Search
Saturday 27 April 2024
  • :
  • :

Lãnh Đạo Cơ Đốc Trong Kỷ Nguyên Số (Kỳ 1)

Kỷ Nguyên Số đã đến. Trong khoảng gần ba thế kỷ vừa qua, cách giao tiếp, giải trí, cách thông tin, nghiên cứu, kết nối và sáng tạo của con người đang được tái định nghĩa – những điều hiện biết chỉ là một phần nhỏ của những điều đang tới. Nhưng điều cấp thiết mà hội thánh chú trọng nhất lại không phải kỹ thuật, bèn là Tin Lành.

Thế giới số vốn không tồn tại trong thế hệ trước giờ trở thành một thực tại cơ bản cuộc sống. Thế giới phát triển bởi máy tính cá nhân, mạng trực tuyến, phương tiện truyền thông đại chúng và điện thoại thông minh đang trở nên một lĩnh vực thảo luận và tranh cãi lớn chưa từng thấy.
Những người lãnh đạo nói rằng thế giới thực trái ngược với thế giới số là đang phạm sai lầm, một sai lầm tập thể. Ưu tiên những cuộc trò chuyện mặt đối mặt, tìm kiếm nền tảng và sự hài lòng từ những nơi uy tín như sách in là đúng, nhưng bản thân thế giới số cũng là một thế giới thực, chỉ là thực theo cách khác mà thôi.

Giao tiếp thực đang xảy ra trong thế giới số, trên trang web cũng như điện thoại trong túi bạn. Thông tin thực đang được chia sẻ và phổ biến trên toàn cầu, nhanh hơn bao giờ hết. Trao đổi thực đang diễn ra, qua âm thanh, lời nói và hình ảnh, kết nối con người và những cuộc chuyện trò trên toàn thế giới.
Nếu một người lãnh đạo không lãnh đạo trong thế giới số, sự lãnh đạo của anh ta coi như giới hạn trong những người cũng phớt lờ hoặc thờ ơ nó, mà số người này lại đang giảm dần từng phút. Đồng hồ đang điểm từng giây.

Nguy Hại và Hứa Hẹn trong Vương Quốc Số

Thế giới số được điều hành bởi vô số những nhà tiên phong và cố vấn về đầu tư và tư tưởng. Nhiều con số thật đáng kinh ngạc. Mạng lưới toàn cầu (World Wide Web) phục vụ cho tất cả các mục đích thực tế, mới chưa đầy 20 tuổi. Giờ đây nó đã vươn tới mọi quốc gia và châu lục, kết nối hơn 2 tỷ người.
Hiện tại có trên 5.9 tỷ thuê bao di động, chiếm tới 87% dân số của thế giới. Điện thoại di động, ban đầu là thứ tiêu khiển của người giàu có và quyền lực giờ phổ biến hơn cả điện thoại cố định ở những nước nghèo nhất thế giới. Các trạm điện thoại công cộng sẽ sớm trở thành đồ cổ.

Mãi mười lăm năm gần đây người ta mới biết đến trang cá nhân (blogosphere), nhưng chỉ là sàn blog (WordPress) với hơn 300 triệu người sử dụng mỗi tháng và viết hơn 2.5 tỷ trang. Thế giới hiện đang tìm kiếm Google thậm chí trước khi nghĩ đến việc động vào từ điển hay bách khoa toàn thư. Hầu hết người Mỹ dưới 30 tuổi không tưởng tượng nổi một lần mình phải đến tận thư viện để lấy thông tin.
Facebook, một điển hình trung tâm của phương tiện truyền thông đại chúng (đến thời điểm hiện tại), ra mắt vào tháng 2 năm 2004, hiện đang kết nối hơn 900 triệu tài khoản trên toàn thế giới. Twitter, một trang blog cảm xúc cỡ nhỏ đã được ra mắt vào tháng 5 năm 2006 và đạt tới hơn 140 triệu tài khoản, đăng hơn 340 triệu trạng thái (tweet) mỗi ngày. Thực tế đáng ngạc nhiên hơn là mỗi ngày có hơn 1.6 tỷ lượt tìm kiếm trên Twitter. Đối với nhiều người Mỹ, Twitter giống như đầu tàu giao tiếp và tin tức.

Vương quốc số đồ sộ và thay đổi liên tục. Phương tiện truyền thông lỗi thời đang được thay bằng trang Web, ngay cả truyền thông đại chúng cũng thay thế đáng kể công nghệ âm thanh. Điện thoại thông minh thực sự là một chiếc máy tính nhỏ, hiếm khi dùng để gọi thoại.

Thế giới kỹ thuật số là một công cụ điều hướng nhằm chia sẻ thông tin và những cuộc trao đổi. Mọi thứ có thể tìm được trên mạng Internet với chỉ vài nhấp chuột. Chúng bao gồm hỗn độn mọi thứ, từ bài giảng đến phim ảnh đồi trụy, chính trị cũng như giải trí.

Mạng Internet và công nghệ số, hoặc kết nối con người, hoặc chia rẽ họ. Quá nhiều thông tin và sự giải trí luôn có tức thì, thể như cả thế giới hướng sự chú ý trong vấn đề nhỏ nhặt. Cùng lúc, các công nghệ này dậy lên quyền tự do ngôn luận lớn nhất kể từ khi ra đời ngôn ngữ nói. Cơ Đốc giáo có thể đem Tin Lành vào Trung Quốc thông qua việc sử dụng “Great Firewall” (tạm dịch: Phòng Hỏa Trường Thành), khi nhiều công dân Trung Quốc đề cập đến nỗ lực tránh rò gỉ thông tin của chính phủ. Bắc Triều Tiên đấu tranh để cô lập người dân khỏi thế giới bên ngoài, nhưng điện thoại di động (từ Ai Cập!) lại được sử dụng phổ biến, tuy là trái phép.

Tuy vậy, mạng Internet cũng đã phá vỡ hệ thống phân cấp ổn định của thời đại thông tin cũ. Một thiếu niên dùng máy tính đăng tải một bài viết cá nhân có vẻ còn uy tín hơn cả blog của Giám đốc điều hành tập đoàn Fortune 500 cũng được nhiều người đọc. Hầu hết những gì xuất hiện trên Internet chưa qua chỉnh sửa và phần nhiều không hữu ích, một số còn tệ hơn.

Nhưng theo bất cứ ai dưới 30 tuổi, nếu không sử dụng Internet, đơn giản là bạn không tồn tại. “Những dân kỹ thuật số bản xứ” này hiếm khi nhận và thậm chí hiếm khi viết thư. Họ không biết gì ngoài những thông tin nóng hổi, nghiên cứu chỉ ra rằng họ làm nhiều việc theo bản năng, tận dụng hàng loạt thiết bị kỹ thuật số cùng lúc, thường ngay cả khi ở trong lớp học.

Thế giới số khổng lồ, phức tạp và bùng nổ. Nó chứa đựng cả diệu kỳ lẫn kinh hãi cùng mọi thứ giữa chúng. Nó là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của sự lãnh đạo mà thế hệ chúng ta sẽ trải qua. Nếu hài lòng để quá khứ dẫn dắt thì hãy cứ tránh xa thế giới số. Nếu muốn ảnh hưởng tới tương lai, chuẩn bị chính mình và bước vào làn hỏa tốc thôi!

Còn tiếp>>>

-Lê Hoàng Ánh Ngọc dịch từ www.albertmohler.com-




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.