Search
Saturday 27 April 2024
  • :
  • :

Hành Trình Về Đất Hứa – Ngày Lễ Sa-bát Và Cầu Nguyện Tại Bức Tường Than Khóc

Hành Trình Về Đất Hứa – Ngày Lễ Sa-bát Và Cầu Nguyện Tại Bức Tường Than Khóc

Hội Thánh Tin Lành Lời Sự Sống – Sau khi ăn tối xong mọi người nhanh chóng lên xe đúng giờ để đi đến Bức tường Than khóc lần thứ hai để cùng với người Do Thái cầu nguyện. Khi lên xe người lái xe chạy rất nhanh chóng, người lái xe là người Hồi Giáo vì vậy họ đang ở trong tháng ăn kiêng Ramada, vào ngày hôm nay họ cần phải về nhà sớm với gia đình mình.

Dọc đường đi chỉ toàn thấy người Do Thái trên đường dẫn dắt con họ với trang phục mũ đen áo dài đen truyền thống.

Giờ là buổi chiều tối ngày thứ sáu và giữa ngày Sa-bát nên đường phố rất vắng. Tất cả các cửa hàng đều đều đóng cửa, đường phố vắng lặng.

Con đường vắng ngát ngày Sa-bát

Lần này đi vào cửa Jaffa được nghe về câu chuyện cửa kim nơi người giàu có nếu không bởi Chúa làm thì không thể đi vào. Cửa kim trên thực tế không có, chỉ có một cửa nhỏ nằm trong cửa lớn trên đó có một ô cửa nhỏ có thể mở ra để xem ai vào nếu không phải quân thù thì họ có thể vào nhưng với điều kiện phải bỏ hết đồ cồng kềnh đi để có thể vào cửa nhỏ trong thành.

Mọi người lần này trở lại, đi trên con đường vắng hẳn bóng người, không giống như lúc buổi trưa khi đi trên con đường này.Trên con đường này có các khu Do Thái Giáo, khu người Cơ Đốc, khu người Do Thái nghỉ thứ bảy làm việc Chúa Nhật. Khu Cơ Đốc nghỉ Chúa Nhật làm việc thứ bảy.

Con phố buổi sáng vắng tanh

Trước khi vào Bức tường Than khóc thì cũng có đi ngang qua và ghé vào nhà thờ nơi mà người ta tin Chúa chết và sống lại ở đây.

Nhà thờ này nằm ngay trong thành phố, đó cũng là bằng chứng khu này không chính xác như chỗ vườn mộ mà chúng tôi đã đến lúc sáng. Theo Kinh Thánh thì Chúa bị dẫn ra ngoài thành Giê-ru-sa-lem để đóng đinh và thời đó không ai xử tội đóng đinh trong thành cả.

Nhà thờ nơi người Công Giáo tin rằng Chúa chết tại đây

Chúng tôi cũng có vào trong nhà thờ, ở đó toàn mùi hương khói rất khó thở nhưng rất nhiều người sùng đạo họ đến để cầu nguyện. Tại chỗ mà họ tin Chúa đặt thi thể họ xoa tay lên tấm bảng đá, sau đó xoa khắp đầu, khắp người. Ngoài ra còn lấy những đồ lưu niệm như áo, thánh giá, để ra và xoa lên đó. Rất nhiều người khóc lóc, đau đớn mà mình có thể thấy được ở tại đây.

Tảng đá nơi người ta tin là Chúa đặt xác ở đây

Ở không lâu tại đây chúng tôi tiếp tục đi, vẫn là còn đường khu đông Giê-ru-sa-lem nhưng vắng người hơn. Vẫn đi qua khu kiểm tra an ninh nhưng lúc này mọi người đều nghỉ, cả máy cũng nghỉ không làm việc trong ngày Sa-bát.

Vừa vào đến khu vực Bức Tường Than Khóc lần thứ hai thì choáng ngợp bởi lượng người Do Thái ở tại nơi này. Hàng chục ngàn người đang cầu nguyện và đang đi đến để cầu nguyện.

Hàng ngàn người cầu nguyện vào ngày Sa-bát

Lúc đầu do không biết là không được chụp nên tôi chụp được một số các bức hình lúc này, đang chụp thì có người đến nhắc nhở với thái độ rất vui vẻ và họ hỏi tôi từ đâu đến. Sau khi biết là người Việt Nam họ ồ lên và vui mừng chào đón.

Họ cũng có đến nhắc trưởng đoàn là không được chụp hình, nếu chụp sẽ bị thu máy ảnh, điện thoại và người hướng dẫn sẽ bị cấm vào đây. Tôi cất luôn máy ảnh thế là những bức hình mình chụp lúc đầu là bức hình quý nhất.

Đoàn Việt nam tại bức tường than khóc

Tại đây mọi người chia ra làm hai nhóm, nam và nữ để đi vào các khu riêng biệt cầu nguyện.

Bên nam thì trước khi vào trong cần phải mang mũ, mũ ở đây được phát miễn phí và ghi tên bức tường than khóc.

Ngay trên chỗ đi vào thấy có chỗ để Kinh Thánh Do Thái cho những ai cầm.

Thật phước hạnh và tuyệt vời khi ở giữa hàng ngàn người như vậy mà cầu nguyện, người Do Thái đến đây hát múa, vui mừng, cầu nguyện. Cả binh lính, lẫn dân thường choàng vai nhau hát thờ phượng Chúa. Chúng tôi vừa cúi đầu hướng về Bức tường, lần lượt thay nhau đặt tay trên Bức tường để cầu nguyện.

Đây đúng là trải nghiệm tuyệt vời nhất khi cầu nguyện với Chúa, có người vừa đặt tay trên Bức tường đã khóc mà không hiểu vì sao.

Ngay chỗ cầu nguyện có các ghế ngồi để mọi người có thể ngồi, ghế không nhiều nhưng giữa hàng chục ngàn người như vậy vẫn luôn nhìn thấy ghế trống. Ai nấy đến đây cũng đứng để cầu nguyện với Chúa, có những trẻ con rất nhỏ, họ cũng đưa đến để cầu nguyện.

Trên đường về, chúng tôi có đi ngang qua cửa gọi là CỬA RÁC trong Kinh Thánh là cổng Phân (Nê-hê-mi 3:13; 12:31 ) vì người ta đưa rác qua đây. Chúng tôi lên xe và về khách sạn để ngủ và chờ đợi chuyến hành trình của ngày hôm sau.

Cổng rác

Hành Trình Về Đất Hứa – Dọc Theo Thành Cổ, Nơi Chúa Giê-su Làm Tiệc Thánh >>>

– Huỳnh Trần Ngọc Hùng –




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.