Search
Saturday 27 April 2024
  • :
  • :

Lễ Thương Khó 2014

“Há Chẳng Phải Đấng Christ Chịu Thương Khó Thể Ấy”

Thứ 6 ngày 18/04 năm nay là Lễ Thương Khó. Khắp nơi kỷ niệm sự đau đớn mà Chúa Giê-su phải chịu, trước thập tự giá và trên thập tự giá – nơi cao trào của tất cả các thương khó của Con Đức Chúa Trời. Khắp nơi, hễ ai tin vào sự chết và sự sống lại của Chúa, đến để cùng nhớ đến ngày này. Chúng tôi muốn tường thuật lại những gì diễn ra tại một buổi lễ cụ thể, ở đó, những tấm lòng giống như hàng tỉ tấm lòng trên thế giới này, cùng hướng về một người – một Chúa.

Cầu nguyện để sự nhóm lại là không vô ích

Cầu nguyện để sự nhóm lại là không vô ích

Cầu nguyện để sự nhóm lại là không vô ích

“Chúa ơi! Chúng con cầu nguyện để sự hiện diện của Thánh Linh Chúa, một phần nào đó giúp chúng con tăng trưởng và nắm rõ sự thương khó của Chúa hơn, hiểu biết Chúa hơn.”
“Hỡi Chúa, chúng con khao khát được thông công với sự thương khó của Ngài.”
“Ngày trước, Chúa bị treo trên thập tự giá, nhiều người đã nhìn mà không thấy, con cầu nguyện để Chúa cho chúng con hôm nay nhìn và thấy, nghe và hiểu.”

Những câu hỏi không cần lời đáp

Đó là những bài hát thờ phượng chứa đầy câu hỏi:
Vì sao Giê-xu đã đến đây gánh thay gian ác loài người?
Vì sao Giê-xu đã đến đây chết treo đau đớn nhục hình? (Ghết-sê-ma-nê ngày đó)
Giê-su vì ai huyết tuôn?
Hỡi người, thờ ơ mãi sao? (Vì ai?)

7 câu nói cuối cùng của Chúa Giê-su trên thập tự giá
Clip về sự thương khó và những câu nói cuối cùng của Chúa:

Bài giảng của mục sư V.S lễ Thương Khó năm nay vẫn vậy. Không phải thành tựu của loài người, không phải chiến công của một người, bèn là sự ôn lại những gì Giê-su phải trải qua, về tấm gương và sự xứng đáng của Chúa, cũnglà những bài học rút ra từ những câu nói bày tỏ về Chúa, về cuộc sống của Ngài. Không chỉ dạy người tha thứ, nhưng Ngài đã tha thứ; không chỉ dạy người ta chăm sóc cha mẹ mình, nhưng Ngài đã giao cho Giăng mẹ của mình:

« Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết mình làm điều gì » (Lu-ca 23: 34). Ấy là sự tha thứ thật, tình yêu thương thật ; không phải chỉ nói : « tôi tha thứ cho bạn », nhưng là đứng ra, bênh vực người làm hại bạn. Vì lẽ đó, hãy nói thay, cầu thay cho người làm tổn hại bạn.

«Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi» (Lu-ca 23: 43). Ở đây, ngay cả khi đau đớn, Ngài vẫn nghĩ đến người chịu khổ bên cạnh mình, và đem đến hy vọng cho người khác. Hãy học để làm như vậy.

« Hỡi đàn bà kia, đó là con của ngươi!” và “Đó là mẹ ngươi!” (Giăng 19: 26, 27). Ngài quan tâm đến bố mẹ mình, nghĩ về họ và gửi gắm học cho người mình yêu. Bài học thứ 3: Hãy quan tâm đến người bên cạnh mình. Đừng để sự ích kỷ đến với đời sống của chúng ta.

“Ê-li, Ê-li, lam-ma-sa-bách-ta-ni?” nghĩa là “Đức Chúa Trời tôi ơi! Đức Chúa Trời tôi ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi? Thật những phút giây khủng khiếp nhất trong cuộc sống Ngài: phải xa cách cha mình, không còn là một với cha, không ở với cha nữa. Bởi vậy, hãy nhớ rằng không bao giờ sự hiện diện của Chúa rời bỏ chúng ta nữa, chúng ta không cô đơn đâu, vì sự đau đớn này Chúa Giê-su chịu thay ta rồi.

“Ta khát” (Giăng 19: 28). Chúa đang hạ mình. Ngài cầu xin sự giúp đỡ của chính những người đóng đinh mình, bày tỏ rằng mình đang yếu đuối và dễ tổn thương. Trong đời sống bạn, hãy là những con người chân thật, chớ sợ tỏ ra mình yếu đuối, chớ lo người khác nghĩ gì, vì Chúa Giê-su đâu sợ, đâu lo!

“Mọi việc đã được trọn” (Giăng 19:30). Có thể chúng ta không nhìn thấy ở trong Ngài là sự chiến thắng, nhưng đó là lẽ thật. Cả khi thương khó, chịu khổ, bạn vẫn có thể là một người chiến thắng.

“Hỡi Cha, tôi giao linh hồn lại trong tay Cha” (Lu-ca 23:46). Rõ ràng đây chỉ là một giấc ngủ tạm thời. Sự chết không phải kết thúc. Đa-vít từng nói trong một Thi-thiên rằng: “Vì Chúa sẽ chẳng bỏ linh hồn tôi trong Âm phủ, cũng không để cho người thánh Chúa thấy sự hư nát.” Hãy tin điều này.
Cuối cùng thì bức màn trên bàn thờ đã được xé ra, của lễ đã được dâng và toàn bộ tội lỗi loài người đã bị hủy phá.

“Hãy làm điều này để nhớ đến Ta”.

Tiệc thánh

Tiệc thánh

Lễ tiệc thánh trong ngày này rất ý nghĩa, để nhớ đến Chúa, để được thông với thân và huyết Chúa và hiểu được cái giá ta không phải trả vì tội lỗi mình.

Lễ Thương Khó không chỉ là cảm xúc

Năm nào chúng ta cũng kỷ niệm Lễ Thương Khó, cùng một bài giảng ấy nhưng không chỉ để khóc cho sự đau đớn của Chúa mà để tự hỏi mình: Chúa dạy tôi gì hôm nay? Tôi học được gì năm nay? Bởi: “Sự khóc lóc đến trọ ban đêm, Nhưng buổi sáng bèn có sự vui mừng.” (Thi-thiên 30: 5)

-Nguyễn Hằng-




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.