Search
Saturday 27 April 2024
  • :
  • :

Ba Tấm Gương Đức Tin Dưới Góc Nhìn Của Ba Phụ Nữ Hiện Đại

Ba Tấm Gương Đức Tin Dưới Góc Nhìn Của Ba Phụ Nữ Hiện Đại

Tuần này, loisusong.net xin giới thiệu đến độc giả ba tấm gương đức tin có ảnh hưởng mạnh mẽ trên những người nữ tầm cỡ trong thời hiện đại. Ấy là những người nữ nhỏ bé, yếu đuối; cả ba đều phải trải qua những thử thách cam go; công việc họ làm không nhất thiết phải vĩ đại, nhưng họ đã tin cậy nơi Chúa và quyền năng Ngài để hoàn thành sự kêu gọi của chính mình.

Yvette Santana về Corrie ten Boom: Hy vọng bền đỗ

Corrie ten Boom (1892–1983), nhà sản xuất đồng hồ nữ đầu tiên được cấp phép ở Hà Lan, từng làm việc trong cửa hàng của gia đình. Khi Đức Quốc Xã xâm lược, bà đã đảm nhận một vai trò khác: tham gia kháng chiến của quân Hà Lan. Corrie giám sát một hệ thống nhà trú ẩn (bao gồm cả nhà riêng của bà) và bí mật nuôi người Do Thái. Năm 1944, chị em nhà Boom đã bị bắt và bị cầm tù; Corrie và em gái của bà, Betsy, đã bị gửi đến trại tập trung Ravensbrück, Betsy đã qua đời tại đó.

Yvette Santana, một điều phối viên mục vụ nữ giới cấp độ khu vực tại the Church of God và là thành viên hội đồng quản trị của National Hispanic Christian Leadership Conference cho biết: “Ngay cả khi ở trại tập trung, bạn thấy người này có sức mạnh và quyết tâm cực kỳ lớn. Bất kể mọi điều bà đang phải đối mặt, bà đã bày tỏ hy vọng: hy vọng vào khả năng hành động của Đức Chúa Trời, hy vọng vào dân sự của Đức Chúa Trời, và hy vọng vào tương lai.”

Hy vọng đó trong Đấng Christ đã khiến bà làm được một điều không tưởng: Tha thứ cho những kẻ bắt giữ chính mình. Trong cuốn The Hiding Place, Boom miêu tả rằng bà đã đấu tranh để vượt qua “sự chai đá đang ghì chặt trái tim tôi” và cầu nguyện “Chúa Giê-su ơi, xin giúp con!” khi bắt tay với một trong những cai ngục trước đây của bà và nói, “Tôi tha thứ cho anh, người anh em.” Bà viết: “Tôi chưa bao giờ nếm biết rằng tình yêu của Chúa lại mạnh mẽ đến vậy”. Câu chuyện về sự tha thứ của Ten Boom đặc biệt hấp dẫn đối với Santana khiến cô bày tỏ: “Tha thứ là việc mà chúng ta phải thực hành khi lãnh đạo. Nếu không, chúng ta sẽ lãnh đạo trong đau khổ và nặng nề.”

Ten Boom “trải qua một trong những nỗi kinh hoàng khó tưởng tượng nhất trong lịch sử nhân loại, nhưng bà là hình mẫu của hy vọng ngập tràn bất chấp hoàn cảnh. Santana nói: “Thế giới của chúng ta — thế giới của tôi — cần phải tràn đầy hy vọng hơn. Tôi đã đọc cuốn The Hiding Place vài lần để nhắc nhở bản thân rằng, dù đang đối mặt với điều gì, tôi vẫn đang có hy vọng lớn hơn.”

Nicole Massie Martin về Jarena Lee: Dám vâng lời

Vào ngày “lòng tôi tin và miệng tôi tuyên xưng sự cứu rỗi,” Jarena Lee viết, bà đến trước hội thánh “để nói về những điều kỳ diệu và sự tốt lành của Chúa đã mặc cho tôi sự cứu chuộc.” Khát vọng làm chứng về Chúa Giê-su của Lee tiếp tục lớn dần.

Lee kể rằng: một vài năm sau, bà nghe rõ một giọng nói, rằng “’Hãy rao giảng Phúc Âm!”. Vào một ngày Chúa Nhật nọ, khi một diễn giả không thể trình bày bài giảng của mình, Lee (1783–1864) đã đứng lên thuyết giảng hết sức tự nhiên. Lee viết: “Trong lời kêu gọi, Đức Chúa Trời đã thể hiện quyền năng của Ngài, đủ để cho thế giới biết rằng tôi được kêu gọi để phục vụ theo khả năng của tôi.” Sau khi nghe Lee giảng, Richard Allen – người sáng lập Giáo Hội Giám Lý Phi Châu – đã chúc phước cho Lee để bà trở thành một nhà thuyết giảng lưu động.

Lee đã viết một cuốn tự truyện mà Nicole Massie Martin – một giáo sư tại Chủng viện Thần học Gordon-Conwell và tác giả của cuốn Made to Lead, cho rằng “cuốn sách này chính là bằng cớ cho sự nhận biết của riêng bà về sự tốt lành của Chúa đối với bản thân bà Lee trong đời sống và chức vụ”. Trong cuốn tự truyện của mình, Lee đã thẳng thắn chia sẻ về cuộc đấu tranh với chứng trầm cảm. Martin nói rằng cô bị ấn tượng bởi “sự chân thực của việc chia sẻ nỗi đau cá nhân của Lee. Người ta dễ vẽ một bức tranh về sự thành công và hạnh phúc, nhưng bà đã mạnh dạn chia sẻ về căn bệnh của mình, hành vi cố gắng tự tử, và những đêm đen tối của bà. Thực tế này rèn giũa tính cách của bà và nhắc nhở chúng ta rằng thách thức không tước đi của chúng ta khả năng hoàn thành sự kêu gọi của Đức Chúa Trời.”

Mặc dù phải đối mặt với nguy hiểm khi rao giảng cho đối tượng đa sắc tộc trong thời nô lệ, Lee đã ghi lại rằng “Chúa đã ban cho quyền năng của Ngài cho tôi để lên tiếng cho danh lớn lao của Ngài.” Martin nói, “Tôi ngưỡng mộ niềm tin sâu sắc đã giúp bà vượt qua những chướng ngại trên đất này. Trong khi bà có thể viện đủ mọi lý do để nhìn cuộc đời mình qua lăng kính của những gì bà không thể làm, nhưng bà đã đâm rễ trong lời kêu gọi của Chúa và thực tế rằng tiếng phán của Chúa đã cho phép bà nhướng mắt lên, vượt qua những chướng ngại.

Liz Vice về Joan of Arc: Xác tín

Nhạc sĩ Liz Vice tìm thấy nhiều điều để suy ngẫm về cuộc đời của Joan of Arc. Vice phát hành album thứ hai vào mùa hè này, cô cho biết: “Joan of Arc còn quá trẻ và mất mạng vì ơn gọi, bà đã rất táo bạo công bố về điều đó — thật tuyệt vời”. “Bà chỉ là một đứa trẻ – có lẽ cùng tuổi với Ma-ri trong Kinh Thánh — và bà nhận được kêu gọi từ Chúa để giáp mặt với những người đàn ông quyền cao chức trọng. Người phụ nữ trẻ, nhiệt huyết, tự tin này nói với mọi người rằng: “Chúa đã ban cho tôi một khải tượng và đây là cách chúng ta cần thực hiện nó.”

Ở tuổi 13, Joan of Arc (1412–1431) bắt đầu có những khải tượng kỳ lạ, trong đó Đức Chúa Trời hướng dẫn bà giúp cứu nước Pháp khỏi sự thống trị của Anh quốc thông qua cuộc Chiến tranh Trăm Năm. Ban đầu, các nhà chức trách hoài nghi về những tuyên bố của Joan, nhưng sau khi đặt câu hỏi kỹ lưỡng, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã kết luận rằng Joan nói sự thật – và sau đó Joan tập hợp hàng ngàn quân Pháp để đánh đuổi quân Anh ra khỏi Orléans. Ở tuổi 18, Joan bị quân đồng minh Anh bắt giữ. Bà bị buộc tội dị giáo, bị kết tội ly giáo, và bị kết án tử hình. Khi ở trên cọc thiêu, lời cuối cùng của Joan là “Chúa Giê-su.” Hai mươi lăm năm sau, giáo hoàng chỉ định một phiên tái thẩm về vụ án của bà, và tuyên bố bà vô tội.

“Nếu tôi nói rằng Chúa đã sai phái tôi, tôi sẽ bị kết án tử hình, nhưng Chúa thực sự đã sai phái tôi,” Joan nói trong lúc bị giam cầm. Vice rất ấn tượng vì sự xác tín của Joan khi bà đối mặt với lời buộc tội. “Họ hỏi rằng Ngươi là ai? Và tôi thường tự hỏi bản thân mình như thế – Tôi là ai mà nghĩ rằng Chúa sẽ sử dụng tôi? Đức Chúa Trời đã ban cho tôi một món quà để sử dụng và tôi có cơ sở để làm chứng về Chúa Giê-su bên ngoài nhà thờ, nhưng tôi vẫn thắc mắc, Tôi là ai?” Joan sẵn sàng chết vì niềm tin của mình, Điều đó đặt ra cho Vice những câu hỏi đáng để suy ngẫm sâu sắc trong thời kỳ đau khổ của chính mình: “Bạn có sẵn sàng chết đi chính bản thân mình không? Kiêu hãnh, khôn ngoan, bạn có sẵn sàng không nói lời trăn trối? Và có lẽ câu hỏi này không xoay quanh việc Tôi là ai? nhưng lại là về Đức Chúa Trời mà tôi đã chọn để tin cậy.”

Ruth Bell Graham | Người Nữ Tài Đức Phía Sau Billy Graham >>>

Gladys Aylward – Nữ Giáo Sĩ Nhỏ Bé Của Người Trung Quốc >>>

– Tác giả bài viết: Kelli B. Trujillo –

– Nguồn: christianitytoday.com

– Thu Uyên lược dịch –




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.