Search
Thursday 21 November 2024
  • :
  • :

Những Mục Vụ Làm Nên Thay Đổi tại Y-sơ-ra-ên

Ê-xê-chi-ên chương 36 nói rằng danh Chúa bị sỉ nhục khi dân Do Thái bị tản lạc. Nhưng dân tộc Y-sơ-ra-ên đã và đang tập hợp lại và dần cởi mở với danh Chúa Giê-su hơn. Nhiều Cơ Đốc nhân khắp nơi đang chung tay giúp đỡ đất nước này qua sứ mệnh thánh mà các mục vụ được kêu gọi. Lời tiên tri xa xưa đang ứng nghiệm.

Khi Wayne Hilsden – một người gốc Ca-na-đa chuyển tới Y-sơ-ra-ên năm 1983 để giúp thành lập một hội chúng mới tại Giê-ru-sa-lem, ông không biết rằng mình lại ở lại đây những ba thập kỷ, hay Hội chúng Vua Trên Muôn Vua lại trở thành một mục vụ đa chiều sản sinh ra 6 hội thánh, một trường Kinh Thánh, một phong trào cầu nguyện và rất nhiều những phong trào vươn ra mạnh mẽ khác.

Tuy nhiên, vị nguyên giáo sư trường Kinh Thánh Ngũ Tuần Phương Đông này đặc biệt chú trọng việc xây dựng những mối quan hệ vững chắc để chia sẻ thông điệp về Chúa Giê-su (tiếng Hê-bơ-rơ là Yeshua), rằng Ngài chính là Đấng Mê-si-a mà người Y-sơ-ra-ên đang chờ đợi.

Thực chất, có rất nhiều người bị tụt lại so với sự phát triển kinh tế của quốc gia này, đặc biệt là người Pa-le-xtin, người Nga và Ê-ti-ô-pi a. Khoảng 20 phần trăm cư dân tại đây sống dưới mức nghèo đói và phải vật lộn để đáp ứng với nền kinh tế tiên tiến theo kiểu mẫu công nghệ cao này.

Điều này đang tạo cơ hội cho những hội thánh tin vào Chúa Cứu Thế và các mục vụ Cơ Đốc giành được sự tín nhiệm trong nhiều lĩnh vực xã hội khác nhau, có tầm vươn ra rộng khắp và đáp ứng được nhu cầu của cư dân tại đây.

Đến nay, con số 15 hội chúng dòng Chúa Cứu Thế rải rác tại Y-sơ-ra-ên đã nhân lên thành 150. Những hội thánh này có hơn 15.000 người Do Thái xưng nhận mình là người tin vào Chúa Giê-su.

Những con số này có thể rất nhỏ với một quốc gia hơn 8 triệu dân. Nhưng những người lãnh đạo ở đây nói rằng điều Chúa đang làm tại Y-sơ-ra-ên sánh ngang với Xuất Ai Cập ký. Họ đang tập trung vào công tác viện trợ nhân đạo, trợ giúp xã hội và rao truyền tin lành cho đất nước mà phần đa dân số chối bỏ Đấng Christ. Sau đây là một số ví dụ:

Mục vụ Maoz Israel

2014-12-03 quoc te (1) Từ khi thành lập năm 1977 sau đám cưới của hai người sáng lập Shira Sorko-Ram và chồng cô – một cựu diễn viễn và cầu thủ bóng đã chuyên nghiệp cho bang Arizona, mục vụ này đã được 35 năm tuổi. Giờ đây họ trở thành công dân Y-sơ-ra-ên và thành lập hội chúng Tifaret Yeshua (Vinh hiển của Giê-su) tại trung tâm thành phố Tel Aviv.

Thêm vào đó, họ còn quản lý một nhà xuất bản phi lợi nhuận để in và phát hành sách có nền tảng Kinh thánh bằng tiếng Hê-bơ-rơ và một tổ chức cứu trợ nhân đạo cho những góa phụ, trẻ mồ côi, người nghèo và nạn nhân khủng bố.

Tổ chức này còn cấp học bổng cho người nhập cư học tiếng Hê-bơ-rơ, học nghề và cho những khóa học đại học dành cho những người Do Thái tin vào Chúa Cứu Thế.

Mục vụ Phấn Hưng Y-sơ-ra-ên

Mục vụ này được điều hành bởi Asher và Betty Intrater nhằm mục tiêu mang phấn hưng đến Y-sơ-ra-ên khi rao truyền rằng Chúa Giê-su chính là Đấng Mê-si-a; tập trung xây dựng mối quan hệ cá nhân tại nơi làm việc, trường học và các khu lân cận đồng thời rao truyền Tin Lành qua làm chứng cá nhân trên đường phố, qua đài phát thanh và phát truyền đạo đơn.

Thêm vào đó, mục vụ cũng dành một phần ba quỹ từ thiện của mình để giúp người nghèo, người góa bụa và trẻ mồ côi, giúp đỡ những chủ kinh doanh Y-sơ-ra-ên tin Chúa Giê-su đối mặt với khó khăn. Đặt trụ sở tại cộng đồng dân cư ngay ngoại thành Giê-ru-sa-lem, Phấn Hưng Y-sơ-ra-ên cũng đang xây dựng một dự án phát triển công viên công nghiệp và cụm dân cư tin vào Chúa Cứu Thế.

Tổ Chức Bảo vệ Đời Sống Người Dân

Hầm trú bom di động

Hầm trú bom di động

Cảm thấy mình có sứ mệnh phải bảo vệ cư dân Y-sơ-ra-ên khỏi tình trạng rối ren do những cuộc tấn công tại dải Ga-za, Bowman – người sáng lập Tổ chức Bảo Vệ Đời Sống Người Dân rời đền thờ chính thống giáo Do Thái để cống hiến toàn bộ thời gian cho tổ chức.

Động lực để ông làm điều này là Ê-xơ-tê 14:4 cùng lời Mạc-đô-chê cảnh báo Ê-xơ-tê rằng Chúa đã đặt bà vào địa vị hoàng hậu để cứu dân Y-sơ-ra-ên. Ông nhớ lại thời điểm mà ông vào những người giúp đỡ suy nghĩ rằng: “Có lẽ đây là thời điểm của chúng ta.”

Kể từ đó, tổ chức này đã phân phát gần 300 hầm trú bom di động có sức chứa từ 12 đến 50 người cho khắp các vùng bị tấn công. Các trường học, trạm y tế hoặc cơ quan chính phủ là những tổ chức tiếp tục duy trì những nơi này.

Chúng tôi đúng là một tổ chức nhàm chán,” Bowman nói đùa. “Chúng tôi chỉ có một nhiệm vụ là bảo vệ người dân Y-sơ-ra-ên khỏi các vụ tấn công tên lửa.” Các mục sư nói cùng tôi rằng, hội chúng chỉ quyên góp tiền khi thấy số tiền đó có ích lợi và kết nối với người dân Y-sơ-ra-ên như thế nào. Họ sẽ không quyên góp vào một việc trừu tượng hay mơ hồ nào đó.

Mục vụ truyền thông

Mặc dù trọng tâm không giống nhau nhưng hai mục vụ vươn tới Y-sơ-ra-ên lại có những người sáng lập cùng là người hoạt động trong ngành nghệ thuật: nhà văn và nhà phê bình.

Người sáng lập có tên Ron Cantor một blogger tích cực và tác giả của cuốn Nhận dạng Kẻ trộm (Identity Theft). Tiểu thuyết của ông khám phá về việc người ta đã tước mất nguồn gốc Do Thái của Chúa Giê-su ra sao, trong khi các video và blog hàng tuần khám phá sự thật trong những chủ đề như việc tái lập nhà nước Do Thái năm 1948. Ông đồng thời cũng là mục sư và người sáng lập ra mục vụ Mạng Lệnh của Đấng Mê-si-a (Messiah’s Mandate), một mục vụ dạy dỗ để chuẩn bị những nhà lãnh đạo cho cuộc phấn hưng sắp đến.

Ron Cantor

Ron Cantor người sáng lập Mạng Lệnh của Đấng Mê-si-a (Messiah’s Mandate)

Nhà văn Joel Rosenberg đã viết cả tiểu thuyết và chuyện người thật việc thật về chủ đề khu vực Trung Đông và thời kỳ cuối cùng. Cuộc trốn chạy của Auschwitz – cuốn tiểu thuyết mới đây của ông kể lại câu chuyện của một tù nhân Do Thái nương cậy vào quyền năng của Chúa để trốn khỏi trại tập trung và cảnh báo cho cả thế giới về sự bạo tàn của Đức Quốc xã.

Vào năm 2006, Rosenberg và vợ ông đã thành lập Quỹ Giô-suê để vận động Cơ Đốc nhân chúc phước cho Y-sơ-ra-ên. Họ đã dẫn dắt vô số buổi cầu nguyện và chuyến đi khải tượng đến Y-sơ-ra-ên, tổ chức các hội thảo và hội nghị trên cả bốn châu lục, phát lương thực và những nhu yếu phẩm khác cho người nghèo.

Mục vụ Người Được Chọn

Mục vụ này do một người nhập cư Hung-ga-ri thành lập 120 năm về trước tại Brooklyn, Newyork. Giờ đây, Người Được Chọn được điều hành bởi tiến sĩ Mitch Glaser, tiếp tục tìm kiến cơ hội để truyền giảng, môn đồ hóa và phục vụ người Do Thái. Mục vụ này vận hành trên 13 quốc gia để trang bị cho các hội thánh khả năng truyền giảng cho người Do Thái, hỗ trợ các hội chúng tin vào Chúa Cứu Thế, in tài liệu và tham gia công tác từ thiện.

Đại diện của Mục vụ Người Được Chọn cũng điều khiển những buổi thuyết trình mang tên “Đấng Mê-si-a trong Lễ Vượt Qua” tại rất nhiều hội thánh trên nước Mỹ. Hằng năm, mục vụ này tổ chức hoạt động cứu tế người Do Thái tin Chúa Giê-su tại bang Maryland, Mỹ và dẫn các tour du lịch đến Vùng Đất Thánh.

Dự án Giô-sép

Một trong những trung phân phố, phục vụ người ngheo của tổ chức tại Israel.

Một trong những trung tâm phân phố, phục vụ người nghèo của dự án Giô-sép tại Y-sơ-ra-ên.

Dự án Giô-sép đã vận hành được gần 100 năm và viện trợ hơn 100 triệu đô-la cho người Y-sơ-ra-ên nghèo không phân biệt đức tin.

Mục vụ này mỗi năm thu thập, chuyên chở và phân phát hơn 75 tấn quần áo, thuốc men, đồ nội thất gia đình và các viện trợ khác qua việc xây dựng mạng lưới 35 trung tâm cứu trợ, hơn 100 tổ chức tại Y-sơ-ra-ên và các hội chúng tin vào Chúa Cứu Thế.
Từ 2010 đến 2013, Dự án Giô-sép đã chuyển gấp ba lần số công-ten-nơ so với trước đây và cứu trợ tổng cộng hơn 5 triệu đô-la Mỹ cho Y-sơ-ra-ên.

Những thành viên của các mục vụ này trích dẫn rất nhiều câu Kinh Thánh để củng cố hoạt động của mình, đặc biệt là Ma-thi-ơ 25:31-40. Họ cũng trích dẫn Sáng thế ký 12:1-3, Gióp 29:11-17, Ê-sai 11:11-12, Ê-sai 43:5-6, Ê-sai 49:22, Ê-sai 61:1-3 và Ê-xê-chi-ên chương 36.

Ê-xê-chi-ên chương 36 nói rằng: danh Chúa bị sỉ nhục khi dân Do Thái bị tản lạc. Nhưng dân tộc Y-sơ-ra-ên đã và đang tập hợp lại và dần cởi mở hơn với danh Chúa Giê-su. Nhiều Cơ Đốc nhân khắp nơi đang chung tay giúp đỡ đất nước này qua sứ mệnh thánh mà các mục vụ được kêu gọi. Lời tiên tri xa xưa đang ứng nghiệm.

Như Bernis, người thiết lập một mạng lưới trạm y tế cho cộng đồng người Do Thái tại Ấn Độ từng nói: “Chúng tôi tin rằng cuối cùng thì dân Do Thái, đặc biệt là những người ở tại Y-sơ-ra-ên sẽ la lớn rằng: “Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến!” (Ma-thi-ơ 23:39)

Tác giả bài viết: Ken Walker

Nguồn: Charismanews.com

– Nguyễn Hằng lược dịch và tổng hợp-




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.