Search
Thursday 21 November 2024
  • :
  • :

Tôn Giáo Tại Campuchia

Phật giáo 96,4%, Cơ đốc giáo 1.3%, Hồi giáo 2.1%, Tôn giáo khác 0.3%. Phật giáo là một tôn giáo chiếm ưu thế tại Campuchia, ở dạng này hay dạng khác, từ đời vua Jayavarman VII (1181-1200). Tuy nhiên trước khi Phật giáo trở thành tôn giáo chủ đạo, đạo Hindu đã phát triển hưng thịnh trong vòng 1000 năm. Công giáo La Mã đã được giới thiệu bởi những giáo sĩ người Pháp từ đầu thế kỉ thứ XVIII. Hồi giáo Sunni được thực hành bởi người Chăm, trong khi giữa nhóm người Khmer Sino theo Phật giáo phái Đại thừa, đạo Khổng và những tôn giáo dân gian Trung Quốc vẫn rất phổ biến.

Đạo Phật:

2014-03-15 quoc te1.png

Một Phật tử trong chùa Bayon ở Siem Reap

Phật giáo đã tồn tại ở Campuchia từ ít nhất thế kỉ thứ 5 sau Công nguyên, thậm chí một vài tư liệu cho rằng từ thế kỉ thứ 3 trước Công nguyên đã có.
Campuchia nổi tiếng là đất nước Phật giáo với khoảng 95% dân số theo Phật giáo Tiểu thừa. Người Campuchia đã chính thức tin nhận Phật giáo Tiểu thừa từ cuối thế kỉ thứ XIII và sau đó nó trở thành bản sắc và nền tảng văn hóa của họ. Phật giáo Tiểu thừa phục vụ cộng đồng xã hội với rất nhiều chức năng quan trọng về văn hóa, xã hội, tinh thần và giáo dục. Do đó, Phật giáo phái Tiểu thừa Khmer được công nhận là Quốc Giáo theo điều 43 Hiến pháp Campuchia. Có thể thấy rằng khẩu hiệu quốc gia của Campuchia là “Quốc gia, Tôn giáo, Hoàng thượng”. Điều này cho thấy Phật giáo thực sự quan trọng đối với cộng đồng người Khmer bởi nó đã được khắc sâu vào niềm tin và trở thành một phần đặc trưng của người Khmer.
Phật giáo Campuchia đã phải gánh chịu những tổn hại to lớn trong suốt thời kỳ Khmer Đỏ từ 1975 đến 1979. Các tôn giáo bị cấm đoán, bách hại và chùa chiền bị hư hại hoặc phá hủy. Ước tính khoảng 50000 tăng sư bị chết hoặc giết trong thời kì này.

Ngày nay, Phật giáo vẫn còn là một lực lượng có ảnh hưởng trong tôn giáo Campuchia và trong cuộc sống hàng ngày, nhưng nó vẫn đang xây dựng lại sau mất mát nhiều lãnh đạo và người giảng đạo trong thời kì Khmer Đỏ. Tuy nhiên, vào năm 2006 ước tính có khoảng 60,000 tín đồ Phật giáo tại Campuchia và làm việc để tu sửa đền chùa và tiếp nối Phật giáo.
Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong đời sống của những người Khmer, cả ở nông thôn và thành thị. Những bài giảng chính của Đức Phật nhấn mạnh vào việc làm điều thiện, tích đức và làm điều lành. Từ xưa tới nay, nhà chùa Phật giáo đã phục vụ rất nhiều chức năng như là dịch vụ xã hội, tâm linh, tinh thần, văn hóa và giáo dục. Bên cạnh đó, nhà chùa cũng là nơi chăm sóc người già, trung tâm giải trí, nơi gặp mặt, chỗ nghỉ ngơi cho du khách, trại trẻ mồ côi và nhà tang lễ.
Phần lớn lễ hội hằng năm của người Campuchia đều có liên hệ với các nghi lễ Phật giáo. Ví dụ như Lễ chol chanm (năm mới), lễ Phchun ben( ngày giỗ ông bà hoặc bạn bè), Vissakh bochea (bộ ba lễ kỉ niệm: ngày sinh, ngày qua đời và sự khai sáng của Phật giáo).

Đạo Hindu:

Campuchia lần đầu tiên bị ảnh hưởng bởi đạo Hindu trong suốt thời kì đầu của Vương Quốc Funan. Đạo Hindu là một trong những tôn giáo chính thức của Đế quốc Khmer. Campuchia là nhà của một trong hai ngôi đền duy nhất giành cho thần Brahma trên thế giới. Angkor Wat của Campuchia là đền thờ Hindu lớn nhất của thế giới.

Hồi giáo:

Một thánh đường Hồi giáo tại Phnom Pênh:

Một thánh đường Hồi giáo tại Phnom Pênh:

Hồi giáo là tôn giáo của đại đa số người Chăm (còn được gọi là Đạo hồi Khmer) và số ít người Malay tại Campuchia. Vào năm 2009, trung tâm nghiên cứu Pew ước tính rằng 1,6% dân số hay 236000 là tín đồ Hồi giáo.
Mỗi cộng đồng Hồi giáo có một hakem – người lãnh đạo cộng đồng và đền thờ, một imam – người cầu nguyện và một bibal – người kêu gọi những người trung tín đến với các buổi cầu nguyện hằng ngày. Người Chăm truyền thống vẫn lưu giữ lại rất nhiều nét truyền thống và nghi lễ Hồi giáo hoặc tiền Hồi giáo. Họ xem Allah là Chúa toàn năng nhưng họ cũng công nhận những tập tục không thuộc Hồi giáo khác. Họ có nhiều điểm, về rất nhiều mặt, gần với người Chăm ở vùng ven biển Việt Nam hơn là gần với Hôi giáo. Những chức sắc của nhà thờ của người Chăm truyền thống (và của người Chăm ở Việt Nam) mặc đồ trắng hoàn toàn và họ cạo đầu và mặt. Những người Chăm này tin vào phép thuật và ma quỷ và họ xem trọng việc thực hành phép thuật để tránh bệnh tật hay những cái chết khốc liệt. Họ tin vào nhiều dạng năng lực siêu nhiên.
Ngày nay, người Hồi giáo có thể thực hành niềm tin của mình bình thường ở nơi công cộng. Điều này bắt đầu từ thời Cộng hòa Nhân dân Campuchia nơi mà Hồi giáo được tự do tương tự như Phật giáo. Người Chăm cũng được trao cho quyền dân chủ như tất cả mọi công dân Khmer, với quyền được bỏ phiếu và bầu chọn như một chính trị gia.

Christianity:

Đài kỉ niệm 450 năm nhà thờ Công giáo tại Campuchia

Đài kỉ niệm 450 năm nhà thờ Công giáo tại Campuchia

Công việc truyền giáo Cơ đốc được biết đến đầu tiên tại Campuchia được thực hiện bởi Gaspar da Cruz, một thành viên người Bồ Đào Nha của Hội dòng Đa Minh năm 1555-1556. Theo ông, chuyến đi thất bại hoàn toàn; vì ông thấy đất nước bị điều hành bởi vua và quan chức và phát hiện ra rằng “người Campuchia là những người khó thay đổi nhất”. Ông thấy rằng không ai dám cải đạo mà không có sự cho phép của Vua và đành ra đi trong thất vọng.
Mặc dù Campuchia trở thành thuộc địa Pháp vào thế kỉ XIX, Cơ đốc Giáo tạo được rất ít ảnh hưởng lên đất nước đó. Cuối năm 1979, 80% của tín đồ ở Campuchia đã bị hành hình trong suốt nỗi kinh hoàng của Nạn diệt chủng Pol Pot.
Một phần trăm dân số Campuchia được xác định là Cơ Đốc Nhân, trong đó Công giáo Rôma tạo thành nhóm lớn nhất tiếp theo là cộng đồng Tin Lành. Có khoảng 20,000 tín đồ Công giáo tại Campuchia chiếm 0,15% dân số. Các nhánh Kitô giáo khác bao gồm Baptist, Liên minh Cơ Đốc giáo và truyền giáo, Phong trào Giám lý, Nhân chứng Giê-hô-va, Phong trào Ngũ Tuần, và Giáo hội Mạc Môn.

Tôn giáo của các sắc tộc:

Nhóm những sắc tộc vùng cao, phần lớn với hệ thống tôn giáo địa phương của họ, có thể ít hơn 100,000 người. Người Khmer Loeu được xem là theo thuyết vật linh, nhưng phần lớn các bộ lạc có đền thờ cho những linh hồn địa phương. Nói chung họ thấy thế giới đầy dẫy những linh hồn vô hình, một số thiện, một số ác. Họ gắn kết linh hồn với gạo, đất, nước, lửa, đá, đường mòn và những thứ khác nữa. Các thầy phù thủy ở mỗi làng liên lạc với linh hồn và tìm cách an ủi chúng. Trong những khủng hoảng hoặc thay đổi, động vật thường bị hiến tế để xoa dịu cơn giận dữ của những linh hồn. Bệnh tật thường được cho là bởi những linh hồn ác hoặc các thầy phù thủy gây ra. Một vài bộ lạc có những thầy lang hoặc pháp sư đặc biệt để chữa bệnh

Đạo Do Thái:

Có một cộng đồng người Do Thái nhỏ tại Campuchia gồm hơn 100 người. Từ 2009, họ có một nhà Chabad tại Phnom Penh.

– Trịnh Quế tổng hợp và dịch –

Nguồn:
1) Wikipedi, bộ sách bách khoa toàn thư miễn phí




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.