Search
Saturday 27 April 2024
  • :
  • :

“Người Truyền Lửa và Giữ Lửa” – Phỏng vấn mục sư trưởng tháng 06/2013

Phỏng vấn tháng này sẽ tiếp tục mang tới những lời động viên khích lệ trong sự cầu nguyện và những lời nhắn nhủ dành cho hai thế hệ trong cuộc chạy tiếp sức không ngừng: Người truyền lửa và người giữ lửa.

Qua mt thi gian, mc sư thy tinh thn cu nguyn sáng sm ca Hi Thánh mình như thế nào?

Những buổi cầu nguyện sáng bây giờ thu hút khá đông con cái Chúa tham dự, thường là 70 đến 80 người. Tinh thần anh em cầu nguyện cũng rất tốt. Đặc biệt cảm ơn Chúa là từ tháng này buổi nhóm cầu nguyện đã có sự nhân ra: Đông Anh, TừLiêm, Gia biên… là những khu vực sẽ có nhóm cầu nguyện bình minh (cầu nguyện buổi sáng) kế tiếp. Đây chính là ước muốn từ ban đầu là phong trào cầu nguyện bình minh sẽ lan đến khắp các Hội thánh tại Hà Nội và các tỉnh thành khác. Tôi nhắc lại một lần nữa: Qua sự cầu nguyện, Việt Nam sẽ được phấn hưng, Hội Thánh sẽ được phước, công việc Chúa sẽ được lan rộng…

Nhng kết qu này không nhìn được kết qu trong mt sm mt chiu, hn mc sư luôn luôn phi nhc anh em con cái Chúa không được nn lòng?

Đúng như vậy, cũng như lời Chúa Giê-su nói vậy. Khi nói về sự cầu nguyện, Chúa Giê-su bao giờ cũng nhắc nhở về sự bền bỉ và không được nản lòng. Con người ai cũng vậy thôi, muốn nhìn thấy kết quả ngay. Nhưng ta phải nhắc nhau rằng đây là một điều cần lòng kiên trì, bởi kết quả hoặc chưa nhìn thấy, hoặc bằng con mắt vật lý không thể nhận ra, nhưng luôn có kết quả.

Va ri sang In-đô-nê-xi-a, Mc sư đã tn mt thy thm chí d nhng bui cu nguyn ca Hi Thánh bên đó. Theo mc sư, bng động lc nào mà hcó thcu nguyn lâu dài và không ngng ngh trong sut mười my năm?

Theo tôi có ba động lực chính khiến họ cầu nguyện rất mạnh mẽ.

Đầu tiên là tấm lòng họ ước ao công việc Chúa phát triển trên đất nước của mình.

Thứ hai nữa, họ hiểu được sức mạnh của sự cầu nguyện. Đất nước họ, một đất nước Hồi giáo, gặp những sự đối kháng rất khủng khiếp, và nhiều sự bắt bớ rất tàn khốc. Chỉ qua cầu nguyện, bằng sự cầu nguyện thôi, họ mới sống còn, mới đắc thắng được.

Điều thứ ba nằm nơi sự vâng lời Chúa Giê-su. Chúa nói Hội Thánh của Chúa, hay nhà của Chúa, là nhà cầu nguyện cho các dân tộc. Dường như đó chính là sự kêu gọi chung, sứ mạng của các Hội Thánh trên đất này.

Vy trong ba điu này, con cái Chúa Vit Nam thiếu điu gì thưa mc sư?

Tôi nghĩ là cả ba điều đều phải được thêm hơn (cười). Chúng ta cũng cần phải khát khao hơn cho sự phấn hưng của đất nước, cho sự phát triển của Hội Thánh, cho tới bao giờ điều này trở nên lý tưởng sống của mình. Làm sao tới lúc mà sự cầu nguyện giống như đồ ăn, không có nó mình không sống nổi vậy. Đặc biệt là lúc này, khi mà chúng ta có vẻ được tự do, chớ nên đánh mất ngọn lửa này, khải tượng này. Các môn đồ, những người thân cận nhất với Chúa, cũng có lúc ngủ gục, bởi thực ra ma quỷ và xác thịt không thích điều này. Nhưng sức mạnh của sự cầu nguyện, một khi được hiểu rồi, sẽ thôi thúc con người tới sự cầu nguyện, dù phải trả giá, dù phải đổ mồ hôi, bỏ thời gian, bỏ sức lực và sự bền bỉ không ngừng. Còn nói về sự vâng lời, thì chúng ta là những thầy tế lễ nhà vua, chức năng của các thầy tế lễ là dâng lời cầu nguyện cho dân sự lên Chúa. Đôi khi có những suy nghĩ phiến diện rằng: ‘Hội thánh ở In-đô-nê-xi-a có sự kêu gọi cầu nguyện, Hội thánh mình chỉ được kêu gọi là truyền giáo thôi, hay dạy lời đức tin thôi…’Nhưng rõ ràng cầu nguyện là sự kêu gọi cho tất cả các Hội Thánh và đây cũng là một trong những sự kêu gọi của Hội Thánh chúng ta.

Trong quá trình In-đô-nê-xi-a Mc sư cũng được nghe li tiên tri ca Chúa vVit Nam đúng không ?

Lời tiên tri thông thường mang tới sự khích lệ. Qua lời tiên tri này, Chúa đã nhắc lại sự phấn hưng của Ngài cho Việt Nam. Chúa cũng phán: ‘Đừng nản lòng’. Lời này rất an ủi và khích lệ tôi. Đôi khi chúng ta nản lòng vì những gì mình trông đợi thay đổi mà không thấy gì cả, nhưng đường lối Chúa và ý tưởng Ngài vượt quá chúng ta tưởng. Thực ra rất nhiều điều Chúa đang thay đổi bên trong đất nước chúng ta: Nick đến VN là một ví dụ. Sẽ còn nhiều điều khác nữa vượt quá sức tưởng tượng của con người mà Chúa sẽ làm trong thời gian tới.

Trong chđề Nhen la thế hệ” ti đó, h mun nói ti thế h nào thưa mc sư?

Chủ đề bên kia là “Nhen lửa cho thế hệ kế tiếp” hàm ý là lớp trẻ. Cho nên tôi thấy trong kỳ đại hội người ta cầu nguyện rất nhiều cho những người trẻ tuổi, thường là từ 25 hoặc 30 tuổi trở xuống, để truyền đạt ngọn lửa, sứ mạng hay sự kêu gọi tiếp tục cho họ, như một cuộc chạy tiếp sức không ngừng và ngày một mạnh mẽ hơn.

Tại Việt Nam, tôi thiết nghĩ cũng cần như vậy. Ngọn đuốc cần phải được truyền vào tay thế hệ kế tiếp, thế hệ này cần nắm lấy và tiếp tục cuộc đua.

Vy, theo mc  sư, nhng người truyn la cn phi làm gì?

Truyền đạt sự kêu gọi, sự xức dầu, sự hiểu biết, phước hạnh thuộc linh và cả trách nhiệm thuộc linh từ Chúa cho thế hệ kế tiếp. Không một thế hệ nào có thể tự làm một mình được cả, nên các mục sư và những người đi trước cần biết điều này. Mình chỉ là một mắt xích, cần mắt xích trước nhưng cũng phải móc nối với những móc xích sau thì mới làm được việc. Tôi tin chắc nếu người lãnh đạo làm tốt điều này, một điều đương nhiên là công việc Chúa sẽ phát triển hơn rất nhiều. Ở đây đòi hỏi sự tin cậy. Người lãnh đạo hãy nhớ lại ban đầu mình thiếu hụt nhiều thứ mà Chúa còn tin mình, người đi trước tin mình thế nào để mà tin cậy thanh niên nhiều hơn nhưvậy. Vì thế hệ ngày nay họ còn được trang bị tốt hơn nhiều.

Nói ti thuban đầu, Mc sư có ln k vthi trca mình, khi thế hca mc sư ti các ký túc xá ca nhng người Vit ti Nga: cm theo đàn ghi-ta, tvkhu hiu và tchc nhng bui truyn ging. Thanh niên bây gi chưa mnh dn được như vy thì phi?

Chúng tôi tin Chúa tại Moscow, thiếu người hướng dẫn chăm sóc và cũng thiếu người chê, nên mình cứ thế mà làm thôi. Cũng có những sai lầm chứ, nhưng tôi nghĩ Chúa thích những người dám làm việc, Chúa thích sự mạnh dạn. Nếu bây giờ chúng ta thúc được những người trẻ để họ mạnh dạn hành động, không chê họ mà đứng sau để ủng hộ… thì chắc chắn họ sẽ tăng trưởng.

Nói vậy có nghĩa là thanh niên không được chỉ ngồi chờ. Phải dám làm, dám ghánh trách nhiệm. Kinh thánh nói, rằng thời kỳ cuối cùng Chúa sẽ làm lòng con cái hướng về lòng cha và lòng cha hướng về con cái. Hai mặt này cần phải được thực hiện song song: Người đi trước hướng lòng về thế hệ trẻ, nâng đỡ thế hệ trẻ, đẩy họ đi lên, khích lệ họ làm việc còn thế hệ trẻ cũng đánh giá lớp người trước, tiếp nối và tiếp nhận những gì họ có và làm tốt hơn. Nếu như vậy, thế hệ trẻ tại Việt Nam cũng được nhen lửa và chắc chắn sẽ phát triển.

C th thì nhng công vic nào thì thanh niên có thlàm được trong Hi Thánh?

Trong tất cả mọi việc người lớn đang làm, thanh niên đều làm được. Thanh niên có thể giảng dạy, có thể truyền giáo, cũng có thể chăm sóc. Ví dụ điển hình là trong khía cạnh truyền thông, thanh niên còn làm tốt hơn người lớn. Họ cũng có sức lực, có thời gian hơn, năng động hơn, đi lại được nhiều hơn, sẵn sàng tới sự thay đổi để làm mọi việc tốt hơn. Họ không chỉ là tương lai của Hội Thánh, mà họ cả là hiện tại nữa.

Nhưng hcũng khó tp trung hơn cho mt hướng đi c ththưa mc sư?

Đúng là trẻ tuổi thì bị nhiều điều trong thế gian lôi cuốn, nhưng nếu họ nắm bắt được khải tượng mà thế hệ đi trước truyền đạt lại, điều này sẽ khiến họ tập trung sức lực và thời gian vào công việc Chúa. Nhưng chúng ta cũng biết có những người trẻ tuổi đang còn phải bận học hành… Nhưng họ cũng có thể phục vụ Chúa, truyền giáo…trong phạm vi của mình để thực hiện tinh thần  Đại mạng lệnh của Chúa có phán.

Nếu mun nhn nhvi tt cthanh niên trong ch mt hai câu ngn gn, Mc sư s nói gì?

Hãy tiếp nối những gì Chúa đã khởi sự làm với thế hệ đi trước và hãy hành động dạn dĩ, mạnh mẽ, hiệu quả hơn.

Cm ơn Mc sư rt nhiu!

Ctv Nguyễn Hằng-




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.