Search
Friday 26 April 2024
  • :
  • :

“Bí Tích” Chịu Khổ

Tôi tin rằng trong Hội thánh có hai thánh lễ hay bí tích: Lễ Tiệc Thánh và lễ Báp-tem. Trong hai thánh lễ được Chúa thiết lập đó, chúng ta thấy chính mình giáp mặt với tội lỗi và giáp mặt với sự hi sinh của Đấng Christ để chuộc lại tội lỗi ta. Buổi nhóm trong Hội thánh trở thành một sân khấu có chiếu lại toàn bộ thước phim về sự cứu rỗi trong linh hồn ta. Khi ta dự phần bởi đức tin, ta nhận lãnh đồ ăn của thân thể cùng huyết Chúa Giê-su và nhận lại ân điển Chúa một cách tươi mới. Những thánh lễ này đặt trước ta những nhu cầu cấp thiết cùng với sự chu cấp thánh của Chúa trong Đấng Christ.

Không chỉ bí tích trong Hội thánh mà sự chịu khổ của chúng ta cũng có cùng một tác động như vậy. Ít nhất đó cũng là cách Chúa Giê-su nhìn về sự chịu khổ.

Hãy xem một phần được ghi lại trong Lu-ca: 1-5

Cũng lúc ấy, có mấy người ở đó thuật cho Đức Chúa Jêsus nghe về việc Phi-lát giết mấy người Ga-li-lê, lấy huyết trộn lộn với của lễ họ. 2 Đức Chúa Jêsus cất tiếng đáp rằng: Các ngươi tưởng mấy người đó vì chịu khốn nạn dường ấy, có tội lỗi trọng hơn mọi người Ga-li-lê khác sao? 3 Ta nói cùng các ngươi, không phải; song nếu các ngươi chẳng ăn năn, thì hết thảy sẽ bị hư mất như vậy. 4 Hay là mười tám người bị tháp Si-lô-ê ngã xuống đè chết kia, các ngươi tưởng họ có tội lỗi trọng hơn mọi kẻ khác ở thành Giê-ru-sa-lem sao? 5 Ta nói cùng các ngươi, không phải; nhưng nếu các ngươi chẳng ăn năn, thì hết thảy cũng sẽ bị hư mất như vậy.

Hai tai họa đã được thuật lại trong cuộc viếng thăm này: Một kẻ sát nhân tàn bạo phạm tội với dân mình qua người lãnh đạo và một cái tháp đổ đè chết 18 người. Bởi một hành động, Phi-lát đã nhạo báng mọi điều thánh khiết: Sự sống và sự thờ phượng. Bởi một cái tháp bị đổ, mọi thứ tưởng như an toàn và vững chãi đã sụp xuống bất ngờ.

Đám đông này đồ rằng điều đau khổ thảm thương và tội lỗi cá nhân có liên quan đến nhau. Bạn của Gióp cũng có cùng niềm tin như vậy. Ngày nay, người ta hay nghĩ theo cách đó, nhất là những người theo tôn giáo. Nhưng Chúa chúng ta nói rằng không phải. Tội lỗi mang đến đau khổ cho thế gian. Nhưng không phải tất cà khổ đau là do ai đó có tội trọng hơn kẻ khác.

Qua tai họa, Chúa Giê-su giúp chúng ta nhìn thấy một điều về bản thân và những nhu cầu của chúng ta. Tai họa trở thành một cơ hội để quy rằng: Không phải những người chịu khổ có tội trọng hơn, nhưng tất cả chúng ta đều có tội như nhau. Cuộc sống quá mong manh đến nỗi không tội nhân nào có thể biết được các ngày của mình. Đây chính là điều ta cần phải nhận ra về chính mình.

Nhưng ta cũng cần thấy một sự thật về Chúa khi tai họa ập đến. Chúa ám chỉ rằng tai họa là để kéo tội nhân trở về nhà. Theo lời C.S Lewis là Chúa hét vào loa phóng thanh khi ta đang đau đớn. Ngài hét: “Hãy trở về đi.” Chúa Giê-su thì nói: “Hãy ăn năn.” Tai họa và đau khổ ,giống như sự Thương Khó của Chúa, đánh thức giấc ngủ thuộc linh của ta và mời ta quay trở lại với Đức Chúa Trời. Để tìm kiếm Ngài khi Ngài có thể tìm được. Để ở yên trong sự nhân từ và yêu thương của Ngài khi Ngài chào đón những người đã từng đi theo đường riêng mình với đôi tay rộng mở. Một số lời mời được tô điểm trong ánh vàng, số khác bị ghém cùng đau đớn.

Bất kỳ một chương trình tin tức trên ti-vi hay báo điện tử thông thường đều gợi ý rằng Chúa luôn gọi to trong những tai họa: “Hãy về nhà đi.” Hãy xem những ví dụ này:

• Chiếc máy bay Ma-lai-si-a
• Những cuộc nổ súng tại Đại học California: Đại học Santa Barbara and Seattle Pacific
• Cuộc nổ sung tại trường tiểu học tại thành phố Niu-tơn
• Vụ nổ nầm mỏ tại Turkey
• Con tàu di cư bị nhận chìm – 27 người chết tại Địa Trung Hải
• Thảm họa trên chiếc phà Bắc Hàn
• 62 người di cư Châu Phi chết tại Yemen khi một con tàu bị chìm
• Những bé gái bị bắt cóc tại Ni-giê-ri-a
• Những cuộc chiến tại Sudan

Chúng ta nghe tin về những tai họa như vậy mỗi ngày. Nhưng liệu ta có tai để lắng nghe không?

Nếu có, thì sự chịu khổ trở nên một “bí tích”. Nó trở thành lời mời gọi những tội nhân nhớ lại tội lỗi mình và quay trở lại với Đức Chúa Trời duy nhất – Đấng tha thứ tội lỗi qua đức tin nơi Chúa Giê-su Christ. Và khi tội nhân quay trở lại cùng Chúa trong tai họa, Chúa sẽ chứng tỏ lẽ thật nhưng theo cách khác trong sách Rô-ma 8:28.

– Hằng Nguyễn dịch từ Thegospelcoalition.org –




Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.