc thảo luận ý nghĩa của bài hát mà chúng đã quen hát đồng thời khiến bài hát trở nên ý nghĩa hơn. (Ví dụ như bài “Nguyện Cha yêu thương Ngài mở mắt con, Nguyện Cha yêu thương mở tâm con, để con được thấy Ngài,” để thấy rằng không phải lúc nào con bạn cũng hiểu ý nghĩa của nó.)

10. Lập một bản đánh giá thuộc linh cho gia đình và hành động theo đó. Để mỗi thành viên trong gia đình viết ra những gì họ hài lòng về đời sống thuộc linh của gia đình bạn và những điều có thể thực hiện để cải thiện chúng. Yêu cầu mọi người phải động não để xác định các hạng mục như cầu nguyện, học Kinh Thánh, đến hội thánh, đi nhóm và các cuộc nói chuyện. Bắt tay vào cải thiện chúng!

11. Viết một bức thư cho Chúa. Mỗi thành viên trong gia đình dành 10 phút để viết một bức thư cho Chúa. Chọn ra một chủ đề liên quan tới một thời điểm nhất định cho gia đình bạn – nó có thể là một chủ đề vui như viết những lời phàn nàn hay điều gì đó nghiêm túc hơn như bày tỏ nỗi thất vọng vì những lời cầu nguyện không được đáp lời. Hãy chia sẻ bức thư của các bạn

12. Thực hiện một hoạt động tìm hiểu Kinh thánh theo dòng thời gian. Theo tôi, ngày nay, một trong những vấn đề lớn nhất với việc hiểu Kinh Thánh là hiểu toàn bộ Kinh Thánh như một câu chuyện về lịch sử cứu rỗi. Khi những đứa trẻ lớn lên mà không hiểu điều đó giống như tôi, thì Kinh Thánh chỉ là những mảnh ghép của những câu chuyện không kết nối với nhau và gây ra nhiều hoài nghi.

13. Chơi “con sẽ nói gì nếu…” Một số kiểu tính cách thích những thách thức về trí tuệ. Ví dụ như con gái của tôi thích những câu hỏi mở để cháu có thể cố gắng trả lời cách tốt nhất có thể. Nếu bạn có một đứa con như vậy, bạn có thể trò chuyện dưới dạng một trò chơi bằng cách hỏi “con sẽ làm gì nếu…” Ví dụ như: con sẽ nói gì nếu mẹ của bạn con nói rằng Chúa không tồn tại? Con sẽ nói gì nếu ai đó nói với con rằng Kinh Thánh hơn 2000 năm tuổi rồi, nên nó không còn liên quan đến cuộc sống của chúng ta ngày nay nữa? Con sẽ nói gì nếu ai đó nói với con rằng người tin Chúa là người giả dối nên họ không bao giờ muốn tin Chúa? Con sẽ nói gì nếu một người nói với con rằng họ tin vào khoa học chứ không phải Chúa?

14. Lên một danh sách cầu nguyện gia đình. Viết ra những nhu cầu lớn nhất của gia đình và của những người quen biết, cam kết cầu nguyện trung tín cùng nhau trong suốt mùa hè.

15. Đóng vai một người vô thần và yêu cầu các con thuyết phục bạn rằng Cơ Đốc Giáo là đúng đắn. Điều này có thể là một trải nghiệm bất ngờ cho tất cả những người tham gia và chỉ ra rằng các bạn cần cùng nhau học về chủ đề gì.

Những Lời Cầu Nguyện Để Nuôi Dạy Con Cái Thật Tốt>>>

– Tác giả bài viết: Natasha Crain

– Nguồn: christianmomthoughts.com

– Hoàng Xoa lược dịch –




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.