Search
Saturday 27 April 2024
  • :
  • :

Hành Trình Về Đất Hứa – Đài Tưởng Niệm Nạn Diệt Chủng Yad Vashem

Hành Trình Về Đất Hứa – Đài Tưởng Niệm Nạn Diệt Chủng Yad Vashem

Hội Thánh Tin Lành Lời Sự Sống  – Ngày đầu tiên trong hành trình thăm Y-sơ-ra-ên của đoàn Việt Nam được khởi động bằng chuyến đi đến bảo tàng Yad Vashem – đây là nơi tưởng niệm nạn diệt chủng người Do Thái. Sau hành trình dài hơn 13 tiếng trên máy bay, cùng một tiếng trên xe Bus đến khách sạn Jerusalem Gold, tuy có mệt mỏi, nhưng tất cả mọi người đều rất háo hức cho chuyến đi này.

Ysorael

Cổng chào trước hải quan để vào Y-sơ-ra-ên

Theo như cách nói của người hướng dẫn viên thì ngày hôm nay chúng tôi sẽ bắt đầu đến với những kỷ niệm buồn. Nhưng qua những khổ đau mà dân Y-sơ-ra-ên phải chịu, chúng ta sẽ cảm nhận được tình yêu cũng như cánh tay của Chúa trên dân tộc Do Thái.

Lịch sử của dân Do Thái có điểm đặc biệt mà nếu đọc trong Kinh thánh sách Các Vua hay Sử Ký chúng ta sẽ thấy họ cứ liên tục yêu Chúa, rồi bỏ Chúa cứ diễn ra như vậy thường xuyên. Khi nào họ yêu mến thờ phượng Chúa thì họ được phước, còn khi họ thờ thần tượng thì tai họa bắt đầu giáng xuống.

Khởi đầu bằng những gì dân Do Thái phải chịu đựng thì chúng ta sẽ thấy quý hơn, hiểu hơn về lịch sử dân tộc Do Thái, cũng như qua những gì Chúa đã cứu, đã làm trên dân của Ngài. Chúng ta sẽ thấy quyền năng vô đối và lớn lao của Đức Chúa Trời. Bởi chúng ta cũng là những tuyển dân của Chúa thì phước hạnh Chúa ban cho chúng ta, sự bảo vệ của Ngài trên chúng ta cũng tương tự như vậy.

Đài tưởng niệm bảo tàng Yad Vashem được xây dựng vào năm 1993 do những người Do Thái khắp nơi trên thế giới quyên góp để xây dựng nhằm tưởng niệm hơn 6 triệu người Do Thái đã chết trong nạn diệt chủng.

Có rất nhiều điều để nói về bảo tàng này, và trong bài viết này chúng tôi không thể trình bày hết được. Có quá nhiều điều để nói về những gì đã xảy ra trong thời kỳ dân Y-sơ-ra-ên bị truy đuổi khắp nơi trên thế giới. Trong bảo tàng này có rất nhiều hình ảnh về những người Do Thái phải chịu thời kỳ bị diệt chủng, do vậy trẻ con không được vào nơi này.

Yad_VaShem (1)

Mô hình bảo tàng YAD VASHEM nằm trên núi Herzl, hay còn được biết tới với tên gọi Ngọn Núi Tiếc Thương (Mount of Remembrance), cao 804 so với mặt nước biển, rộng 18 hecta

Ở khu vực bảo tàng, ngoài những hiện vật về người đã mất được trưng bày bên trong, thì bên ngoài người ta còn trồng rất nhiều cây gọi là cây công chính nhằm thể hiện sự biết ơn những người giúp đỡ dân Do Thái trong thời gian bị truy đuổi trên thế giới.

Yad_VaShem (2)

Bia tưởng niệm

Trong vườn cây công chính có những ân nhân Do Thái được trồng cây lưu danh ở đây. Và cây được biết đến nhiều nhất chắc có lẽ là cây có tên Schindler. Nếu ai đã từng xem phim danh sách của Schindler chắc sẽ nhớ đến nhân vật này.

Có một điều thú vị ở cây lưu danh này, khi vợ ông Schindler là bà Emilie Schindler được mời đến trồng cây để cảm ơn chồng bà, ông Oskar Schindler, thì bà đề nghị muốn được trồng một cây lưu danh riêng, bởi chính bà cũng là người đã cùng chồng mình giúp đỡ người Do Thái trong nạn diệt chủng.

Người ta đã không đồng ý với đề nghị đó, nhưng không biết vì sao mà cái cây này sau khi trồng thì từ một cây mọc lên hai nhánh như cả hai người. Vậy nên bảng đá dưới cây có cả tên vợ và chồng là Oskar và Emile Schindler.

Yad_VaShem_tree_for_Oskar_Schindler2C_tb_n061900

Cây lưu danh của Oskar và Emile Schindler

Sau khi ở đây trong hơn bốn giờ đồng hồ thì sau đó mọi người di chuyển đến tòa nhà quốc hội Y-sơ-ra-ên hiện đại, từ khổ đau mọi người đến với sự lập quốc của người Y-sơ-ra-ên.

Hành Trình Về Đất Hứa – Chuyến Thăm Israel Của Hội Thánh Lời Sự Sống Việt Nam Năm 2018>>>

-Huỳnh Trần Ngọc Hùng-




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.