Tính nhân đạo, sự giản dị và đức hy sinh là những cụm từ được gắn với Mẹ Teresa và công việc của bà thường xuyên nhất – mặc dù vậy, nhiều người trực tiếp-tiếp xúc với bà sẽ nhanh chóng thêm từ bền bỉ. Và sự bền bỉ này thường đi với một thái độ nghiêm túc, kiên định. Bà được dẫn lối bởi một niềm tin kiên định rằng bà được Chúa kêu gọi để đến với những người nghèo khó nhất trong những người nghèo khó và niềm tin xác quyết này đã không hề nhượng bộ sự phản đối từ những quan chức chính phủ, các lãnh đạo Hội thánh hay thậm chí cả những lãnh đạo quân sự.
Trong một cảnh quay truyền hình nổi tiếng từ năm 1985, bà mong mỏi rằng một bộ trưởng từ Ethiopia trao cho Sứ mệnh Từ thiện của bà hai tòa nhà bỏ hoang để xây cô nhi viện. Ngay khi camera đang quay, vị bộ trưởng lảng tránh nhưng không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đầu hàng. Ca sĩ nhạc Pop Geldorf, ở Ethiopia như một phần của chiến dịch Band Aid của anh, đã chứng kiến sự việc này tại sân bay Addis Ababa và nhận xét: “Có sự chắc chắn về mục đích khiến bà không thể kiên nhẫn. Nhưng bà đã hoàn toàn vị tha; luôn luôn, mục đích của bà dường như là, làm thể nào ta có thể dùng tình huống này hay kia để giúp đỡ người khác?”
Mẹ Teresa từ thành phố Calcutta được sinh ra với cái tên Agnes Bonxha Bojaxhiu ở Albania năm 1910. Cha bà là một doanh nhân, ông mất lúc bà chín tuổi và để lại gia đình trong tình trạng tài chính khó khăn. Nhưng đức tin của họ đã giúp họ sống sót. Với mẹ, và các anh chị em Agnes đến nhà thờ hằng ngày và hát trong dàn đồng ca. Người mẹ góa của bà, mặc dù gần như không có tài sản gì, vẫn làm tình nguyện tại vực xung quanh, chăm sóc một người phụ nữ tàn tật nghiện rượu và sau đó đem sáu đứa trẻ mồ côi về nhà. Đó là một tấm gương về tinh thần phục vụ mà Agnes bé nhỏ không thể không chú ý.
Ở tuổi 12, Agnes đã cảm thấy Chúa kêu gọi cô bé đến với sự phục vụ Ngài, nhưng cô bé tranh chiến với việc làm thế nào để cô có thể biết chắc chắn. Cô cầu nguyện và nói chuyện với mẹ và chị gái mình, nhưng không có sự bình an thực sự. Sau đó, cô nói chuyện với Cha –linh mục giải tội “Làm thế nào con có thể biết chắc?” cô hỏi. Ông trả lời “ Qua niềm vui của con. Nếu con thực sự cảm thấy hạnh phúc với ý tưởng rằng Chúa có thể kêu gọi con phục vụ Ngài, thì đây là bằng chứng rằng con có sự kêu gọi. Niềm vui sâu thẳm bên trong mà con cảm nhận được chính là chiếc la bàn chỉ con hướng đi trong cuộc đời.”
“Theo huyết thống và gia phả, tôi trọn vẹn là người Albanin. Tôi mang quốc tịch Ấn Độ. Tôi là một nữ tu Công giáo. Theo sự kêu gọi, tôi thuộc về toàn thế giới. Theo trái tim tôi, tôi hoàn toàn thuộc về Chúa Jêsus.”—- Mẹ Teresa.
Niềm vui của sự hầu việc Chúa ở cùng bà và năm 1929, ở tuổi 19, bà đã ở Calcutta để chuẩn bị trở thành một giáo viên và một nữ tu. Từ ban đầu, bà đã quan tâm đến người nghèo, nhưng trong hai thập kỉ, mục vụ bà được giao cho là ở trong lớp học- chủ yếu là ở Loreto Convent, nơi bà dạy địa lí cho những nữ sinh. Bà yêu quý học sinh của mình và chúng cũng yêu bà ,và không lâu sau chúng cùng bà vào mỗi cuối tuần đi ra đường để giúp đỡ người bệnh tật và đói khát.
Sự kêu gọi cống hiến hết mình cho việc phục vụ người nghèo của Mẹ Teresa đến một cách đột ngột. Đó là sự kêu gọi rõ ràng từ Chúa, bà nhấn mạnh, chứ không phải vì thương xót người nghèo. Và đó là một sự kêu gọi mà không dễ để đáp lại ở thể khẳng định: “Rời khỏi Loreto là sự hy sinh lớn nhất, là điều khó khăn nhất tôi từng phải thực hiện” sau đó bà hồi tưởng lại. “Điều đó khó hơn rất nhiều việc rời bỏ gia đình và đất nước để bước vào một đời sống tôn giáo. Loreto là tất cả đối với tôi.”
Bà đã trải nghiệm sự kêu gọi vào năm 1946 khi đang trở về từ chuyến nghỉ dưỡng ở Himalaya:
“Lúc đó đang ở trên tàu và tôi nghe tiếng gọi hãy từ bỏ tất cả và bước theo Ngài vào khu ổ chuột—để phục vụ Ngài tại nơi nghèo khó nhất trong các nơi nghèo khó…. Tôi đã dời nhà dòng và làm việc với người nghèo đồng thời sống cùng với họ. Đó là một mạng lệnh. Tôi biết tôi thuộc về nơi nào, nhưng tôi không biết làm sao để đến đó được.”
Ở tuổi 38, Mẹ Teresa rời sự bảo vệ của cộng đồng Loreto và thay đổi thói quen của những nữ tu chỉ mặc đồ đen trắng với sự hỗn độn của đường phố- một bộ sari trắng và xanh da trời. Được sự cho phép từ các lãnh đạo của Nhà thờ Công giáo La Mã, một năm sau, một trật tự tôn giáo mới ra đời. Tất cả thành viên được yêu cầu thực hiện ba lời thề cơ bản về sự nghèo khó, sự thánh khiết và sự vâng phục, cũng như một lời thề truyền thống về sự kết ước phục vụ người nghèo, những người mà Mẹ Teresa nói đến như hiện thân của Đấng Christ. Những nữ tu không sống biệt lập và không có một lời thề nào về sự im lặng. Họ sống giản dị, chia sẻ công việc công bằng (Mẹ Teresa cũng giúp giặt giũ hằng ngày cho đến khi bà quá yếu ớt để làm công việc đó) và giúp đỡ những người sắp chết và người nghèo khổ bằng thức ăn, thuốc men và làm bầu bạn với họ – bất cứ điều gì họ cần nhất.
Mẹ Teresa đôi khi bị thách thức về tác động dài hạn của mục vụ thương xót. Ví dụ, bà được hỏi vì sao lại cho người khác cá để ăn thay vì dạy họ cách câu cá? Bà đáp lại nhanh chóng: “Nhưng người dân của tôi thậm chí không thể đứng nổi. Họ ốm yếu, bị thương và điên dại. Khit ôi cho họ cá để ăn và họ có thể đứng lên được, tôi sẽ làm họ thay đổi và bạn sẽ cho họ cần câu.”
Tuy nhiên bà nhanh chóng nhấn mạnh rằng bà cho người dân nhiều hơn là “những con cá.” Quan trọng tương đương đó là những gì đến từ trái tim- tình yêu và niềm vui. Bà khẳng định người nghèo xứng đáng nhiều hơn chỉ là sự phục vụ và tận tâm: “Nếu hành động của chúng ta chỉ là những hành động có ích mà không mang đến niềm vui cho mọi người, những người nghèo khó của chúng ta sẽ không bào giờ có thể vươn tới lời kêu gọi mà chúng ta muốn họ nghe, lời kêu gọi đến gần Chúa hơn. Chúng ta muốn họ cảm thấy rằng họ được yêu thương.”
Năm 1952, bốn năm sau khi rời cộng đồng Loreto, bà mở Nirmal Hriday (“Trái tim thánh khiết”), một ngôi nhà cho những người hấp hối và nghèo khổ ở Calcutta. Trong những thập kỉ tiếp theo, bà mở rộng công tác của mình ra khắp năm châu lục. 20 năm đầu của mục vụ trôi qua mà không được chú ý, nhưng điều đó thay đổi nhanh chóng vào năm 1969, khi bà được Malcolm Muggeridge phỏng vấn cho kênh BBC. Một bộ phim và một quyển sách (cả hai đều mang tên Một vài điều đẹp đẽ cho Chúa) của Muggeridge theo đó ra đời và bà nhanh chóng trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Sự công nhận đặc biệt từ Nữ hoàng Elizabeth và Quốc hội Mĩ và thậm chí từ Đại học Harvard, nơi mà coi bà như một tiến sĩ danh dự. Năm 1979 bà nhận được giải Nobel Hòa Bình. Nhưng bà không bao giờ cảm thấy thực sự thoải mái trong ánh đèn sân khấu. Bà tâm sự “Với tôi, điều đó khó khăn hơn tắm cho một người hủi”.
Tắm cho một người hủi sẽ là gia sản còn lại đời đời của bà. Tất nhiên, bà cũng sẽ được nhớ đến bởi những chứng nhận quốc tế mà bà nhận được, hàng ngàn nữ tu theo bà và hàng trăm ngôi nhà được dựng lên trên toàn thế giới. Nhưng hình ảnh in sâu vào tâm trí của toàn thế giới sẽ là hình ảnh của một bà lão nhỏ bé đầy nếp nhăn vươn ra và chạm đến những ai bị đấy vào đống rác của nhân loại.
Ruth A.Tucker là tác giả của 13 cuốn sách, bao gồm Từ Jerusalem đến Irian Jaya: Một cuốn tiểu sử về những giáo sĩ Cơ đốc.
1910 Agnes Gonxha Bojaxhiu được sinh ra tại Skopje, Macedonia ( Albania)
1913 Albert Schweitzer, nhà nghiên cứu tôn giáo và nhạc công organ nổi tiếng, bắt đầu công việc truyền giáo trong lĩnh vực y tế tại châu Phi
1929 Sơ Teresa đến Calcutta
1944 Hiệp hội Tin lành Quốc gia đã thiết lập Sứ mệnh Viện trợ Chiến tranh ( đổi tên thành Viện trợ Thế giới vào năm 1950)
1946 Quỹ hội liên hiệp Trẻ em Quốc gia(UNICEF) thành lập
1947 Ấn Độ giành độc lập từ Vương Quốc Anh
1950 Hội Sứ mạng Từ thiện được Giáo hoàng Pius XII ủng hộ và Bob Piere thiết lập Khải tượng Thế giới
1952 Mẹ Teresa thiết lập Nirmal Hriday, Ngôi nhà cho Người nghèo khó đầu tiên của bà
1961 Peace Corps được vận hành; Ân xá Toàn cầu được thiết lập
1966 Thầy dòng Andrew điều hành Sứ mệnh Thầy dòng Từ thiện, chi nhánh nam giới
1969 Phim BBC Một vài điều đẹp đẽ dành cho Chúa của Malcolm Muggeridge giúp mẹ Teresa được cả thế giới công nhận
1979 Mẹ Teresa nhận Giải Nobel Hòa bình
1985 Band Aid, một nỗ lực từ thiện của một vài nhóm nhạc được yêu thích, gây quỹ cho nạn đói tại Ethiopia
1997 Mẹ Teresa qua đời
Bạn đã ở đó
Trong cuộc phỏng vấn truyền hình của tôi với Mẹ Teresa, tôi đã đưa ra một vấn đề, theo quan điểm thông thường rằng có quá nhiều người ở Ấn Độ, vậy liệu có thực sự đáng để cố gắng cứu vớt một vài đứa trẻ bị bỏ rơi mà chúng có thể sẽ chết vì bị bỏ bê, suy dinh dưỡng hay một vài bệnh liên quan. Và tôi từ từ khám phá ra rằng đó là một vấn đề quá xa so với cách mà bà quan sát cuộc sống đến nỗi bà khó có thể nắm bắt nó. Trong bất kì trường hợp nào, quan điểm rằng có thể có quá nhiều trẻ em, đối với bà, cũng không thể hình dung được như việc có quá nhiều cây hoa chuông trong rừng hay là quá nhiều sao trên trời. Trong bộ phim chúng tôi làm tại Calcutta, có cảnh Mẹ Teresa đang ẵm một bé gái nhỏ trên tay; em quá nhỏ đến nỗi sự tồn tại của bé dường như là một phép màu. Khi ẵm đứa bé, bà cất tiếng nói, và với nét mặt chứa đầy sự tán dương tuyệt vời và xúc động: “Hãy nhìn xem! Trong cô bé có sự sống!”. Khuôn mặt bà sáng ngời và hân hoan, như mẹ chúng ta hãnh diện vì những gì chúng ta sở hữu. Cuộc đời trong chúng ta, trong thế giới của chúng ta, trong cả vũ trụ, dù cho nó có đi xuống hay cháy hung hãn thế nào, vẫn là một ngọn lửa thiêng liêng mà không con người nào dám tùy tiện dập tắt, dù cho động cơ của anh ta chưa bao giờ là nhân đạo và tiến bộ. (BBC nhà báo Malcolm Muggeridge trong Một vài điều đẹp đẽ dành cho Chúa)
-Trịnh Quế dịch từ christianitytoday.com-