Search
Friday 26 April 2024
  • :
  • :

Bình An Trong Tình Hình Hỗn Loạn Thời Chiến

Trang 3/4

Xung đột vẫn đang diễn ra đồng nghĩa với việc người Syria và Iraq cứ liên tục đến tị nạn hàng tuần. “Những ngày này chúng ta thấy lịch sử đang được viết nên.” Massad nói. “Chúng ta hãy tự hào vì chúng ta là thân thể của đấng Christ. Chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau. Những nhu cầu là vô tận.

Cam kết dài hạn

Mặc dù có những nhu cầu cứu trợ cấp bách, một số những nhà lãnh đạo Cơ Đốc hiệu quả nhất của Jordan vẫn cân đối giữa cứu trợ khẩn cấp với những dự án phát triển dài hạn như huấn luyện môn đồ hóa, mở các phòng khám và phát triển kinh tế.

Ông Hyung Nam Chung, một mục sư người Hàn Quốc làm việc ở Jordan được 20 năm, tin rằng phương pháp này rất phù hợp với nền văn hóa nơi đây. Ông Chung tâm sự rằng phải mất tới ba thế hệ để Hàn Quốc có thể thiết lập những nền móng ở Trung Đông.

Chẳng hạn, lần đầu tiên khi ông đến Bahrain năm 1989, Cơ Đốc Nhân Hàn Quốc tại đây không nói tiếng Ả Rập. Họ phần lớn đều là những người trẻ tuổi, những người nam độc thân làm việc ban ngày, buổi tối thì nhóm lại cầu nguyện. Người ta rất dễ phán xét vì hiệu quả công việc của họ không thấy được một sớm một chiều.

Nhưng Chúa không nhìn theo cách đó,” Ông Chung cho biết. “Ngài không vội vã. Mà Ngài nhìn vào một bức tranh toàn cảnh”.

Người theo Chúa Jesus được phước khi họ chúc phước cho người khác. Nếu bạn đang trông đợi để được tái định cư, có thị thực hay tình hình hòa bình để quay trở lại, thì bạn là một nguồn phước,” ông nói. “Những người Ai-cập nghèo và yếu thế, những người I-rắc phải rời xứ, những người hầu Phi-líp-pin giờ trở thành người tị nạn Syrian đều hiểu điều này. Những người giáo sỹ mạnh mẽ nhất ở Gulf là công nhân Phi-líp- pin. Còn ai ngoài họ có thể vào những gia đình Ả-rập Xê-út và nói chuyện với những người phụ nữ ngay trong phòng khách của họ đây?

Ông Chung và những người lãnh đạo khác tập trung vào sự tái định cư. Trong nhiều trường hợp, người tị nạn không thể trở về nhà mình an toàn và được làm công dân dài hạn. Ví dụ, Mỹ đã tái định cư cho 85,000 người I-rắc nhưng cho tới nay chỉ tiếp nhận 90 người Syrian. Nước này có thể nhận tới 2.000 người Syrian trong năm tới.

Ở vùng lân cận khác của Amman, một vài Cơ Đốc Nhân Trung Quốc (tôi xin gọi bằng biệt danh) đã định cư lâu dài. Họ đang học tiếng Ả-rập trong môt trường đại học của người Hồi Giáo có những người nước ngoài có tôn giáo theo học, bao gồm cả những sinh viên người Hoa theo đạo Hồi hay người dân tộc thiểu số Uyghur. Anh Li và vợ mình là chị Jiayi đã ở Jordan được 2 năm. Họ đến từ một hội thánh tư gia lớn ở Trung Quốc, Hội Thánh này đã sai phái nhân sự đi đến những vùng đất nơi người ta dễ tiếp nhận tín hữu Châu Á hơn là Châu Âu.

Các tổ chức phát triển ở đất nước này đến từ Nam và Bắc Mỹ chiếm tỉ lệ cao nhất. Riêng tại Canada và Mỹ đã có 20 nhóm ở Jordan, nhiều người trong số họ tập trung vào đào tạo lãnh đạo và trợ giúp các hội thánh mới.

Một số Cơ Đốc Nhân đến từ Nam Mỹ cũng đang phục vụ trong lĩnh vực giáo dục và doanh nghiệp nhỏ. Maria và Juliana, hai người phụ nữ độc thân ở độ tuổi mới ngoài 30, chuyển tới Amman hai năm trước mà không hề biết Tiếng Anh hay Tiếng Ả-rập. Sau khi biết nhiều hơn về cả hai ngôn ngữ này, họ hiện đang thường xuyên tới thăm những người tị nạn Syrian, dạy những người phụ nữ tập thể dục nhịp điệu và cách bán các đồ thủ công mỹ nghệ, và tổ chức các trại thanh niên. Maria tâm sự, bất chấp rào cản về ngôn ngữ, cô vẫn dễ dàng có thể len lỏi vào nền văn hóa Ả-rập, đặc là với người nữ.

Vươn ra là mạo hiểm

Rất nhiều năm nay, phần lớn các nhà lãnh đạo Cơ Đốc Giáo, Công Giáo và Chính Thống Giáo ở Jordan chỉ bó hẹp trong vòng của mình. Tuy nhiên, một số mục sư hy vọng cơn khủng hoảng người tị nạn này sẽ thúc đẩy khái niệm mới về sự hiệp một. “Chúng ta phải làm việc như một đội – một thân thể của Đấng Christ mà thôi,” Ông Noor Sahawneh, mục sư của Hội Thánh Cơ Đốc và Liên Hiệp Truyền Giáo Quốc Gia Mafraq nói.

Xem tiếp
Trang <Trước đó 1 2 3 4 Tiếp theo>